Thế giới thực vật: Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến?

Thế giới thực vật: Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến?

Thứ 6, 16/08/2019 | 05:05
0
12 năm mới nở một lần, nằm trên độ cao 1.600m so với mặt nước biển, tưởng hiếm nhưng chúng lại mọc phủ đầy Ấn Độ, một loài hoa nở theo chu kỳ của sao Mộc.

Cây Neelakurinji, thường được gọi tắt là Kurinji thuộc chi Thuỳ hoa (Strobilanthes) có chừng 350 giống cây có hoa, trong đó 59 loài có ở khắp bán đảo Ấn Độ.

Clip Hoa Neelakurinji - loài hoa mọc theo chu kỳ của sao Mộc phủ tím đồi Munnar:

Hoa Neelakurinji - loài hoa mọc theo chu kỳ của sao Mộc phủ tím đồi Munnar

Chúng được liệt vào một trong những loài hoa hiếm nhất thế giới bởi Neelakurinji có màu tím mộng mơ và lãng mạn, cứ 12 năm mới nở một lần. Vậy nên chúng còn được biết đến tên loài hoa nở theo chu kỳ của sao Mộc.

Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh?

Cộng đồng mạng - Thế giới thực vật: Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến?

Mỗi bụi cây chỉ sinh ra quả một lần sau khi nở hoa, sau đó cây sẽ chết. Cần mất một khoảng thời gian để các hạt mới nảy nở, phát triển.

Neelakurinji sống ở Kerala, nơi nổi tiếng về các loại cây cỏ nhiệt đới, về những bãi biển yên bình và những dòng sông, có thị trấn Munnar lặng lẽ nằm trong dãy núi Tây Ghats.

Neelakurinji nở rộ rất nhiều, và mọc ở những khu vực được bảo hộ Kurinjamala, nằm cách Munnar chừng 45 km.

Cộng đồng mạng - Thế giới thực vật: Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến? (Hình 2).

Thị trấn Munnar lặng lẽ nằm trong dãy núi Tây Ghats.

Nó trải thảm những triền đồi, đầu tiên là màu xanh rồi dần chuyển sang màu tím khi vào cuối mùa, thường là từ tháng 8 cho tới tháng 10, chúng cần 10 ngày để nở hoa.

Cách đây vài năm, R.Mohan - một nhà hoạt động vì môi trường đã xúc động trả lời trên tạp chí Time of India rằng: "Được ngắm hoa Neelakurinji nở là điều vô cùng đặc biệt, bởi, bạn nghĩ mà xem, rất có thể lần tới tôi sẽ không còn ở đây nữa. 12 năm nữa, có khi tôi sẽ sống ở nơi nào đó khác rồi, do công việc, hoặc do hôn nhân có khi lúc đó tôi đã qua đời".

Việc nở rộ hoa cứ 12 năm một lần giúp loài cây này tăng khả năng sinh tồn, bởi sẽ có rất nhiều hạt cây được sinh ra, không thể bị kẻ thù ăn hết sạch. Điều này cũng giúp cho các bông hoa được nhìn thấy và được nghiên cứu.

Cộng đồng mạng - Thế giới thực vật: Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến? (Hình 3).

Phải chờ 12 năm, đồi Munnar mới được trải một tấm thảm tím đẹp nao lòng. Một mùa hoa tưng bừng sẽ khiến các triền núi dày đặc hoa, nở thành từng hàng trên các bụi cây cao từ 30 đến 60cm, rất dễ nhận thấy khi ở trong hoặc quanh khu thị trấn.

Bởi đặc biệt nên Neelakurinji gắn bó nhiều với văn hoá Ấn Độ. Nó là bông hoa của những rặng núi xanh, biểu tượng của Muthuvan, một cộng đồng sống trong rừng tại Kerala, tin rằng bông hoa này là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn.

Cộng đồng mạng - Thế giới thực vật: Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến? (Hình 4).

Những trảng hoa Neelakurinji phủ kín đỉnh Kolukkumalai, trải rộng lẫn vào màn sương khói.

Và quý hơn hoa, đó chính là mật ong, thứ mật hảo hạng 12 năm mới có 1 lần, mỗi lần chúng lại có một mùi hương và vị ngọt khác nhau - mật ong Kurrinjithen.

Cộng đồng mạng - Thế giới thực vật: Liệu đây có phải là loài hoa của người ngoài hành tinh mang đến? (Hình 5).

Cận cảnh mật ong quý hiếm và bí ẩn nhất thế giới.

Việc lấy được mật ong được gọi là nhiệm vụ bất khả thi bởi chúng rất quý. Chỉ có những người đàn ông của bộ lạc địa phương mới được phép lấy mật ong, và hiếm khi thứ sản phẩm này ra đến chợ. Để mua được chúng bạn phải đến vùng thảo nguyên Shola, lọt giữa những thung lũng

Dân địa phương tin rằng mật ong này có tính năng chữa bệnh tim mạch, tuy chưa có nghiên cứu nào được tiến hành bởi số lượng mật ong có được là quá ít ỏi.

Hiện nay, câu hỏi lớn nhất của các nhà nghiên cứu chính là bảo tồn hệ sinh thái của hoa Neelakurinji bởi rất có thể đến năm 2030, loài hoa này sẽ đi vào huyền thoại và chỉ còn trong trí nhớ của chúng ta.

Minh Anh

 

Thế giới thực vật: Hoa thần tiên 3.000 năm mới nở

Thứ 4, 14/08/2019 | 18:30
Chẳng có lẽ Trấn Nguyên Đại Tiên đã mang hạt hoa thần gieo xuống nhân gian?

Thế giới thực vật: Cận cảnh loài hoa đắt hơn kim cương có giá 400 triệu đồng/kg

Thứ 2, 12/08/2019 | 18:30
Thần dược làm đẹp, giảm cân và vô cùng hiếm hoi, chả trách số tiền để mua 1kg nhụy hoa nghệ tây bạn có thể xây được 1 căn nhà đẹp như mơ!

Thế giới thực vật: Đây đích thị là truyền nhân của cây nhân sâm hình trẻ con trong Tây Du Ký

Thứ 5, 08/08/2019 | 05:00
Giống hoa lan độc lạ khiến người xem phải trầm trồ khi những bông hoa lan không khác gì đứa trẻ được bao bọc bởi chiếc nôi như cây nhân sâm hình trẻ con trong Tây Du Ký.

Thế giới thực vật: Cận cảnh loài cây độc nhất thế giới

Thứ 4, 07/08/2019 | 05:00
Đừng thấy chúng đẹp mà đứng gần, cũng đừng dại dột nếm thử, chúng sẽ khiến bạn mất mạng như chơi đấy!
Cùng tác giả

Thương nhớ Cô My!

Thứ 6, 13/03/2020 | 13:00
Cô My “sập giường” đã tỉnh chưa, nổi tiếng kiểu này hình như không ổn lắm.

Đẹp-Độc-Lạ: Sợi dây chuyền nghìn tỷ "hồi sinh" từ trong đống rác

Thứ 7, 15/02/2020 | 13:00
Cho đến nay, câu chuyện tìm thấy viên kim cương nghìn tỷ trong sợ dây chuyền đắt nhất thế giới L'Incomparable vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Vòng chung kết U23: Đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan

Thứ 6, 10/01/2020 | 07:30
Hào quang không dễ đến, chiến thắng khó tìm, là người hâm mộ đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan mang tên áp lực làm chùn chân các cầu thủ trẻ.

Nghệ sĩ dùng chất gây nghiện: Xúc tác thăng hoa hay thiếu nền tảng giáo dục?

Thứ 5, 02/01/2020 | 09:17
Chất kích thích liệu có phải là đôi cánh để giúp nghệ sĩ thăng hoa hơn trong nghệ thuật?
Cùng chuyên mục

Ba người đàn ông câu được cá ngừ khổng lồ nặng 165kg trên biển

Thứ 7, 18/05/2024 | 11:00
Bộ ba ngư dân ở Geelong, bang Victoria, Australia đã vô cùng vui mừng sau khi câu được con cá ngừ vây xanh nặng 165 kg.

Clip: Đi câu, người đàn ông bắt được con cá có hình dạng kỳ lạ

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:11
Một người dân đã vô cùng bối rối khi câu được một con cá có hình dạng kỳ lạ ở miền nam Thái Lan.

Phát hiện "điểm dị thường" bí ẩn dưới lòng đất gần Kim tự tháp Giza

Thứ 3, 14/05/2024 | 12:22
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một "điểm dị thường" bí ẩn dưới lòng đất tại khu vực nghĩa trang Ai Cập cổ đại gần khu phức hợp kim tự tháp Giza.

Nam thanh niên câu được con cá chép Xiêm khổng lồ nặng gần 60kg

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Võ sĩ Sergio Pettis đã hoàn toàn choáng váng sau khi bắt được một con cá khổng lồ nặng gần bằng anh.

Lũ dung nham lạnh từ núi lửa quét qua khu dân cư làm 4 người ở Indonesia thiệt mạng

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:11
Dòng dung nham lạnh từ ngọn núi lửa Marapi đang hoạt động quét qua một khu dân cư ở Indonesia, khiến 4 người thiệt mạng.
     
Nổi bật trong ngày

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Bác sĩ người Nhật 61 tuổi trẻ như U30 nhờ bí quyết "không tốn một xu"

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Một bác sĩ tim mạch 61 tuổi gây chú ý nhờ ngoại hình trẻ như thanh niên 30 tuổi chỉ nhờ thói quen độc đáo tại nhà, khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Chú rể “chơi lớn”, chi hơn 400 triệu đồng làm áo choàng cho cô dâu

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:30
Chú rể đã chuẩn bị “chiếc áo choàng” đặc biệt làm từ nhiều tờ tiền để tặng cô dâu trong ngày cưới khiến ai nấy đều bất ngờ.

Những bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:09
Thời tiết nắng nóng là cơ hội cho các loại virus, vi trùng sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc.