Quốc hội cần cẩn trọng với các dự án GTVT ‘tỷ đô’

Quốc hội cần cẩn trọng với các dự án GTVT ‘tỷ đô’

Thứ 7, 02/11/2013 | 08:43
0
Nhân kỳ họp thứ 6 – QH khóa XIII đang bàn về bội chi ngân sách và tăng vọt nợ công quốc gia lên 72,5 tỷ USD, tiến sỹ Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế VN - đã có bài phân tích nguyên nhân gửi 500 đại biểu QH, cảnh báo VN đang “ném tiền qua cửa sổ” vào các “siêu” dự án cảng biển, sân bay, đường sắt.

Tăng vọt nợ công quốc gia đang trở thành nổi nhức nhối của toàn dân và các đại biểu Quốc hội. Nguyên nhân làm tăng vọt nợ công quốc gia và nợ nước ngoài do nhiều nguyên nhân song dễ nhận biết nhất hãy nhìn vào đầu tư công trong GTVT là sẽ thấy ngay vấn đề. Hậu quả Vinashin và Vinalines thì cả 500 ĐBQH và toàn dân đều biết Nhưng còn Vina đường sắt, Vina Hàng không mang lại hậu quả không kém song vẫn còn đang ở “hậu trường”. Nhìn thẳng vào sự thật nước ta có “Tứ đại Vina” là những “chủ công “ làm thụt két ngân sách và làm tăng vọt nợ công nước ngoài trên 72,5 tỷ USD.

Tại kỳ họp thứ 4 ( 5/2012)  và thứ 5 (10/ 2012)  diễn đàn QH nóng lên câu hỏi khó  : “Sau Vinashin , Vinalines thì sẽ là Vina gì!” .

Nhìn thẳng vào sự thật, với trách nhiệm của một nhà khoa học - một cử tri, tôi trả lời nghiêm túc - chính xác với Đoàn Chủ tịch kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII cùng 500 đại biểu QH rằng: Sau Vinashin,Vinalines là “Vina railways (Vina Đường sắt )”  và “Vina airline (Vina Hàng không)”!

Bất động sản - Quốc hội cần cẩn trọng với các dự án GTVT ‘tỷ đô’Dự án đường sắt Bắc - Nam, một trong những dự án gây nhiều tranh cãi (Ảnh minh họa)

Điều đặc biệt là “Tứ đại Vina” này đều tập trung vào lĩnh vực GTVT, mà chủ yếu vào 3 loại hình GTVT hiện đại chủ lực tầm chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hộ - quốc phòng – an ninh, có lượng tài sản quốc gia lớn nhất; vốn vay ODA nhiều nhất nhưng cũng là nguyên nhân chính làm tăng vọt nợ công quốc gia.  Theo Global debt clock  (Đồng hồ báo nợ công thế giới ) thì: Trước  ngày 17/1/2013, nợ công của Việt Nam ở mức trên 70,576 tỷ USD…. Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9 USD/người dân.

Tính từ ngày 4/9/2012 đến nay nay, nợ công Việt Nam đã tăng vọt 4,9 tỷ USD. Bình quân mỗi người dân từ người già đến em bé mới chào đời đang phải “gánh” tới 826,4 USD nợ công, đây là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử kinh tế VN!

Hãy nhìn từ năm 2000 trở lại đây, do đầu tư ồ ạt vào hạ tầng giao thông – đặc biệt là đường sắt, hàng không, cảng biển bằng vốn vay ODA nhưng hiệu quả thấp nhất, gây siêu lãng phí và biến VN trở thành con nợ lớn về ODA .

Phong trào đua nhau đầu tư tràn lan lên tới 260 cảng biển giành kỷ lục nhiều nhất trong ASEAN, nhiều gấp 2 lần các nước liên minh EU. Trị giá tài sản công lên tới 100 tỷ USD mà chỉ đạt 2% thị phần vận tải hàng hóa – không hề vận tải hành khách nên hiệu quả kém xa  một cảng biển ở châu Âu. Hàng hải đi kèm là “công nghệ tân trang đồ cổ”Vinashin, Vinalines, làm thất thoát, lãng phí và để lại một món nợ nước ngoài khổng lồ nhiều tỷ USD.

Việc nỗ lực “tái cơ cấu”  bất thành đã gây nên phá sản Vinashin để lại món nợ Chính phủ mà thực chất là Nhà nước và nhân dân phải gánh. Hàng loạt tàu biển “Nữ hoàng” nối nhau chìm – cháy tàu, 7 “tàu biển triệu đô” cùng Hoa Sen…, bị xiết nợ hoặc  đang nằm chờ bán sắt vụn tại các cảng nước ngoài gây tổn thất kép nặng nề làm tan nát ngành công nghiệp mà VN là nước có thế mạnh.

Đường sắt có tới 3200 km trị giá tài sản công 30 tỷ USD với 42.000 người vận hành mà chỉ đạt 16 triệu hk/năm chỉ bằng 1/20 đường sông cũng “thi đua lập siêu dự án đường sắt cao tốc. Sau 10 năm theo dự án công nghệ “tân trang đồ cổ” cho đường sắt khổ 1 mét mà hành trình HN – TP.HCM vẫn chỉ 32 tiếng và đã trở thành “đường sắt cổ vật” ngốn 2 tỷ USD. Tại tại  kỳ họp thứ 5 (10/2012), QH duyệt chi tiếp 1.800 tỷ đồng cho đường sắt không khác gì “hòn đá tảng ném xuống ao bèo”.

Hàng không có tới 63 sân bay giá trị 70 tỷ USD với khoảng 3 vạn người lao động . Lợi thế thị trường và khi hậu nhất khu vực, đầu tư tới 10 sân bay quốc tế, gấp 3 lần Nhật Bản; 26 sân bay tầm cỡ quốc tế và khu vực đang hoạt động, tiềm năng vận tải 200 triệu hành khách/năm mà chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, lãng phí trên 94 % công suất. Trong khi đó, từ Hàng không quốc gia VNA đến tất cả các hãng hàng không tư nhân đều thua lỗ nặng nề. Các hãng hàng không như ICA, MCA phải thua lỗ phá sản; JPA mỗi tháng lỗ 2 triệu USD được “tái cơ cấu”, dồn gánh nợ quốc gia lên VNA thành nợ công chính phủ. Nợ lũy tiến của hàng không nhiều năm đang lên tới nhiều tỷ USD.

Như vậy, tổng giá trị tài sản đường sắt, hàng không, hàng hải là 200 tỷ USD trong đó có hàng chục tỷ USD vay từ vốn ODA để xây dựng hạ tầng mà chỉ vận tải 28 triệu hàng không/năm chỉ bằng 1/2 so với sân bay Changi – Singapore thì lấy gì trả lương cho 150.000 cán bộ nhân viên và có lãi để trả nợ ODA?

Tại cuộc báo cáo khoa học ở Bộ GTVT ngày 13/2/2013, vụ trưởng Vận tải Trần Ngọc Thành công bố: “Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực hiện đại là đường sắt, hàng không, đường biển chỉ đạt dưới 1%”. Tỷ lệ dưới 1% (có như không) là thị phần “quái dị nhất” chưa từng có trong lịch sử giao thông thế giới phản ảnh sự thất bại nặng nề trong GTVT mà trực tiếp do “tứ đại Vina” gây ra.   

Mặc dù vậy, hiện nay ngành giao thông vẫn lập nhiều siêu dự án tỷ đô vay vốn ODA đầu tư vào cảng biển, sân bay, đường sắt “đồ cổ tân trang”  có nguy cơ tiếp tục lãng phí thêm hàng chục tỷ USD khiến 90 triệu dân ngất ngây xen lẫn hoang mang. 

P.V 

‘Đường sắt khổ 1m, chạy 120 km/h là tốc độ tử thần’

Thứ 3, 29/10/2013 | 02:08
Ngay sau khi ngành đường sắt đưa ra 4 phương án phát triển đường sắt Bắc Nam với ‘bảo đảm’ rằng JICA Nhật Bản đã nghiên cứu, TS Trần Đình Bá – người nổi tiếng với đề xuất ‘đường bay vàng’ cho ngành hàng không và mới đây là vụ đặt cược 5 triệu USD với các thứ trưởng Bộ GTVT - đã phản biện: Cả 4 phương án trên đều không khả thi! Đường sắt khổ 1m, chạy trên 90 km/h đã là tốc độ tử thần.

Đường sắt Bắc Nam chỉ còn 25 giờ 24 phút

Thứ 2, 28/10/2013 | 13:53
Tuyến đường sắt TP.HCM - Hà Nội hiện hữu sẽ được nâng cấp để rút ngắn còn 25 giờ 24 phút (hiện tại là 29 giờ) với năng lực khai thác 50 tàu/ngày đêm.

Đường sắt Việt Nam trong mắt người Nhật

Thứ 4, 24/07/2013 | 14:13
Chuyến tàu bắc nam dài gần 1.730 km vẫn thường lấy của hành khách hơn một ngày đường từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Thế nhưng, những bất tiện ấy không thể ngăn nổi tình yêu của người dân Việt Nam đối với chuyến đi đặc biệt này.

'Hủy' dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thứ 2, 18/03/2013 | 14:10
Sẽ không có đường sắt cao tốc Bắc – Nam như kế hoạch trước đây. Thay vào đó, bên cạnh tuyến đường sắt thống nhất hiện hữu sẽ có thêm một tuyến đường sắt tốc độ cao được xây mới hoàn toàn với khổ 1.435mm, điện khí hoá, tốc độ chạy tàu 160 – 200km/h.

Ảnh: Tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Trung Quốc đã chính thức khởi động tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, với thời gian di chuyển chỉ bằng 1/3 so với các đoàn tàu phổ thông hiện nay.

Công bố sai phạm tại 4 dự án giao thông ở Hòa Bình

Thứ 6, 01/11/2013 | 13:59
Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, thực hiện 4 dự án hạ tầng giao thông do Sở Giao thông - Vận tải Hòa Bình làm chủ đầu tư.

‘Đường sắt khổ 1m, chạy 120 km/h là tốc độ tử thần’

Thứ 3, 29/10/2013 | 02:08
Ngay sau khi ngành đường sắt đưa ra 4 phương án phát triển đường sắt Bắc Nam với ‘bảo đảm’ rằng JICA Nhật Bản đã nghiên cứu, TS Trần Đình Bá – người nổi tiếng với đề xuất ‘đường bay vàng’ cho ngành hàng không và mới đây là vụ đặt cược 5 triệu USD với các thứ trưởng Bộ GTVT - đã phản biện: Cả 4 phương án trên đều không khả thi! Đường sắt khổ 1m, chạy trên 90 km/h đã là tốc độ tử thần.

Đường sắt Bắc Nam chỉ còn 25 giờ 24 phút

Thứ 2, 28/10/2013 | 13:53
Tuyến đường sắt TP.HCM - Hà Nội hiện hữu sẽ được nâng cấp để rút ngắn còn 25 giờ 24 phút (hiện tại là 29 giờ) với năng lực khai thác 50 tàu/ngày đêm.

Đường sắt Việt Nam trong mắt người Nhật

Thứ 4, 24/07/2013 | 14:13
Chuyến tàu bắc nam dài gần 1.730 km vẫn thường lấy của hành khách hơn một ngày đường từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Thế nhưng, những bất tiện ấy không thể ngăn nổi tình yêu của người dân Việt Nam đối với chuyến đi đặc biệt này.

'Hủy' dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thứ 2, 18/03/2013 | 14:10
Sẽ không có đường sắt cao tốc Bắc – Nam như kế hoạch trước đây. Thay vào đó, bên cạnh tuyến đường sắt thống nhất hiện hữu sẽ có thêm một tuyến đường sắt tốc độ cao được xây mới hoàn toàn với khổ 1.435mm, điện khí hoá, tốc độ chạy tàu 160 – 200km/h.

Ảnh: Tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:41
Trung Quốc đã chính thức khởi động tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, với thời gian di chuyển chỉ bằng 1/3 so với các đoàn tàu phổ thông hiện nay.

Công bố sai phạm tại 4 dự án giao thông ở Hòa Bình

Thứ 6, 01/11/2013 | 13:59
Thanh tra Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, thực hiện 4 dự án hạ tầng giao thông do Sở Giao thông - Vận tải Hòa Bình làm chủ đầu tư.
Cùng chuyên mục

Động thái Tp.HCM “gỡ nút thắt” tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 18:59
Tp.HCM đã đưa ra giải pháp, thống nhất về việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

VCCI: Doanh nghiệp đề nghị giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống 5-10%

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:29
VCCI cho biết, theo phản ánh của doanh nghiệp, tỷ lệ dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội là khá lớn, đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ xuống còn 5-10%.

Phân khúc bất động sản sẽ thu hút dòng kiều hối

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:09
Thị trường bất động sản Việt Nam đã bắt đầu ghi nhận lượng lớn khách hàng mới là Việt kiều, bắt đầu quan tâm, tìm hiểu, đầu tư vào thị trường, với lượng giao dịch không ngừng gia tăng.

HoREA kiến nghị về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 10:54
HoREA kiến nghị, các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội… cũng nên được áp dụng chính sách tương đồng, đảm bảo quyền lợi cho người dân...

Hà Nội: "Loay hoay" xử lý vi phạm tại khu sinh thái tại Đông Anh

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:01
Vi phạm rất cụ thể tại khu sinh thái Vườn xuân (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) nhưng đến nay vẫn không có bất cứ biện pháp ngăn chặn, tạm dừng nào.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Vàng SJC lại lên đỉnh sau phiên đấu thầu thứ 5, giá trúng 86,05 triệu/lượng

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:39
Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.

Động thái Tp.HCM “gỡ nút thắt” tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất

Thứ 4, 08/05/2024 | 18:59
Tp.HCM đã đưa ra giải pháp, thống nhất về việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

VCCI: Doanh nghiệp đề nghị giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống 5-10%

Thứ 4, 08/05/2024 | 11:29
VCCI cho biết, theo phản ánh của doanh nghiệp, tỷ lệ dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội là khá lớn, đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ xuống còn 5-10%.