Thiếu trước hụt sau với nguồn giáo viên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thiếu trước hụt sau với nguồn giáo viên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thành Nhân
Chủ nhật, 17/09/2023 | 18:38
0
Việc thiếu giáo viên tại các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài nhiều năm nay.

“Đỏ mắt” nguồn tuyển giáo viên

Giữa tháng 9/2023, mặc dù đã bước vào năm học mới nhưng tỉnh Đồng Tháp vẫn đang thiếu hơn 850 giáo viên, trong đó nhiều nhất là giáo viên tiểu học, mầm non; các môn cần giáo viên là tiếng Anh, Tin học.

Trong khi đó tại Hậu Giang, nếu như năm học trước chỉ thiếu hơn 800 giáo viên thì hiện nay con số đã lên gần 1.200. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng giáo viên các năm qua đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch vì không có nguồn.

Tại tỉnh Bạc Liêu, ngành giáo dục đang thiếu khoảng 1.000 giáo viên. Năm học 2023-2024, trường THPT Võ Văn Kiệt, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) có 38 lớp với khoảng 1.600 học sinh. Số lớp và số học sinh đều tăng nhưng số lượng giáo viên lại không tăng mà còn giảm.

Được xác định là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Tp.Cần Thơ vẫn vướng vào bài toán khó thiếu hụt giáo viên. Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT Tp.Cần Thơ cho biết, năm học 2023-2024, Tp.Cần Thơ thiếu gần 700 giáo viên ở các cấp học, trong đó nhiều nhất là giáo viên bậc tiểu học.

"Năm học 2022-2023, một số quận, huyện chưa thực hiện tuyển dụng giáo viên như quận Cái Răng, quận Ninh Kiều, quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh. Các đơn vị đã thực hiện tuyển dụng nhưng số lượng người dự tuyển không đủ so với chỉ tiêu; số lượng giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc, nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế ở các trường trong thời gian qua tương đương với số lượng giáo viên tuyển được", ông Bình cho hay.

Năm học 2023-2024, tỉnh Hậu Giang thiếu 1.200 giáo viên ở các cấp học, nhiều nhất là các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh và Tin học. Tình trạng giáo viên nghỉ việc chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn đã gây thiếu hụt cho ngành giáo dục. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Hậu Giang có 260 giáo viên nghỉ việc, trong khi áp lực số trẻ mầm non đến trường hằng năm đều tăng.

Ông Phan Văn Nhớ, Trưởng phòng GD&ĐT Tp.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang băn khoăn: “Năm nào cũng vậy, thời điểm chuẩn bị vào năm học mới, nỗi lo lớn nhất vẫn là giải quyết tình trạng thiếu giáo viên. So với các huyện nông thôn vùng sâu thì điều kiện ở thành thị khá hơn, nhưng năm học này Tp.Vị Thanh vẫn còn thiếu 41 giáo viên. Thực tế, công tác tuyển dụng những năm qua đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch, cho nên ngành vẫn còn 57 biên chế chưa sử dụng. Giải pháp vẫn là phải ký hợp đồng với giáo viên, nếu trường nào chưa đủ thì ngay cả hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách đều phải đứng lớp”.

Vì thiếu giáo viên nên nhiều trường học tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải tuyển dụng hợp đồng, điều này dẫn đến nguồn kinh phí chi trả gặp khó khăn, chất lượng giáo dục không ổn định do nhân lực thay đổi. Ở một số trường học, việc thiếu cán bộ quản lý trong thời gian dài, gây bất cập trong công tác quản lý, điều hành tại đơn vị.

Bài toán càng khó hơn khi hiện rất nhiều trường thậm chí không có nguồn giáo viên để hợp đồng, nhất là các trường ở xa trung tâm thành phố. Những đơn vị này phải phân thêm giờ cho đội ngũ giáo viên hiện có hoặc kiêm nhiệm dạy thêm các môn ở cấp THCS, THPT khiến hiệu quả truyền đạt không cao.

Áp lực tìm giải pháp nguồn nhân sự

Bà Nguyễn Thị Kim Yến, Trưởng phòng GD&ĐT Tp.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho biết, những năm qua, ngành giáo dục đã chủ động ký phối hợp với Trường đại học Đồng Tháp để đặt hàng tuyển dụng giáo viên theo nhu cầu địa phương, đồng thời tổ chức định hướng và phân luồng nghề nghiệp, tuyển học sinh theo học ngành sư phạm trên địa bàn. Tuy nhiên, những giải pháp này chưa mang lại hiệu quả.

“Năm học vừa qua, phòng Giáo dục đã tham mưu UBND Tp.Hồng Ngự tuyển dụng 2 đợt nhưng vẫn không đủ biên chế được giao do hồ sơ nộp vào không đủ tuyển. Bất cập bởi các địa phương tự chủ cùng tuyển nên ứng viên nộp hồ sơ cùng lúc, xảy ra tình trạng ứng viên thi đậu cùng lúc nhiều địa phương, nhà trường. Lúc thông báo trúng tuyển thì ứng viên đã nhận công tác nơi khác”, bà Yến thông tin thêm.

Vì thế, ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp đang nghiên cứu sắp xếp (sáp nhập hoặc giải thể) các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ để nâng chất lượng giáo dục và hạn chế tình trạng thiếu giáo viên. Cùng với đó là triển khai thực hiện điều động, biệt phái giáo viên theo thẩm quyền để giải quyết thừa, thiếu cục bộ, kết hợp sắp xếp các đơn vị cơ bản phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của giáo viên.

Giáo dục - Thiếu trước hụt sau với nguồn giáo viên ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tp.Cần Thơ và nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu giáo viên những năm qua.

Đại diện Sở GD&ĐT Tp.Cần Thơ kiến nghị Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Nội vụ cho phép địa phương thực hiện hợp đồng giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở trong thời gian chưa tuyển dụng được giáo viên có trình độ theo quy định.

Bởi lẽ, bất cập hiện nay là nhu cầu về giáo viên do địa phương đề xuất dựa trên tình hình thực tiễn, trong khi chỉ tiêu biên chế do Bộ Nội vụ phân bổ, còn chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo do Bộ GD-ĐT xác định và kinh phí từ Bộ Tài chính.

Mặc dù sinh viên sư phạm được đào tạo theo hình thức đấu thầu, đặt hàng sẽ được Nhà nước chi trả phí đào tạo nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ trở thành giáo viên sau khi ra trường, vì còn phải trải qua kỳ thi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục.

Th.S Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường đại học Cần Thơ cho biết: "Chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm của trường được Bộ GD&ĐT giao dựa trên nhu cầu của các địa phương. Thời gian qua, trường cũng nhận đặt hàng đào tạo giáo viên của hai tỉnh Long An và Vĩnh Long”.

Trong đó, tỉnh Long An đặt hàng đào tạo 159 chỉ tiêu. Sau khi nhập học có 154 sinh viên đăng ký nhận hỗ trợ của Long An, nhưng cuối cùng tỉnh chỉ ký hợp đồng với 11 sinh viên có hộ khẩu ở địa phương này, không chấp nhận sinh viên có hộ khẩu thuộc tỉnh khác.

Còn tỉnh Vĩnh Long đặt hàng 240 chỉ tiêu và đã có 203 sinh viên đăng ký. Nhưng cuối cùng, Vĩnh Long lại không ký hợp đồng với sinh viên nào. Địa phương cho biết, do điều kiện về kinh phí và một số khó khăn khác khi thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ nên tỉnh không đặt hàng đào tạo với sinh viên sư phạm khóa tuyển sinh năm 2021.

Năm học 2023-2024: Cả nước thiếu khoảng 118.000 giáo viên

Thứ 5, 31/08/2023 | 11:01
Năm nay theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, hiện nay, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người so với năm học 2021-2022.

Vẫn còn thực trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là cấp học mầm non

Thứ 6, 18/08/2023 | 15:24
Để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương tuyển dụng được 17.208 giáo viên trong năm học vừa qua.
Cùng tác giả

Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi: Phân vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 5 khu

Chủ nhật, 19/05/2024 | 22:03
Phân vùng đô thị của Tp.HCM trong sửa đổi quy hoạch lần này có 5 khu. Tại mỗi khu vực, phải hình thành khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng ít nhất 60% chức năng tại chỗ.

UBND Tp.HCM có 2 tân Phó Chủ tịch, 1 ủy viên

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:22
Công tác nhân sự được HĐND Tp.HCM thực hiện tại kỳ họp thứ 15 với nhiều quyết định quan trọng đối với bộ máy UBND Tp.HCM.

HĐND Tp.HCM họp chuyên đề, xem xét quy hoạch và công tác nhân sự

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:35
Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ thảo luận và quyết định nhân sự của UBND thành phố theo yêu cầu quy định của pháp luật.

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Báo chí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:39
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Báo chí Tp.HCM đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền Thành phố với báo chí và người dân.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,
Cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Trường chuyên ở Hà Nội "tăng nhiệt" tỉ lệ chọi

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:40
Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.
     
Nổi bật trong ngày

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Bản tin 20/5: "Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
"Rước bệnh" vì thói quen tự ý truyền đạm tại nhà; Trên 5.800 thí sinh thi bù đánh giá tư duy Bách khoa Hà Nội sau sự cố kĩ thuật...