Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định

Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 4, 28/09/2022 | 18:46
0
Đây là quan điểm của TS. Phạm Duy Nghĩa - Trọng tài viên VIAC, giảng viên ĐH Fullbright góp ý vào việc sửa đổi 2 dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS.

Cả 2 dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi đang được Bộ Xây dựng tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, địa phương và các bộ, ngành trong vòng 2 tháng, dự kiến sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Việc phát triển nhà ở nói riêng, thị trường bất động sản nói chung đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành bất động sản phát triển kéo theo hàng chục ngành nghề thiết kế, hàng trăm ngành nghề khác phát triển.

Trên tinh thần xây dựng, đóng góp những ý kiến thiết thực nhất vào công tác xây dựng dự thảo sửa đổi luật, ngày 28/9, VNREA tiếp tục tổ chức Hội nghị Góp ý sửa đổi dự thảo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản.

Do đó, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch thường trực VNREA cho rằng, để củng cố nền kinh tế phát triển bền vững, mục tiêu cải cách thể chế, chính sách pháp luật cần được đưa lên hàng đầu, giải phóng nguồn lực, huy động sức sáng tạo, động lực phát triển mọi ngành nghề, mọi cá nhân, tổ chức xã hội.

Sửa luật nhưng cần tránh chồng chéo, mâu thuẫn

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Phạm Duy Nghĩa - Trọng tài viên VIAC, giảng viên ĐH Fullbright nêu quan điểm bất động sản là một tài sản có giá trị lớn nên luôn được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm.

Việc Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh sửa, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản là một tính hiệu tích cực. Tuy nhiên đại diện VIAC cũng nhấn mạnh “Làm thế nào để trong quá trình sửa luật thống nhất, tránh luật này chéo luật kia, chúng ta phải làm sao để các điều luật không mâu thuẫn lẫn nhau, làm thế nào để sửa các luật mà vẫn thống nhất, ổn định”.

Bất động sản - Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định

TS. Phạm Duy Nghĩa - Trọng tài viên VIAC, giảng viên ĐH Fullbright.

Cụ thể, theo ông Phạm Duy Nghĩa, liên quan tới thị trường bất động sản có hàng loạt luật như: Luật Đất đai; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá; Quy hoạch chi tiết Luật Quy hoạch; Luật Xây dựng và các Luật liên quan; Luật Nhà ở (khoảng 230 điều); Luật Kinh doanh Bất động sản (khoảng 100 điều); Pháp luật thuế và các loại phí; Luật Thanh tra, Kiểm toán, trách nhiệm hành chính - chính trị…Về vấn đề luật liên quan đến kinh doanh bất động sản, Chính phủ sẽ thảo luận khoảng 1000 điều luật cùng lúc. 

Điều này có thể dẫn đến một hiện tượng tiêu cực, đó là nếu đi vào càng chi tiết, càng sâu thì sẽ càng gặp rất nhiều vấn đề. Nếu đi vào từng luật, chăm chú sửa từng điều luật thì sẽ tạo nên nguy cơ luật không nhất quán, thiếu tính hệ thống.

Khi đó, trên một lô đất xuất hiện nhiều tài sản và quyền tài sản khác nhau, đến khi sau này chùm tài sản đưa ra tranh chấp, tài sản phái sinh sẽ gây ra rủi ro vì sở hữu đa tầng không được quản lý nhất quán.

Phạm Duy Nghĩa đề nghị phải quan tâm đến gốc rễ của vấn đề là “quyền tài sản”, “quyền tự do giao dịch”… và ví von “Đừng làm nhiều cành xum xuê mà không để ý gốc, chi bằng tỉa bớt cho nhẹ càng”. Theo đó, ông Nghĩa cho rằng quyền của người dân nên quy định trong luật dân sự và không nên thay đổi.

“Chúng ta đừng nên vì mỗi luật riêng mà nên tổng thể, đi từ gốc, tỉa bớt cành… trong quy trình này, cố gắng tham vấn ý kiến đa chiều khác quyền tài sản của dân, quyền giao dịch của doanh nghiệp, không nên nay sửa, mai sửa”, ông Nghĩa nêu quan điểm.

Luật sẽ không bao giờ có sự đồng thuận

Đồng quan điểm, TS. Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản,… là những luật mang tính chất chuyên ngành. Do đó dù tiến hành sửa đổi hay bổ sung thì cũng cần phải làm thế nào để thống nhất với các luật lớn.

“Tôi đề nghị chúng ta cần hết sức lưu ý các luật bề trên. Làm gì cũng cần phải có không gian đất đai. Vấn đề này còn liên quan đến các luật đất đai, đấu thầu, đấu giá… Tại sao có những đạo luật phải vài ba lần sửa đổi mới thông qua được? Nếu chỉ lấy ý kiến người dân thì rất phân tán, cần lấy ý kiến của hiệp hội và các chuyên gia thì sẽ có tính chuyên môn.”, ông Nhưỡng chia sẻ.

Ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm Dự thảo Luật đất đai sửa đổi không chỉ liên quan đến Hiến pháp, Luật Xây dựng mà còn phải liên quan tới Luật Quy hoạch bởi bất động sản không chỉ liên quan đến nhà ở hay đất đai.

Do đó, cần phải xem đây là vấn đề quan trọng, phải xem đến cả phần phụ lục của Luật Quy hoạch - phần được rất ít người để ý, đề cập mà chủ yếu hay chú ý ở phần nội dung.

Bất động sản - Sửa các điều Luật cần chú trọng đến tính nhất quán, ổn định (Hình 2).

TS. Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng Ban dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ông Nhưỡng nhấn mạnh: “Từ trước tới nay ta đều nói luật phải đồng thuận, đó thực ra là cách nói sáo rỗng, người làm luật không nên nói như vậy, bởi sẽ không bao giờ có sự đồng thuận. Quan trọng phải là sự thỏa hiệp, cần phải cân nhắc giữa luật và cuộc đời”.

Trên tinh thần đó, TS. Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tiếp tục tập hợp ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, gửi kiến nghị tới các cơ quan chức năng để điều chỉnh, hoàn thiện dự thảo một cách tốt nhất trước khi trình ra Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.

Vị chuyên gia cũng nhấn mạnh phải làm một cách kỹ lưỡng, tuyệt đối tránh tình trạng viết luật mà lại hiểu ra các nghĩa khác nhau, luật để quy định khung nhiều rồi lại chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn, mỗi nơi hiểu một cách thì không thể đi vào cuộc sống.

Pháp lý bền vững - “Át chủ bài” của bất động sản Vũng Tàu

Thứ 4, 28/09/2022 | 07:52
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của BĐS Vũng Tàu, sự thành công của một dự án không chỉ được đánh giá qua vị trí, tiện ích mà còn ở pháp lý - yếu tố giúp chủ đầu tư tạo được uy tín và an tâm đối với khách hàng.

Bất động sản kho bãi tăng trưởng mạnh và dự báo những tháng cuối năm

Thứ 2, 26/09/2022 | 19:31
Ngành hậu cần kho bãi (logistics) của Việt Nam có mức tăng trưởng đáng kể do sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, các lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử.

Công khai thông tin về việc thế chấp dự án bất động sản đưa vào kinh doanh

Thứ 3, 27/09/2022 | 09:45
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải công khai thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có).
Cùng tác giả

Vincom Retail góp 99,99% vốn thành lập công ty BĐS quy mô 3.620 tỷ

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:46
Tên công ty con dự kiến thành lập là Công ty TNHH Bất động sản Vincom NCT, địa chỉ trụ sở chính tại số 54A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

CEO Vinatrans từ nhiệm sau 28 năm vì môi trường làm việc "quá bất ổn"

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:14
Vị lãnh đạo của Vinatrans cho biết môi trường làm việc không còn phù hợp để bà làm việc và cống hiến thêm sức lực cho công ty.

Công ty của "vua hàng hiệu" báo lãi lớn, đưa dư nợ trái phiếu về 0

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:02
Công ty của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết trong năm 2023 đã thực hiện 3 đợt thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho lô IPP_BOND_2016_001 để đưa dư nợ về 0.

Công ty Đường Man báo lỗ năm thứ 4 liên tiếp

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:23
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của CTCP Đường Man ghi nhận ở mức 73,8 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm liền kề trước đó.

Đất Xanh đổi phương án dùng vốn từ trả lương sang trả nghĩa vụ thuế

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:02
Tháng 1/2024, Đất Xanh đã chào bán thành công 101,6 triệu cổ phiếu (chưa trừ chi phí phát hành) thu về hơn 1.220 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động công ty.
Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường địa ốc và kỳ vọng “hút” dòng vốn FDI

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Thị trường bất động sản ghi nhận sự khởi sắc. Đây là động thái lạc quan khiến các chuyên gia bày tỏ kỳ vọng dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản.

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nguồn cung condotel sụt giảm, thị trường sẽ chậm phục hồi

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:31
Phân khúc condotel đang sụt giảm mạnh về nguồn cung và vướng pháp lý. Các chuyên gia nhận định, thị trường này sẽ khó phục hồi nhanh.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.
     
Nổi bật trong ngày

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ..