Thiếu điện ở miền Bắc đã được cảnh báo, đưa nguồn điện mới cần 3-4 năm

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 14/06/2023 | 12:05
0
Hiện nhu cầu năng lượng đang phát triển rất nhanh trong khi các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch.

Ngày 14/6, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0. Trong khuôn khổ diễn đàn, hội thảo chuyên đề 3 được tổ chức với chủ đề xu hướng công nghệ và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Ngành năng lượng Việt Nam đang gặp khó

TS. Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, Nghị quyết 29 ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam 2030 đã xác định ngành công nghiệp năng lượng là một trong 6 ngành công nghiệp nền tảng, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng mới.

Nghị quyết cũng đề ra nhiều hướng để phát triển những ngành công việc năng lượng, như định hướng về khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thiết bị năng lượng sạch, tái tạo, pin lưu trữ công nghệ..

Định hướng xây dựng và triển khai các đề án để phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế để Nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế đóng vai trò dẫn dắt trụ cột trong lĩnh vực năng lượng.

Kinh tế vĩ mô - Thiếu điện ở miền Bắc đã được cảnh báo, đưa nguồn điện mới cần 3-4 năm

TS. Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (Ảnh: Bùi Mến).

Theo ông Hiển, Nghị quyết cũng xác định doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng của đột phá, nhưng để thực hiện thành công quá trình này thì doanh nghiệp trong nước vẫn là đóng vai trò là quyết định quá trình thực hiện thành công mục tiêu này.

Trước đó, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị xác định phải từng bước làm chủ công nghệ hiện đại, tiến tới tự chủ sản xuất được phần lớn các thiết bị năng lượng, chú trọng nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong phát triển tất cả các phân ngành, lĩnh vực năng lượng…

Một số nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết 55 đề ra, trong đó có việc khẩn trương xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao tỉ lệ nội địa hoá trong ngành năng lượng, bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể về tỉ lệ nội địa hoá đối với các nhà máy điện nói riêng và dự án năng lượng nói chung.

Nhắc đến Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết Quy hoạch đã đề ra nhiều biện pháp quan trọng, như định hướng hình thành các trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo; khuyến khích doanh nghiệp trong nước thực hiện các công trình dự án điện phức tạp, kỹ thuật cao…

Quy hoạch điện VIII xác định mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050; hát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030…

Kinh tế vĩ mô - Thiếu điện ở miền Bắc đã được cảnh báo, đưa nguồn điện mới cần 3-4 năm (Hình 2).

Nghị quyết 29 đề ra việc ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng mới (Ảnh: TH).

Tuy nhiên, ông Hiển cũng chỉ ra ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang gặp một số khó khăn thách thức. Trong đó nhu cầu năng lượng đang phát triển rất nhanh trong khi các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch.

Trữ lượng và sản lượng sản xuất của than và dầu thô, khí suy giảm hàng năm. Yêu cầu nhập khẩu năng lượng là một vấn đề trong tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam vì nó làm giảm khả năng tự chủ về năng lượng, tăng sự phù thuộc vào các nền kinh tế khác.

Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng thế giới thời gian qua cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng với sự thay đổi của các chính sách, cơ cấu, công nghệ: từ sản xuất, tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hoá thạch truyền thống (than, dầu, khí tự nhiên) sang các nguồn năng lượng tái tạo bền vững (gió, mặt trời, sinh khối...).

Thời gian gần đây, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, ông Hiển cho biết việc đảm bảo năng lượng trong đặt ra yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng thể chế hóa, cụ thể hóa những định hướng đề ra trong Nghị quyết 29, bởi thực tế nhiều chính sách trong phát triển ngành công nghiệp năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng còn khá chậm.

Ban Kinh tế Trung ương muốn lắng nghe góp ý về việc Việt Nam cần điều kiện gì để khuyến khích các doanh nghiệp trong phát triển ngành công nghiệp năng lượng; cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương.

"Chúng tôi cũng muốn lắng nghe ý kiến của các bộ ngành về vướng mắc trong thực tiễn để tổng hợp, báo cáo các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, tháo gỡ để năng lượng thực sự được ưu tiên đi trước một bước và là ngành công nghiệp nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045", ông Hiển nhấn mạnh.

 Đảm bảo an ninh năng lượng phải làm từ sớm

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Năng lượng và Môi trường đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo như gió và mặt trời ở Việt Nam là rất lớn, nhưng để khai thác hiệu quả và khắc phục hạn chế của các loại hình này cần công nghiệp linh hoạt về lưu trữ, tăng cường lưới điện.

Về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, theo ông Tuấn, đây luôn được coi là khoản đầu tư có chi phí thấp nhất. "Dư địa tiết kiệm năng lượng còn rất lớn. Chúng ta có thể tiết kiệm tổng tiêu thụ năng lượng lên đến 8,4% trong giai đoạn đến năm 2030 và từ 19 đến 22% đến năm 2050", ông Tuấn nói.

Kinh tế vĩ mô - Thiếu điện ở miền Bắc đã được cảnh báo, đưa nguồn điện mới cần 3-4 năm (Hình 3).

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Năng lượng và Môi trường (Ảnh: Bùi Mến).

Một vấn đề quan trọng khác được ông đặt ra là thách thức về đảm bảo an ninh cung cấp điện và cung cấp nhiên liệu năng lượng trong cái bối cảnh là hạ tầng năng lượng còn hạn chế. “Vậy làm thế nào vừa thực hiện chuyển dịch năng lượng, vừa tránh các rủi ro về mất an toàn cung cấp năng lượng trong hoàn cảnh giá nhiên liệu?”, ông Tuấn đặt vấn đề.

Nhắc đến tình trạng thiếu điện ở miền Bắc trong hai tháng gần đây, ông Tuấn nhấn mạnh việc này đã được cảnh báo nhưng để đưa vào được một nguồn điện mới cần ít nhất khoảng 3 - 4 năm, thậm chí lâu hơn. Bởi vậy, theo ông Tuấn việc chuẩn bị để đảm bảo an ninh năng lượng phải làm từ sớm.

Liên quan tới phát triển điện gió, điện mặt trời, ông Tuấn cho biết, công nghệ thiết bị điện mặt trời đang phát triển nhanh và xu thế giá rẻ.

Tuy nhiên, cần phải rút kinh nghiệm từ những hệ lụy trong quản lý đầu tư thời gian vừa qua để nguồn điện này không chỉ sản xuất tự sản, tự tiêu mà vẫn khuyến khích hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, song cũng không ảnh hưởng xấu tới lưới điện.

EVN: Thiếu 1 triệu tấn than để sản xuất nhiệt điện trong tháng 6, 7

Thứ 3, 13/06/2023 | 09:59
Thời tiết nắng nóng kéo dài ở miền Bắc kèm theo điều kiện thủy văn không thuận lợi nên các nhà máy nhiệt điện sẽ phải huy động rất cao để đảm bảo cung cấp điện.

Bộ trưởng Công Thương nói về cơ chế tính giá năng lượng tái tạo

Thứ 5, 01/06/2023 | 18:05
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, cơ chế giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp như khung giá hiện hành là phù hợp với giá thế giới và thực tiễn trong nước.

Nghịch lý thừa điện tái tạo nhưng vẫn đi mua điện từ Lào, Trung Quốc

Thứ 6, 26/05/2023 | 11:06
Trong khi Việt Nam phải nhập khẩu nguồn điện từ Lào, Trung Quốc vì thiếu điện thì việc đàm phán mua điện gió, điện mặt trời vẫn còn nhiều lúng túng.

Bộ Công Thương: Giá điện gió, điện mặt trời cần hài hoà lợi ích

Thứ 2, 03/04/2023 | 20:15
Việc đàm phán giá điện tái tạo cần tính toán trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa các bên, chia sẻ rủi ro theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Cùng tác giả

Tân Chủ tịch Quốc hội: Tôi nguyện cống hiến hết sức mình, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Thứ 2, 20/05/2024 | 16:09
Sau khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự to lớn, là trách nhiệm cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Hết năm 2023, số nợ thuế đạt hơn 163.000 tỷ đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:51
Theo Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, tình hình nợ thuế có xu hướng tăng và ngày càng cao, tác động bất lợi đến việc xử lý thu hồi nợ thu hồi nợ thuế.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 13:34
Thủ tướng cho biết, cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô, tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến tạng trên cả nước.
Cùng chuyên mục

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
     
Nổi bật trong ngày

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.