Tại sao ở Việt Nam thu nhập thấp nhưng giá bất động sản cứ tăng cao?

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 6, 21/04/2023 | 14:15
0
Đây là câu hỏi do Đại biểu Quốc hội khoá XV Hoàng Văn Cường đặt ra khi nêu quan điểm về sự tăng trưởng "nóng" của giá BĐS thời gian vừa qua.

Sáng ngày 21/4, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương và Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2022 đã đạt mức tăng trưởng vượt trội ngay sau giai đoạn tăng trưởng suy giảm sâu do đại dịch Covid-19. Lạm phát và kinh tế vĩ mô về cơ bản là ổn định.

Tuy nhiên, một số vấn đề của nền kinh tế vẫn còn tồn tại, đặc biệt là sự lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ còn chưa được cải thiện, theo đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.

“Một trong những điểm nghẽn có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính tiền tệ là thị trường BĐS còn nhiều rủi ro bất ổn và chưa được phát triển một cách bền vững”, ông Chương nhấn mạnh.

Bất động sản - Tại sao ở Việt Nam thu nhập thấp nhưng giá bất động sản cứ tăng cao?

GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại Hội thảo.

Do đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng cần giải quyết các vấn đề trên thị trường BĐS ngay để BĐS không trở thành nhân tố tác động gây lạm phát cao và khiến nền kinh tế “bong bóng”.

Đồng thời cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS để chống đầu cơ; nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường BĐS, gây tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.

Giá BĐS Việt Nam đắt như vàng

Chia sẻ quan điểm về vấn đề trên, GS.TS Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội khoá XV nhìn nhận BĐS là một thành tố cực kỳ quan trọng của nền kinh tế, BĐS là động lực phát triển của nền kinh tê skhi đóng góp 11% vào tổng GDP và có tính lan toả trực tiếp đến 40 ngành, nghề trong xã hội

Sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng tác động ngay tới thị trường BĐS và ở chiều ngược lại, sự biến động của thị trường BĐS luôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế chung.

Đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế như vậy nhưng hiện nay thị trường BĐS lại đang xuất hiện rất nhiều vấn đề: nguồn cung eo hẹp; nguồn vốn tắc nghẽn ở nhiều kênh; pháp lý vẫn là vấn đề khó giải quyết khi tồn tại nhiều quy định chồng chéo, cán bộ sợ trách nhiệm nên đùn đẩy giải quyết sai phạm, nhiều doanh nghiệp bị xử lý dẫn đến mất niềm tin trong nhân dân,…

Bất động sản - Tại sao ở Việt Nam thu nhập thấp nhưng giá bất động sản cứ tăng cao? (Hình 2).

GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng tại Việt Nam, BĐS được coi như một loại tài sản có tính chất tích trữ.

Theo ông Hoàng Văn Cường, nguồn cung là một vấn đề rất đáng được lưu tâm. Hiện nay, nhu cầu sở hữu ngôi nhà để ở thực tại Việt Nam rất lớn nhưng nguồn cung BĐS lại không đủ do phân khúc sản phẩm BĐS hạng trung rất thấp, đa phần trên thị trường là BĐS hạng sang.

“Tại sao ở Việt Nam thu nhập thấp, nhưng giá BĐS cứ tăng cao?”, ông Cường đặt vấn đề.

Theo đó, vị chuyên gia phân tích BĐS ở Việt Nam được người dân mua – bán không chỉ là tài sản đơn thuần mà còn mang tính chất tích trữ cho đời sau.

Chưa kể, giữa nhiều kênh đầu tư thì tâm lý của đa số nhà đầu tư trên thị trường đều đánh giá BĐS là kênh trú ẩn an toàn, khả năng sinh lời lớn và có thể truyền lại cho các thế hệ kế cận.

“Do đó, người dân giữ BĐS như giữ vàng, giá BĐS theo đó cũng đắt như vàng”, ông Cường nói.

Khoanh vùng DN phát hành trái phiếu có thể hỗ trợ

Trước những vấn đề đặt ra trên thị trường, GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng cần có nhiều giải pháp đồng bộ, sự kết hợp của nhiều thành tố trên thị trường mới có thể xử lý dứt điểm. Theo đó, vị chuyên gia nêu 3 nhóm giải pháp.

Về pháp lý, cần nhanh chóng kết thúc sớm thanh tra, xử lý đối với các dự án bị tạm dừng để tiếp tục triển khai đưa sản phẩm ra thị trường.

Các ban giải quyết vướng mắc pháp lý cần đồng bộ từ Trung ương xuống địa phương, biết lựa chọn, áp dụng các quy định pháp luật phù hợp. Loại bỏ cách trả lời “Làm theo quy định của pháp luật", cần Nghị quyết của Quốc hội cho hành động tức thời, xử lý ngay các bất cập, không kéo dài thời gian để chờ Luật.

Về tài chính, cần kiểm soát nghiêm vấn đề vay đầu cơ, vay trên 50% để mua BĐS. Chỉ cho doanh nghiệp và nhà đầu tư vay trong khả năng thanh khoản, tự kiểm soát dòng tiền. Cân đối giữa doanh nghiệp vay đầu tư và người vay mua nhà.

Thứ hai, tiến hành chuyển TPDN thành trái phiếu chuyển đổi sản phẩm. Đồng thời, Chính phủ mua lại trái phiếu đối với dự án quan trong, không để rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng, doanh nghiệp phải tự tái cơ cấu lại dự án đầu tư để tập trung vốn, qua đó giúp giảm giá bán và tăng huy động vốn góp cá nhân.

Bất động sản - Tại sao ở Việt Nam thu nhập thấp nhưng giá bất động sản cứ tăng cao? (Hình 3).

 Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng năm 2023.

Nói rõ hơn về thị trường vốn cho BĐS, GS.TS Tô Trung Thành - Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng cần mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Đồng thời ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại BĐS khác nhau, hạn chế tập trung tín dụng quá nhiều vào các dự án BĐS, nhà ở cao cấp.

Dù vậy, ông Thành đánh giá rất cao sự phát triển của thị trường TPDN đã làm đa dạng nguồn vốn đầu tư đổ vào thị trường bất động sản, giúp đỡ gánh nặng đổ vào nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.

Nhưng đối với nguồn vốn từ phát hành TPDN, vị chuyên gia vẫn đưa ra khuyến nghị sớm rà soát tình trạng tài chính (bao gồm: tài sản, nợ, dòng tiền) của các công ty phát hành TPDN hiện đang gặp khó khăn; căn cứ vào kết quả rà soát này để khoanh vùng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu (chủ yếu là các nhà phát triển BĐS) có thể hỗ trợ.

Đặc biệt cần tăng cường theo dõi, giám sát các trường hợp doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có liên quan phát hành TPDN khối lượng lớn.

Dự kiến giám sát về quản lý thị trường bất động sản trong năm 2024

Thứ 4, 19/04/2023 | 10:49
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội là một trong 4 chuyên đề sẽ được UBTVQH giám sát năm 2024.

Thị trường BĐS nhà ở Hà Nội tiếp tục trầm lắng trong Quý I năm 2023

Thứ 4, 12/04/2023 | 20:00
Tình hình hoạt động của thị trường BĐS nhà ở Hà Nội trong Quý I năm 2023 tương đối trầm lắng do nguồn cung mới khan hiếm và vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định.

Hà Nội gỡ vướng cho các dự án đường cao tốc, bất động sản

Thứ 3, 11/04/2023 | 11:36
Công văn yêu cầu tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc và bất động sản.
Cùng tác giả

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Thuduc House kinh doanh ra sao khi vẫn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế?

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Thất thu từ mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Thuduc House rơi vào tình cảnh ngặt nghèo khi nhận "cú đấm bồi" từ cưỡng chế thuế, hải quan.

Hụt thu mảng năng lượng, lợi nhuận của Hà Đô đi lùi quý đầu năm 2024

Thứ 2, 06/05/2024 | 18:08
Kết thúc quý I/2024, Tập đoàn Hà Đô báo cáo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 264 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Chủ tịch CEO Group: DN đang xem xét huy động vốn từ kênh trái phiếu

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:23
Trong thời gian tới, Tập đoàn CEO cần nguồn vốn lớn để phát triển 2 sản phẩm chủ lực là nhà ở có chức năng sử dụng hỗn hợp và các dự án khu công nghiệp lớn.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.

Cắm lại biển cảnh báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:22
Cơ quan chức năng đã cắm lại biển thông báo trước dự án Charm Diamond sau phản ánh của Người Đưa Tin.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Bình Thuận: Gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án Công viên Hùng Vương

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:00
Công viên Hùng Vương sẽ tạo ra mảng xanh, khu vui chơi giải trí và là nơi để học sinh, sinh viên, người dân nghiên cứu về hệ sinh thái ngập nước.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Dự thảo nghị định về giá đất "bỏ quên" nhiều chi phí của doanh nghiệp?

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:58
Hội Thẩm định giá Việt Nam đã ban hành công văn góp ý Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất.

Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng trong quý II/2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng của quý II/2024 nhờ nhu cầu thế giới tăng.