Thi THPT Quốc gia 2017: ‘Thí sinh đi thi như đi học’

Thi THPT Quốc gia 2017: ‘Thí sinh đi thi như đi học’

Thứ 7, 24/06/2017 | 17:18
0
Nhận xét về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, việc đặt điểm thi tại địa phương đã giúp thí sinh không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở, “đi thi như đi học”.

Chiều 24/6/2017, bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo thông báo kết thúc công tác coi thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Trưởng ban Chỉ đạo Thi THPT Quốc gia năm 2017 đã thông báo vắn tắt về kết quả của kỳ thi này.

Giáo dục - Thi THPT Quốc gia 2017: ‘Thí sinh đi thi như đi học’

 Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo.

Nhiều điểm mới tại kỳ thi THPT Quốc gia đã đạt hiệu quả như: Việc tổ chức một loại cụm thi với hai mục đích ở tất cả các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương; sở GD&ĐT chủ trì cụm thi, các trường ĐH, CĐ tham gia phối hợp thực hiện công tác tổ chức; tổ chức thi theo bài và áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan hầu hết các bài thi; thời gian thi được rút ngắn; mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi trắc nghiệm có một mã đề thi riêng…

Bên cạnh đó, một số kết quả đáng ghi nhận như: Câu hỏi thi bao quát chương trình lớp 12, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi…

Thứ trưởng Ga cũng nhấn mạnh, ngay từ tháng 9/2016 khi đưa ra các phương án đổi mới của kỳ thi đã khiến dư luận xã hội hết sức băn khoăn. Tuy nhiên, nhờ bám sát chủ trương, sự nỗ lực của toàn ngành, kỳ thi đã diễn ra thành công tốt đẹp. Số lượng thí sinh vi phạm quy chế ít hơn so với các kỳ thi trước.

Việc tổ chức một loại cụm thi ở mỗi tỉnh/thành phố do sở GD&ĐT địa phương chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp là một đổi mới căn bản về cách thức tổ chức thi và tuyển sinh theo hướng tích cực trong bối cảnh xã hội chưa thật sự tin tưởng sự khách quan, công bằng của các kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức tại địa phương trước đây.

Với chủ trương giảm tối đa áp lực thi cử, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh của Chính phủ cùng với quyết tâm đổi mới thi/tuyển sinh của bộ GD&ĐT và sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong cả nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành, nhất là tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao và sự phối kết hợp, chia sẻ của các sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ, sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan truyền thông, công tác tổ chức thi theo cách thức mới này đã đạt được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng.

Các điểm thi trường/liên trường phổ thông đặt tại địa phương nơi thí sinh theo học đã giúp thí sinh không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn ở, “đi thi như đi học” nên tạo được tâm thế bình tĩnh, tự tin hơn khi làm bài đạt kết quả cao nhất; thời gian thi được rút ngắn giúp thí sinh đỡ vất vả và công tác tổ chức thi nhẹ nhàng hơn.

Bên cạnh đó, kỳ thi hầu như không gây áp lực nào lên cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại ở các thành phố lớn. Do thí sinh không phải lên thành phố lớn nơi có các trường ĐH để dự thi như trước đây nên không tạo ra sự quá tải về đi lại, lưu trú. Trong những ngày thi, mọi hoạt động ở các thành phố lớn diễn ra như bình thường, khác với cảnh giao thông ùn tắc, đi lại hối hả như trước đây.

Việc đổi mới cách thức tổ chức và phương thức thi cùng với sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ đã đảm bảo tính khách quan, trung thực của kỳ thi, tạo được niềm tin của xã hội về tính công bằng của kết quả thi để các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng trong tuyển sinh.

Việc thí sinh chọn bài thi Khoa học Xã hội cao hơn bài thi Khoa học Tự nhiên là tín hiệu cho thấy việc đổi mới phương thức thi từ thi theo môn sang thi theo bài, từ chủ yếu tự luận sang hầu hết trắc nghiệm đã tác động tích cực trở lại quá trình dạy học, góp phần khắc phục dần tình trạng học lệch, dạy tủ, học tủ hay cắt xén chương trình; làm cho các môn Khoa học Xã hội trở nên gần gũi hơn đối với thí sinh, được thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi.

Việc đổi mới phương thức thi và nội dung câu hỏi thi đã giúp thí sinh tăng cường tự học, tự hệ thống kiến thức, phát huy năng lực sở trường, phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Cũng nhờ đó việc dạy thêm, học thêm, luyện thi tràn lan đã từng gây bức xúc không nhỏ trong dư luận xã hội hầu như đã chấm dứt hoàn toàn.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 được tổ chức thành công, khẳng định việc đổi mới thi/tuyển sinh đã đi đúng hướng, những mục tiêu đổi mới thi/tuyển sinh cơ bản đã đạt được. Phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ được giữ ổn định về cơ bản cho những năm sắp tới.

D.Thu

>>> Xem toàn bộ thông tin về Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Cùng tác giả

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Đầu tư công hiếm nơi nào như Việt Nam

Thứ 2, 29/10/2018 | 09:44
Đề cập đến vấn đề đầu tư công dàn trải thời gian qua, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP.Hà Nội) cho rằng, từ “đầu tư dàn trải” trở nên quen thuộc.

Tín dụng đen tạo ra “chị Dậu thời đại mới”

Thứ 6, 26/10/2018 | 15:27
Thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại, băn khoăn về tình trạng tín dụng đen hoành hành gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

"Chúng ta không được phép quên những hy sinh của thế hệ cha anh"

Thứ 6, 27/07/2018 | 08:30
Trong 71 năm qua, với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

"35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ"

Thứ 6, 20/07/2018 | 06:00
PV báo Người Đưa Tin có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Vân, Cục trưởng cục An ninh chính trị nội bộ A83, (bộ Công an) về những bất thường trong điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Lạng Sơn, nơi có 35 cảnh sát cơ động dự thi.

Nguyên ĐBQH Phạm Thị Mỹ Lệ đột ngột qua đời

Thứ 4, 04/07/2018 | 11:26
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước khóa XIII đột ngột qua đời sau khi đến một cơ sở làm đẹp trên địa bàn.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.