Tết buồn của các gia đình có Covid-19 “gieo” nỗi đau

Tết buồn của các gia đình có Covid-19 “gieo” nỗi đau

Chủ nhật, 30/01/2022 | 07:00
0

Khi những ngày Tết Nhâm Dần 2022 đang cận kề, cả nước vẫn đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh Covid-19. Năm 2021 trôi qua, có biết bao gia đình chịu đau thương, mất mát do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tết có nghĩa là sum vầy, là đoàn viên, là cùng nhau đón Xuân sang trong giờ khắc giao thừa nhưng dịch Covid-19 đã khiến cái Tết năm nay bớt sôi động, ồn ã.

Gia đình các nạn nhân Covid-19 chuẩn bị đón Tết như thế nào?

Chị N.T.M. (38 tuổi, ngụ phường An Bình, Tp.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) chia sẻ: "Tết năm nay thật buồn khi gia đình tôi đã mất đi một thành viên, chồng tôi trước đó đã ra đi vì dịch Covid-19. Tết năm nay tuy không có anh bên cạnh sắm tết, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa nhưng tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ hàng xóm, họ hàng. Nỗi buồn dù chưa thể nguôi ngoai nhưng tôi sẽ cố gắng lo cho các con có một cái tết ấm no, đầy đủ".

Theo chia sẻ của chị M., nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, cuộc sống của gia đình chị vẫn đang tạm ổn. Chị đã chuẩn bị đầy đủ hương Tết Việt cho hai con: Không thiếu bánh chưng, giò chả, giò xào, canh măng, xôi gấc, mâm ngũ quả và đặc biệt vẫn có hoa đào đón Tết giống như mọi năm.

Trước đó, hồi tháng 9/2021, vợ chồng chị M. mắc Covid-19, chị M được điều trị tại nhà nhưng bệnh tình của chồng chị chuyển biến nặng nên được đưa vào bệnh viện dã chiến chữa trị. Chưa đầy 1 tuần sau anh ra đi, đến giờ chị vẫn chưa hết bàng hoàng trước sự mất mát này.

"Tôi cứ nghĩ anh vào điều trị 1 thời gian rồi sẽ trở về nhưng không ngờ anh đi luôn, vợ chồng tôi không kịp nói điều gì với nhau. Khi bệnh viện báo tin về, tôi vô cùng đau đớn và tiếc nuối nhưng vì còn 2 con nhỏ nên tôi phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho các con. Cháu nhỏ nhà tôi năm nay 6 tuổi, tôi có an ủi con rằng ba lên trời làm tiên, cháu còn nhỏ nên cũng không có buồn thi thoảng đòi ba tôi dỗ là lại ngoan. Còn cháu lớn năm nay học lớp 9, khi hay tin ba mất cháu buồn lắm, thời gian đầu hay ở trong phòng 1 mình tôi rất lo lắng, sau đó đến giờ thì cháu đã cởi mở với mọi người hơn", chị M chia sẻ.

Đời sống - Tết buồn của các gia đình có Covid-19 “gieo” nỗi đau

Mâm cúng ngày Tết tại gia đình nạn nhân Covid-19.

Tất bật cùng các cậu lo mâm cơm cúng ông bà ngoại và cha mẹ, bé N.M.K (12 tuổi, ngụ tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Tp.HCM) vẫn chưa hết ám ảnh vì nỗi đau quá lớn do dịch bệnh Covid-19 để lại.

Trước đó, đầu tháng 7, khi dịch bùng phát dữ dội tại Tp.HCM, cha, mẹ, ông, bà ngoại K. đều lần lượt dương tính với Sars-Cov-2 và được đưa đi bệnh viện để điều trị nhưng cả cha mẹ và ông bà cũng đều không qua khỏi.

Hàng năm, như bao bạn nhỏ khác, K. luôn háo hức, mong chờ đến Tết để được mua những bộ quần áo mới, được ông bà, cha mẹ lì xì đầu năm nhưng năm nay dù cái Tết đang đến gần nhưng K. vẫn thấy cô đơn, buồn tủi.

Dù được các cậu ở cạnh đó chạy qua, chạy lại lo ăn uống, sắm sửa quần áo mới, bánh kẹo để đón Tết nhưng tình cảm của các cậu không thể bù đắp được tình thương yêu, sự chăm sóc mà ba mẹ dành cho K.

Không còn cha mẹ, K. cùng các cậu chuẩn bị mâm cỗ cúng cha mẹ, ông bà dịp Tết. K ngây thơ nói: "Các cậu nói thắp hương thì cha mẹ, ông bà sẽ về ăn tết cùng con. Con nhớ cha mẹ lắm, con thường mơ thấy cha mẹ nhưng khi giật mình tỉnh dậy không thấy ai, con chỉ biết khóc”.

“Con vẫn nhớ Tết năm ngoái, con được mẹ đưa đi mua quần áo mới, gia đình con thức để đón giao thừa, cha dạy con từng câu chúc Tết. Giờ chỉ còn 1 mình con ở nhà. Con thương cha mẹ, ông bà nhiều lắm", K xúc động chia sẻ.

Tết truyền thống bị ảnh hưởng

Tết trong quan niệm của người Việt có một ý nghĩa thiêng liêng và là thời gian để cả gia đình nghỉ ngơi, đoàn tụ bên nhau, cầu mong một năm mới sung túc, đầm ấm. Đây là dịp những người con xa quê tạm gác lại những công việc, những bộn bề lo toan trong cuộc sống để về nhà đón Tết, tận hưởng không gian mùa xuân dưới mái ấm gia đình. Với họ, hương vị Tết ở quê bình dị mà thiêng liêng.

Năm nay, kèm theo nỗi lo dịch bệnh lây lan, người dân đã phải thay đổi kế hoạch chuẩn bị đón Tết cho phù hợp với các quy định phòng chống dịch, phong tỏa cục bộ. Nhiều người lo lắng, buồn, thất vọng vì kế hoạch ăn Tết không được như ý, nhất là những người sống xa quê không được về sum họp với gia đình, nhưng họ vẫn rất ý thức trong việc phòng tránh dịch bệnh và yên tâm tuân thủ các biện pháp vệ sinh dịch tễ, đặc biệt là ở những tỉnh thành có nhiều ca nhiễm.

Đời sống - Tết buồn của các gia đình có Covid-19 “gieo” nỗi đau (Hình 2).

Chợ đìu hiu ngày Tết.

Mọi năm, vào dịp Tết, các địa phương đều tấp nập, sôi động nhưng năm nay lại rất khác, đường xá vắng vẻ, các khu chợ đìu hiu, ít người qua lại, các hoạt động thương mại diễn ra một cách trầm lắng, lặng lẽ hơn.

Vài năm gần đây, nhiều người dân trong nước cũng có xu hướng đi du lịch vào dịp Tết nhưng trong tình hình dịch bệnh hiện nay người dân không dám đi nữa, mọi kế hoạch du lịch đều bị huỷ bỏ. Truyền thống đi lễ đầu xuân hay các hoạt động văn hoá dân gian cũng bị hạn chế để tránh tụ tập đông người.

Ngoài ra, văn hoá chúc Tết của người Việt năm nay cũng bị ảnh hưởng. Theo tục lệ truyền thống, Tết là phải đi thăm hỏi, chúc nhau không chỉ đối với anh em ruột thịt mà còn cả với bà con hàng xóm, bạn bè. Đó là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt. Nó là biểu hiện của lối sống trọng tình nghĩa, là cách để ông cha ta kết nối với nhau trong tình cảm cộng đồng, gắn bó sẻ chia. Thế nhưng, trong thời điểm dịch bệnh, chuyện thăm hỏi, chúc Tết cũng phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với trạng thái "bình thường mới".

Người dân nên hạn chế các cuộc gặp gỡ đầu xuân với nhiều người, thay vào đó là những lời chúc tết online, nhà nào ở nhà nấy để tránh sự lây lan của dịch bệnh.

Năm nay, không phải năm đầu tiên cả nước đón Tết trong thời điểm dịch bệnh, nhiều gia đình đã xác định bình tĩnh sống chung với dịch một cách an toàn và đây cũng là dịp để người Việt tìm lại những giá trị cũ của Tết cổ truyền.

Những năm trước, do công việc bận rộn nên nhiều gia đình không tự chuẩn bị Tết mà giao phó cho người giúp việc hoặc ông bà giúp đỡ. Năm nay, để hạn chế đi lại, tụ tập, nhiều công ty cho nhân viên làm việc online tại nhà. Vì vậy mà các gia đình có nhiều thời gian quây quần, cùng nhau sắm Tết. Tết mùa Covid-19 nên người dân chủ yếu mua nguyên liệu qua mạng để vừa tiện lợi, vừa an toàn. Rồi cả nhà quây quần bóc hành, cuốn nem, rửa lá, thái thịt, gói bánh, nổi lửa… Chỉ có những ai phải đi xa mới nhớ, mới biết trân trọng từng giây phút được trở về bên người thân yêu ruột thịt trong mấy ngày Tết. Vui nhất là những phút giây cả nhà quây quần gói bánh, trông nồi bánh chưng và chờ đón thời khắc giao thừa.

Dịch bệnh đã mang lại một bầu không khí khác thường nhưng không khí Tết trên cả nước vẫn được duy trì, vẫn sẽ là Tết an lành cho tất cả mọi người, một mùa xuân mới về với bao niềm hy vọng cho một năm mới đủ đầy, ấm êm, vạn sự như ý.

Tết Nhâm Dần 2022 có lẽ sẽ không đông vui, rộn rã như mọi năm nhưng chắc chắn là một năm mới đáng nhớ bởi diễn ra trong tình hình đặc biệt. Qua đây cũng thể hiện sự đồng thuận, đoàn kết của nhân dân cùng chung tay ngăn chặn dịch bệnh. Tất cả vì sức khỏe cá nhân, cộng đồng và sự bình an của đất nước. Đây là mục đích cao nhất của Tết Việt thời Covid.

Bích Liên

Bà Rịa-Vũng Tàu đẩy mạnh bao phủ tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Thứ 5, 20/01/2022 | 19:57
Số ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có dấu hiệu giảm nhẹ, địa phương này đang đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng dịch cho người dân.

Ở Việt Nam đón Tết, Bằng Kiều chơi lớn mua xế hộp bạc tỷ

Thứ 6, 21/01/2022 | 07:00
Dù đã có nhiều xế hộp đắt tiền nhưng ca sĩ Bằng Kiều khiến người hâm mộ ghen tỵ vì độ chịu chơi cũng như chịu chi của mình khi mua thêm chiếc nữa trong "nốt nhạc".

Mẹo chọn chuối thờ ngày Tết vừa đẹp vừa ngon, không ngâm hóa chất

Thứ 4, 19/01/2022 | 07:02
Chuối là loại quả quen thuộc và không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên dịp Tết nhưng để chọn được chuối thờ vừa đẹp vừa ngon vừa sạch không phải điều đơn giản.

Nghỉ Tết Nhâm Dần từ 31/01/2022 đến hết ngày 04/02/2022

Thứ 3, 11/01/2022 | 21:21
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 31/01/2022 đến hết ngày 04/02/2022 và nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 01/9/2022 đến hết ngày 02/9/2022.
Cùng chuyên mục

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Hi hữu: Bé gái 4 tuổi nhập viện với cây bút còn ghim trong đầu

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:40
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á-Tây Ninh cho biết đơn vị vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp cho một trường hợp bị tai nạn sinh hoạt rất nguy hiểm.

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.

Bác sĩ Huế khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho người dân Hà Tĩnh

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:47
Bệnh viện Trung ương Huế sẽ phối hợp với các bệnh viện ở Hà Tĩnh để khám sàng lọc và mổ tim miễn phí cho bệnh nhân trên địa bàn.
     
Nổi bật trong ngày

Khúc gỗ “sần sùi” nhưng từng được rao bán đến 10 tỷ đồng ở Hà Nội

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Có dáng vẻ bên ngoài sần sùi, đơn điệu chẳng có gì đặc biệt, nhưng nhiều khách hàng ngỡ ngàng khi biết khúc gỗ này được rao bán với giá lên đến 10 tỷ đồng.

Ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:30
Tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Loài cá "cực độc" nhưng đại gia sẵn sàng bỏ cả chục triệu để thử một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, loài cá này có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Rau muống đừng chỉ luộc, làm theo cách này cả nhà thích mê

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:45
Rau muống là loại rau quen thuộc với người Việt. Có vô vàn cách chế biến nhưng để làm sao rau không bị thâm đen sau khi nấu thì cần bỏ túi bí quyết này.

Thứ quả xưa “rụng thối gốc” nay thành đặc sản mùa hè, 90.000 đồng/kg

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:25
Trước đây loại quả này chín đỏ nhưng không mấy ai ngó ngàng. Những năm gần đây, thứ quả dại này lên đời thành đặc sản, được nhiều người tìm mua để thưởng thức.