Quốc gia vùng Baltic “nghiện” mua sắm hàng quân sự từ Mỹ

Quốc gia vùng Baltic “nghiện” mua sắm hàng quân sự từ Mỹ

Thứ 5, 22/02/2024 | 15:26
0
Xung đột Nga-Ukraine đã khiến các quốc gia nhỏ bé ở châu Âu như Litva phải suy nghĩ lại về chi tiêu quốc phòng của mình.

Litva (Lithuania) đang tích cực tăng cường sức mạnh các lực lượng vũ trang của mình và mua sắm thiết bị quân sự mới. Đầu vào cho quá trình quân sự hóa ở quốc gia nhỏ bé thuộc vùng Baltic này không gì khác hơn ngoài sản phẩm đến từ tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anušauskas cho biết chỉ riêng các giao dịch mua sắm theo kế hoạch và đang diễn ra giữa đất nước ông và cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đã đạt tới 1,2 tỷ Euro (1.3 tỷ USD). Con số này chỉ ra rằng Litva là “khách hàng trung thành” của Mỹ. 

Tổng cộng, quốc gia thành viên EU và NATO này sẽ phân bổ khoảng 23 tỷ Euro (25 tỷ USD) cho nhu cầu quân sự trong 10 năm tới. Bộ trưởng Anušauskas lưu ý rằng khoản tiền này bao gồm toàn bộ các chi phí như chi phí cung cấp nhân sự, chi phí vận hành, chi phí mua vũ khí và các khoản mua sắm khác cho quân đội Litva.

Xung đột Nga-Ukraine đã khiến các quốc gia nhỏ bé ở châu Âu như Litva phải suy nghĩ lại về chi tiêu quốc phòng của mình. Trước khi Nga sáp nhập Crimea và xung đột bùng phát ở Donbass vào năm 2014, Litva chỉ chi chưa đến 1% GDP cho quân đội. 

Trong ngân sách nhà nước của Litva đến năm 2023, phân bổ cho quốc phòng được lên kế hoạch ở mức 2,52% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mục tiêu tiếp theo của nước này là đạt 3% GDP. Với mức phân bổ trên, quốc gia vùng Baltic đã vượt xa mức tối thiểu mà NATO quy định là 2% GDP.

Việc Litva “nghiện” mua sắm hàng quốc phòng từ Mỹ có vẻ không phù hợp với xu hướng “tự chủ chiến lược” cho châu Âu mà lâu nay Pháp đang thúc đẩy. Cường quốc quân sự hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) muốn tiền của châu Âu được rót vào các công ty châu Âu thay vì dựa vào các nhà thầu bên ngoài lục địa này.

Để phản ứng, hồi tháng 9 năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Litva Greta Monika Tučkutė nói với Politico EU rằng các nước châu Âu không nên loại trừ các công ty Mỹ khỏi việc mua sắm quốc phòng.

“Mối liên kết xuyên Đại Tây Dương đang khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ và cho phép chúng ta ngăn chặn bất kỳ kẻ thù nào, bất kỳ sự cám dỗ nào nhằm vượt qua biên giới của chúng ta”, bà Tučkutė nói trong một cuộc phỏng vấn bên lề triển lãm quốc phòng DSEI ở London.

“Chúng ta nên cạnh tranh với các đồng minh và bạn bè của mình về mặt đổi mới, nhưng liên quan đến mua sắm nói chung, chúng ta cần mở cửa thị trường quốc phòng không chỉ cho các chủ thể châu Âu mà còn cho các đồng minh xuyên Đại Tây Dương”, vị quan chức Litva bổ sung.

Thế giới - Quốc gia vùng Baltic “nghiện” mua sắm hàng quân sự từ Mỹ

Trụ sở Bộ Quốc phòng Litva ở Vilnius. Ảnh: LRT

Loại hàng quân sự tiêu biểu mà Litva từ lâu đã nhắm tới mua từ Mỹ là xe chiến thuật hỗn hợp hạng nhẹ (JLTV). Vào năm 2017, JLTV của Mỹ đã vượt qua 9 mẫu xe bọc thép khác được đề xuất cho Quân đội Litva.

Vilnius đã nộp đơn đăng ký mua xe JLTV tại Mỹ vào cuối tháng 2/2019. Vào tháng 8/2021, Quân đội Litva đã nhận được lô xe JLTV đầu tiên do công ty Oshkosh Defense của Mỹ sản xuất.

Lô xe bọc thép thứ hai đến vào tháng 11/2022. Năm 2022, Litva cũng đã ký hợp đồng mua thêm 300 chiếc JLTV nữa. Lô hàng mới nhất sẽ bắt đầu được giao trong năm nay. Những chiếc xe bọc thép này sẽ được trang bị súng máy hạng nặng M2 QCB sử dụng đạn 12,7 mm.

Cuối cùng, khi toàn bộ các lô hàng được giao, tổng số phương tiện loại này trong Quân đội Litva sẽ lên tới 500 chiếc.

Vào tháng 12/2022, Vilnius đã ký thỏa thuận mua Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao, thường được gọi là “hỏa thần” HIMARS, do tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin phát triển. HIMARS đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động chiến đấu thực tế ở Ukraine.

Tổng cộng, quốc gia vùng Baltic dự kiến sẽ mua 8 hệ thống tên lửa phóng loạt như vậy. Các hệ thống được chuyển giao cho Litva sẽ được cung cấp loại đạn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Hệ thống HIMARS đầu tiên dự kiến đến tay Litva vào năm 2024. Giá trị hợp đồng là 495 triệu USD.

Minh Đức (Theo Modern Diplomacy, Politico EU, Caliber)

Nga kêu gọi NATO làm điều này tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Litva

Chủ nhật, 09/07/2023 | 16:26
Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau lên kế hoạch tấn công nhà máy nằm trên lãnh thổ do Nga nắm giữ ở vùng Zaporizhzhia - gần chiến tuyến của cuộc xung đột.

Litva kêu gọi Latvia, Estonia sớm rút khỏi hiệp ước lưới điện với Nga

Thứ 3, 25/04/2023 | 11:08
Bộ ba quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva vẫn đang dựa vào các nhà điều hành của Nga để kiểm soát tần số và cân bằng lưới điện quốc gia.

Litva: Nga vốn đã triển khai vũ khí hạt nhân ở vùng Baltic

Thứ 5, 14/04/2022 | 21:30
Phản hồi về cảnh báo leo thang hạt nhân của Nga nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, Litva - quốc gia vùng Baltic - cho biết, lời đe dọa này chả có gì mới mẻ.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.