Số ca F0 tăng nhanh, Hà Nội cần sớm có phương án cách ly F1 tại nhà

Số ca F0 tăng nhanh, Hà Nội cần sớm có phương án cách ly F1 tại nhà

Thứ 5, 04/11/2021 | 11:18
0
Các chuyên gia cho rằng Hà Nội không "ngăn sông, cấm chợ" nhưng phải có điều kiện an toàn để kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt cần sớm có phương án cách ly F1 tại nhà.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội nóng trở lại trong 2 tuần gần đây. Hiện, thành phố có đến 7 ổ dịch mới trong cộng đồng có diễn biến phức tạp.

Từ 18h ngày 2/11 đến 18h ngày 3/11, Hà Nội ghi nhận 67 ca bệnh, trong đó cộng đồng (16), khu cách ly (37), khu phong tỏa (14). Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 là 4.588 ca, trong đó số ca là đối tượng đã được cách ly 2.851 ca, số ca ghi nhận ngoài cộng đồng 1.737 ca.

"Việc ghi nhận các ca bệnh trong cộng đồng tại Hà Nội là điều đã nằm trong dự đoán từ trước", PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nhận định.

Chuyên gia này lý giải, khi đã tiến hành nới lỏng các hoạt động, bên cạnh việc lây lan ở trong chính địa bàn thành phố thì mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là dòng người về từ các vùng đang có dịch.

"Hà Nội là nơi có sự giao thương lớn và đông người, một khi đã nới lỏng các biện pháp giãn cách thì sẽ rất dễ lây lan mầm bệnh. Chúng ta cần chấp nhận việc ghi nhận ca nhiễm, vấn đề là phải phát hiện sớm để truy vết các ổ dịch. Vẫn sẽ tiến hành phong tỏa các khu vực có dịch nhưng phải phong tỏa rất hẹp, tính toán làm sao để vừa kiểm soát chặt, không làm lây lan mầm bệnh nhưng cũng không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và an sinh xã hội của người dân. Hà Nội thời gian vừa qua cũng đang làm tốt điều đó", PGS Phu nói.

Chuyên gia này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xét nghiệm để phát hiện sớm các ổ dịch trong cộng đồng và đánh giá nguy cơ dịch, đặc biệt là xét nghiệm tất cả các trường hợp ho, sốt: "Vừa qua, có thể thấy cũng chính nhờ xét nghiệm sàng lọc các trường hợp ho, sốt đã giúp Hà Nội phát hiện các ổ dịch đang âm thầm lây lan trong cộng đồng. Các ca bệnh này chính là "phần nổi" giúp chỉ điểm "tảng băng chìm"".

Theo quan điểm của PGS.TS Trần Đắc Phu, Hà Nội không "ngăn sông, cấm chợ" nhưng phải có điều kiện an toàn để kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt cần sớm có phương án cách ly F1 tại nhà., trong chiến lược thích ứng với Covid-19, Hà Nội cần đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn của Nghị quyết 128 đồng thời cần có phương án làm sao để đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh tế, xã hội.

"Nếu Hà Nội áp dụng các biện pháp chống dịch một cách cực đoan, cấm đoán sẽ ảnh hưởng rất lớn về kinh tế, xã hội của chính thành phố và của cả các địa phương khác", chuyên gia này cho hay.

"Vấn đề ở đây là chúng ta không giãn cách, cấm đoán như giai đoạn trước. Các hoạt động vẫn cho phép "mở cửa" nhưng phải có điều kiện an toàn, để làm sao kiểm soát dịch bệnh không bùng phát. Đây là việc rất quan trọng lúc này", PSG Phu nhấn mạnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tại buổi làm việc với Tp.Hà Nội vào sáng 2/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng cho rằng, thời gian tới đây, Hà Nội vẫn phải cảnh giác, bởi thực tế cả nước, dịch đã xâm nhập rất sâu trong cộng đồng. Hà Nội phải sẵn sàng các tình huống xấu hơn để có sự chuẩn bị cao hơn, không để bị động, bất ngờ. Các giải pháp phòng chống dịch phải thống nhất. Đặc biệt, những nguyên bắc ban đầu trong phòng chống dịch, gồm ngăn chặn, khoanh vùng, cách ly vẫn phải thực hiện nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt và sát thực tiễn.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, bên cạnh các phương án đang triển khai, Hà Nội cũng cần “tập dượt” các phương án khác như thí điểm cách ly F1, điều trị F0 có đủ điều kiện tại nhà để xây dựng quy trình, tập huấn cho y tế tuyến dưới.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm, đã sẵn sàng chấp nhận không “Zero Covid” thì cả hệ thống y tế phải sẵn sàng và nâng lên một bước so với trước đây. Vẫn phải xét nghiệm, khoanh vùng nhưng làm khác trước và cố gắng không để bị động, bất ngờ.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, Hà Nội không "ngăn sông, cấm chợ" nhưng phải có điều kiện an toàn để kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt cần sớm có phương án cách ly F1 tại nhà. Việc này giúp tránh quá tải cho các khu cách ly, tránh hiện tượng lây nhiễm chéo trong các khu cách ly cũng như giảm thiểu ảnh hưởng về cuộc sống và kinh tế của người thuộc diện cách ly.

Về vấn đề tiêm vắc-xin, theo chuyên gia này, Hà Nội cần đẩy nhanh việc tiêm cho đối tượng người già và người có bệnh nền. Tiêm vắc-xin cho trẻ em khi có nguồn vắc-xin. Hà Nội cũng cần rà soát để tiêm vắc-xin cho cả những người ở tỉnh thành khác trở về, bởi trong thời gian nới lỏng vừa qua, nhiều người ở vùng khác về địa phương chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin.

PGS Phu đặc biệt lưu ý, người dân phải thực hiện tốt khuyến cáo 5K. Người dân trong giai đoạn này tuyệt đối không được chủ quan, kể cả người đã được tiêm vắc-xin, bởi vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan, sẽ rất nguy hiểm nếu lây cho người nguy cơ cao.

Minh Hoa (t/h theo Dân Trí, TTXVN)

Bệnh viện Chợ Rẫy Tp.HCM hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk phòng chống dịch Covid-19

Thứ 3, 26/10/2021 | 21:47
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc trong cộng đồng tăng cao ở Đắk Lắk, đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) đến hỗ trợ tỉnh này.

Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với tỉnh Cà Mau

Thứ 2, 18/10/2021 | 14:21
Sáng 18/10, tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp.Hồ Chí Minh.

Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc

Thứ 7, 09/10/2021 | 10:36
Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ ngày 25/9–08/10, tại Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca nhiễm mới và tử vong giảm rõ rệt.

Tp.HCM: Giảm áp lực dịch Covid-19, bệnh viện hoạt động "bình thường mới"

Thứ 6, 08/10/2021 | 16:44
Khi tình hình dịch Covid-19 dần được kiểm soát, các bệnh viện tại Tp.HCM thay đổi cách khám chữa bệnh.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Slovakia bị thương trong vụ nổ súng, nghi phạm bị bắt

Thứ 4, 15/05/2024 | 21:54
Sau tin tức về vụ nổ súng nhằm vào Thủ tướng Slovakia, có thông tin rằng ông Fico đã được điều trị tại một bệnh viện địa phương và đang được đưa về thủ đô.

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Nguyên nhân nhiều dự án đầu tư công tại Nghệ An chậm giải ngân

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Mặc dù đã hết quý 1/2024, nhưng tại Nghệ An có 26/68 đơn vị giải ngân dưới 10%, trong đó có 13 đơn vị chưa giải ngân (0%).

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Người có lương hưu, trường hợp nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:12
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC là thu nhập tính thuế và thuế suất.