Ngày Tết, giới trẻ 'thả phanh' uống rượu pha chất ma túy

Ngày Tết, giới trẻ 'thả phanh' uống rượu pha chất ma túy

Thứ 5, 07/02/2013 | 22:38
0
Cùng với một bộ phận giới trẻ nhàn rỗi trong nước, số du học sinh về nước ăn tết những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới tăng đột biến ở vũ trường, quán bar. Bữa tiệc của họ là rượu pha ma tuý, âm thanh và sự ồn ào.

Uống rượu pha ma túy mới là “đẳng cấp”

Dũng là tay "anh chị" Hà thành, có một đám "trẻ con" tóc nhuộm xanh đỏ. Dũng tổ chức cho vợ con và đám "trẻ con" đi chơi cuối năm ở bar. Chẳng là, Dũng có đứa con đi du học ở Nga, về ăn tết. Đám "trẻ con" ấy cũng chạc tuổi con Dũng. Vừa là đưa gia đình đi chơi, vừa là "khao quân" cuối năm, chúng đua nhau uống rượu ngoại như uống nước.

13 đứa "trẻ con" cùng gia đình Dũng 6 người, uống hết 12 chai chivas 21 mà chẳng thấy đứa nào say. Đức là thằng "trẻ con" được Dũng cưng chiều hết mực, vì biết điều và làm được việc, tiết lộ: "Chẳng say được đâu anh ơi, rượu có thuốc lắc, ma túy rồi. Chỉ lâng lâng vì phê ma túy thôi, chứ không thể say rượu".

Nói rồi, Đức phân bua: "Đám "trẻ con" chúng em, được "anh chị" cho đi bar, vũ trường, bao giờ họ cũng cho chúng em uống thứ rượu ấy tẹt ga. Một năm có vài lần được tẹt ga, không uống phí lắm. Với lại, không uống được thứ rượu đó, không phải là "trẻ con" đẳng cấp".

Xã hội - Ngày Tết, giới trẻ 'thả phanh' uống rượu pha chất ma túy

Đây là những chất gây nghiện được pha với rượu ở trong quán bar mà giới trẻ du học ưa chuộng.

Theo Đức thì, tại bar, vũ trường những ngày Noel, cuối năm, phần lớn giới trẻ vào chơi để thưởng thức loại rượu pha ma túy, vì không ở đâu có "đặc sản" đó. Tất nhiên, kẻ cầm đầu nhóm chơi phải là người có "uy tín" hoặc khách ruột của bar thì mới được "xài" thứ rượu "hảo hạng" ấy. Bình thường, vẫn là rượu ngoại với giá "cắt cổ". Đức kể, vì là đứa biết điều, biết nhịn nên được đến vài "anh chị" quý mến.

Cận tết, các "anh chị" đều có quà cho Đức gồm tiền tiêu tết và một bữa liên hoan hoành tráng. Hôm đó, đã 23h, bar chỉ còn lại bọn "trẻ con" và dân chơi, Đức thấy một tốp cả nam nữ, khoảng trên 10 người, đi vào bar. Họ không phải là "trẻ con" của nhóm nào, cũng không phải là dân chơi nhưng phong cách của họ khá tây, sành điệu. Hỏi đứa phục vụ bàn, Đức biết, đó là các anh chị du học sinh ở nước ngoài, cuối năm về ăn tết, đi bar thưởng thức sự mới lạ... Nhóm du học sinh này rất tự nhiên, họ không quan tâm đến xung quanh mà chỉ uống rượu, nhảy nhót và hét hò. Từ lúc họ vào bar, không khí có vẻ vui nhộn hơn rất nhiều.

Họ đưa cho phục vụ một tập USD, họ chờ đợi... Khi rượu được mang ra, một thanh niên đẹp trai, có mái tóc như diễn viên Hàn Quốc, đưa cốc rượu lên mũi ngửi một lúc. Người thanh niên này gật đầu, thế là cả đám người ấy uống như uống nước. Chỉ 10 phút sau, đã thấy vài vỏ chai rượu ở trên bàn. Sau đó, họ hò hét, nhảy nhót loạn xạ. Họ nhảy khá đẹp với những vũ điệu cực kỳ... hoang dại.

"Xả đủ thứ" và đi cai... nghiện

Việt Nga, du học sinh ở Anh, về nước ăn tết cùng gia đình 1 tháng, bùi ngùi kể: Qua facebook, em kết bạn với nhiều du học sinh trong nước ở nước ngoài. Phần lớn các bạn du học sinh con nhà giàu, công chức đều sống phong lưu. Họ không phải đi làm thêm, ngoài đi học, các bạn ấy chỉ nghĩ đến chơi ở đâu, ăn gì, "quậy" sao cho "đã"... nên khá sành điệu. Trước khi về nước ăn tết, trên facebook đã í ới rủ nhau, hẹn địa điểm ăn chơi tại quê nhà. Các tụ điểm họ nhắm đến là bar và vũ trường. Họ còn treo những status rất "cuội" rằng: "Không đi bar, không rượu tây, không ma túy, không tình dục thì không phải là du học sinh".

Việt Nga cho biết: "Em được bạn Quốc, du học sinh tại Hà Lan rủ, tết về đi bar, bạn ấy "bao" trọn gói nhưng với điều kiện, đêm nào cũng phải đi bar cùng bạn ấy. Quốc nói rằng, đi bar, vũ trường để xả stress, "xả đủ thứ". Em thấy lạ, vì các bạn ấy đi học, được gia đình gửi tiền sang nuôi, được lo lắng, chăm sóc đến tận miếng ăn, giấc ngủ, có vất vả gì đâu mà "sờ mới chẳng chét". Học thì cũng bình thường, 3 năm rồi chẳng được học bổng loại bét, vất vả gì cho cam mà phải xả stress". Theo Việt Nga, ngày tết, hè là lý do để du học sinh về nước "xài" tiền của bố mẹ, thể hiện đẳng cấp cá nhân và gia đình với nhau thì đúng hơn.

Hoài Thương, du học sinh Pháp, cho biết: "Mấy đứa cùng học ở trường với em, chúng nghiện ma túy hết rồi. Họ xin tiền cha mẹ nghệ thuật lắm. Nào thì học thêm cái này, cái khác... Có một "cậu giời", con ông vụ trưởng thì phải, có năng khiếu ngoại ngữ nhưng chẳng học gì, chỉ dùng tiền cha mẹ gửi sang đi chơi. "Cậu giời" này "chém" giỏi tới mức, hàng tháng, mẹ gửi đều đặn cho vài nghìn "oi" (tiền châu Âu) cậu ta ăn chơi bét nhè, thế là nghỉ tết này, về nước để đi cai nghiện ma túy".

Thương bình luận: "Kể cũng lạ, những đứa thích học như bọn em, chẳng có tiền để mà học thêm cái này, cái kia, vừa học, vừa đi làm thêm, lấy tiền đóng học phí, đã "bã" cả người, lấy đâu thời gian chơi. Chúng em không stress thì thôi, các bạn ấy chẳng có lý do để stress". Thương kể, phần lớn du học sinh tự túc, con nhà nghèo đều rất an phận, chịu học hành. Chỉ năm thứ 2, cùng lắm là năm thứ 3, họ giành bằng được học bổng để giảm thiểu chi phí, dù vẫn đi làm thêm bình thường.

Cũng theo Thương, năm nay rảnh hơn, cuối năm cô "kiếm" được khá nhiều hàng hiệu giảm giá, đem về nước kinh doanh. Đang bận túi bụi với những đống hàng ngổn ngang, bạn du học cứ rủ đi chơi đêm. Thương không hợp với bar, vũ trường nên từ chối. Hôm sau, mẹ Trường, một người bạn du học đến gặp, "tra khảo" Thương rằng, sao con bà lại nghiện, sao Thương lại mượn nhiều tiền của con bà thế?.

Thương bất ngờ vì "bác ấy nói em mới biết Trường nghiện ma tuý. Em và bạn ấy học cùng trường nhưng chỉ gặp nhau qua facebook là chính. Em chưa mượn tiền của bạn ấy bao giờ. Bác ấy thì quả quyết, nhiều bạn du học mượn tiền, bạn ấy phải sống rất tằn tiện nên bập vào ma tuý. Chỉ mới nghiện nên muốn được mẹ cho đi cai... Em phát hoảng với cái kiểu sống của mẹ con bạn ấy. Hoá ra, những lần đi bar, vũ trường, các bạn ấy đều pha chất ma tuý vào rượu".      

Lê Anh

Giới trẻ 'nghèo' nhất tài sản gì?

Thứ 3, 29/01/2013 | 08:42
Để định vị vững vàng, người trẻ phải tự mình đối diện và giải quyết khủng hoảng lớn nhất - khủng hoảng niềm tin.

Áp lực của gái độc thân khi Tết đến

Chủ nhật, 03/02/2013 | 09:22
Tết là thời điểm sum họp gia đình và tụ tập hội hè nhưng những người độc thân như tôi lại thấy chạnh lòng mỗi khi nghe tiếng thở dài của bố mẹ và những câu hỏi thăm của họ hàng bạn bè đồng nghiệp.

Nghỉ Tết, sinh viên tranh thủ qua đêm với người yêu

Thứ 5, 31/01/2013 | 16:12
Dù đã được nghỉ Tết nhưng nhiều sinh viên vẫn tranh thủ lúc bạn ở vùng về hết, còn mình nán lại ít hôm để “gặp gỡ” người yêu của mình trong phòng trọ.