Thị trường ảm đạm, sản xuất xi măng gặp khó

Thị trường ảm đạm, sản xuất xi măng gặp khó

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
0
Nhận định năm 2024 nhu cầu trong nước khó tăng cao, xuất khẩu vẫn tiếp đà giảm, không ít doanh nghiệp xi măng đã phải hạ chỉ tiêu kinh doanh.

Doanh nghiệp xi măng gặp khó

Nhận định năm 2024, nhu cầu xi măng trong nước khó tăng trưởng cao, xuất khẩu vẫn tiếp đà giảm (do các thị trường Trung Quốc, Bangladesh giảm nhập khẩu), nên dù không muốn, nhưng phần lớn doanh nghiệp xi măng vẫn phải hạ chỉ tiêu kinh doanh.

Theo báo Đầu tư, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn lên kế hoạch kinh doanh năm 2024 kém khả quan, với doanh thu gần 2,715 tỷ đồng, tăng 4% so với 2023, nhưng lỗ gần 111 tỷ đồng.

Cần phải nói thêm, năm ngoái, mức tiêu thụ xi măng của Vicem Bút Sơn giảm gần 391.000 tấn, giảm 12% so với năm 2022, khiến doanh thu giảm mạnh và chuyển từ lãi sang lỗ ròng hơn 96 tỷ đồng. Đây cũng là kết quả kinh doanh tệ nhất của Vicem Bút Sơn kể từ năm 2014.

2023 là năm khó khăn chưa từng có với doanh nghiệp ngành xi măng. Một loạt doanh nghiệp đang giao dịch trên thị trường chứng khoán đều bị sụt giảm doanh thu và rất nhiều công ty thua lỗ.

Công ty cổ phần Xi măng La Hiên - VVMI đạt doanh thu 665 tỷ đồng, chỉ bằng 89,26% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 19%, lợi nhuận sau thuế đạt 47,1 tỷ đồng, giảm gần 16% so với năm 2022.

Thị trường còn khó, nên năm nay, Công ty Xi măng La Hiên đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ đạt 670.000 tấn, doanh thu 680,6 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 40 tỷ đồng. Doanh thu tăng nhẹ, nhưng lợi nhuận giảm mạnh so với năm ngoái.

Công ty Xi măng Nghi Sơn là một trong số ít doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2024, khi ngắm mốc doanh thu 6.500 tỷ đồng, tăng 13%; lợi nhuận tăng 300 tỷ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước 250 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023.

Kinh tế - Thị trường ảm đạm, sản xuất xi măng gặp khó

Ảnh minh họa.

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước suy giảm do thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các công trình dự án chậm triển khai, giải ngân đầu tư công tại nhiều địa phương còn chậm, phân khúc xây dựng dân sinh cũng trầm lắng… là những chỉ dấu không mấy thuận lợi cho doanh nghiệp xi măng. Trong khi đó, nguồn cung xi măng tiếp tục tăng so với nhu cầu, một số dây chuyền sản xuất xi măng mới dự kiến đưa vào hoạt động như Xi măng Xuân Sơn, Xuân Thành 3…

Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho hay: “Sản lượng xi măng trong nước liên tục tăng từ năm 2010 đến năm 2021. Đỉnh điểm, năm 2021, tổng lượng xi măng, clinker tiêu thụ được trên 108 triệu tấn. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, tiêu thụ đã giảm mạnh”.

Cả năm 2023, tiêu thụ xi măng chỉ đạt khoảng 87,8 triệu tấn, trong đó, xuất khẩu 31,2 triệu tấn; tiêu thụ nội địa đạt 56,6 triệu tấn, bằng 84% năm 2022.

“Tốc độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội còn chậm, nên sức hấp thụ vật liệu xây dựng nội địa, trong đó có xi măng, còn thấp. Hơn 10 năm qua, lượng tiêu thụ xi măng nội địa tăng rất chậm, tăng trưởng tiêu thụ xi măng trong nước 12 năm qua chỉ đạt 2,3%/năm. Đặc biệt, năm 2022 và 2023, mức tiêu thụ tăng trưởng âm”, VNCA phân tích.

Giải pháp nào “gỡ khó” cho doanh nghiệp?

Trước thực trạng nhiều nhà máy xi măng lớn đang làm ăn thua lỗ, mới đây Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành này.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ngành sản xuất xi măng Việt Nam đang gặp một số khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, có nguy cơ đưa nhiều doanh nghiệp đến mức phá sản hoặc phải bán một phần cho nước ngoài.

Thứ nhất, thị trường tiêu thụ nội địa rất yếu. Nhu cầu nội địa thấp vì các dự án đầu tư công triển khai còn chậm; các dự án xây dựng đường giao thông, trong đó có đường cao tốc vẫn sử dụng công nghệ truyền thống, chủ yếu là nền đường đắp và mặt đường bê tông atsphan, giải pháp xây dựng đường dạng cầu cạn bằng bê tông cốt thép còn rất hạn chế; công nghệ sử dụng xi măng để gia cố, ổn định nền đất còn chưa được sử dụng; thị trường nhà ở, bất động sản dường như đóng băng; tỉ lệ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội triển khai thực tế rất thấp.

Thứ hai, giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt giá than. Sự tăng giá năng lượng kéo theo tăng giá vận tải, trong khi chi phí vận tải của ngành xi măng ảnh hưởng lớn đến giá thành và giá bán sản phẩm.

Thứ ba, thuế xuất khẩu clinker tăng. Đây là khó khăn lớn cho việc bình ổn sản xuất bằng giải pháp xuất khẩu khi tiêu thụ nội địa giảm. Thuế xuất khẩu tăng, cộng thêm việc xuất khẩu clinker không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng nên các doanh nghiệp xi măng không xuất khẩu được hàng, phải dừng sản xuất. Năm 2023, nhiều nhà máy phải dừng sản xuất nửa năm, có nhà máy dừng 12 tháng.

Thứ tư, sức ép môi trường đối với các nhà sản xuất xi măng ngày càng lớn, buộc các nhà máy phải đầu tư các hạng mục liên quan đến môi trường trong khi sản xuất, tiêu thụ rất khó khăn.

Theo Tuổi Trẻ, để gỡ khó cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng thông qua sử dụng giải pháp cầu cạn trong đầu tư cao tốc, đặc biệt ở những vùng đất yếu, vùng cần thoát lũ như miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Gia cố nền đường bằng xi măng - đất để thay thế cho giải pháp truyền thống đắp nền đường bằng cát san lấp.

Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua việc bỏ thuế xuất khẩu đối với clinker, trước mắt nếu chưa bãi bỏ thì giữ nguyên thuế xuất khẩu với clinker 2 năm tới là 5% (như mức thuế trước năm 2023).

Chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, đồng thời không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án xi măng tại Việt Nam.

Thị trường nội địa là nơi tiêu thụ chính của ngành xi măng, nhưng 2 năm gần nhất, sản lượng tiêu thụ nội địa chỉ đạt quanh ngưỡng 60 triệu tấn, thậm chí, năm 2023 tiêu thụ dưới mức 60 triệu tấn. Xuất khẩu cũng giảm mạnh về quanh mức 31 triệu tấn/năm.

Minh Hoa (t/h)

Ngành xi măng mong chờ trở lại "đường đua" tăng trưởng

Thứ 4, 03/04/2024 | 09:00
Dự báo ngành xi măng trong năm 2024 vẫn được xem là chịu nhiều khó khăn từ việc nhu cầu trong nước khó tăng cao, nguồn cung tiếp tục vượt xa cầu.

Tiêu thụ giảm sâu, dự báo và giải pháp vượt khó của ngành xi măng năm 2023

Thứ 2, 08/05/2023 | 15:22
Dự báo về tình hình kinh doanh không mấy khả quan của ngành xi măng, kết thúc quý I, 2023, nhiều doanh nghiệp xi măng ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm.

Đau đầu bài toán ngành xi măng càng sản xuất càng lỗ

Thứ 6, 02/09/2022 | 07:00
Tính chung, trong 8 qua, lượng xi măng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 65,33 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngành xi măng: Cạnh tranh chỉ bằng giá?

Thứ 6, 24/04/2015 | 10:10
Hiện nay, các doanh nghiệp xi măng trong nước thiếu sự liên kết với nhau dẫn tới bị thương lái trung gian ép giá. Và ngành xi măng trong nước cạnh tranh chỉ bằng giá?
Cùng chuyên mục

Đề xuất bắt buộc mua bán vàng không dùng tiền mặt

Thứ 6, 03/05/2024 | 22:38
Nhằm tăng cường quản lý vàng, Tổng cục Thuế kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch mua bán vàng.

Giá vàng miếng chiều 3/5 tăng sốc, cán mốc mới

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:34
Diễn biến này diễn ra sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo phiên đấu thầu vàng miếng sáng 3/5 không thành công do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Bidiphar báo lãi đi ngang trong quý I/2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 18:03
Quý I/2024, Bidiphar báo lãi sau thuế 67,1 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 25% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tiếp tục thua lỗ, Angimex cắt giảm gần 90% chi phí nhân viên

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:58
Quý I/2024, Angimex đã cắt giảm tới 87% chi phí nhân viên và 72% chi phí nhân công trong bối cảnh công ty kinh doanh kém khả quan với số lỗ lũy kế đạt 175 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Tp.HCM: Doanh thu du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ước đạt 3.235 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 05:56
Ngày 30/4, Sở Du lịch Tp.HCM cho biết doanh thu dịp lễ 30/4 - 1/5 của ngành du lịch thành phố ước đạt 3.235 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Giá vàng 2/5: Vàng SJC giảm về 84,7 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 02/05/2024 | 10:17
Sáng 2/5, giá kim loại quý trong nước đồng loạt giảm từ 200 - 600 ngàn đồng/lượng, ngay sau kỳ nghỉ lễ dài ngày kết thúc.