Phát triển ngân hàng thông minh: Cần xác định rõ khách hàng thực sự muốn gì

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 18/11/2021 | 11:13
0
Để cạnh tranh với ngân hàng kỹ thuật số, các ngân hàng truyền thống cần chuyển đổi từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm.

Hội thảo chuyên đề 10 trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 diễn ra vào sáng 18/11 với chủ đề "Phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Chiến lược đa kênh trong kỷ nguyên ngân hàng tương tác

Tại hội thảo, bà Trần Diễm Chi – Đại diện Backbase tại Việt Nam đánh giá sự khác biệt giữa ngân hàng truyền thống và ngân hàng tương tác hiện nay.

Theo bà, sự nổi lên của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon, Microsoft, Apple và các ngân hàng kĩ thuật số trực tuyến trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã mang đến những trải nghiệm hấp dẫn và phù hợp với ngữ cảnh mọi lúc mọi nơi.

Chính điều này, đã tác động trực tiếp vào các ngân hàng truyền thống. Bởi trong mô hình truyền thống thì mọi kênh, phòng ban, nhóm sản phẩm trong ngân hàng đều hoạt động khá rời rạc, trọng tâm là bán sản phẩm, là cải thiện doanh thu, phí, hoa hồng. Chính điều đó, nhóm ngân hàng truyền thống đã bỏ qua những khó khăn của khách hành và điều này sẽ khiến mô hình hoạt động ngân hàng truyền thống sẽ không tồn tại lâu.

Tài chính - Ngân hàng - Phát triển ngân hàng thông minh: Cần xác định rõ khách hàng thực sự muốn gì

Hội thảo phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sáng 18/11.

Bà Chi cho rằng, các nền tảng tương tác như Netflix, Uber, Grab, Instagram,… đã gây bão nên toàn thế giới. Họ có chức năng cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn cầu, cung cấp các dịch vụ trải nghiệm tuyệt vời, có sẵn ngay lập tức. Chính điều này khiến cho chúng ta phải xem xét cách mà họ thay đổi ngành bán lẻ, ngành giải trí.

“Lúc này đây, thị trường cho các nhà cung cấp mô hình kinh doanh truyền thống bị thu hẹp khi các nhà khai thác nền tảng này tham gia vào thị trường. Bây giờ, các nền tảng tương tác này đang tham gia vào các dịch vụ tài chính. Các khách hàng thực sự muốn gì, sảm phẩm hay là trải nghiệm?”, bà Chi đặt vấn đề.

Trả lời câu hỏi này, bà Chi cho rằng, khách hàng muốn được cung cấp dịch vụ theo cách mà họ muốn mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bị theo điều kiện của khách hàng. Do đó, ngành ngân hàng phải đi đúng hướng, áp dụng mô hình nền tảng tương tác.

“Đối với nền tảng này, các ngân hàng kiểu mẫu nên thực sự đặt khách hàng vào vị trí trung tâm. Để cạnh tranh với ngân hàng kỹ thuật số sắp tới, các ngân hàng truyền thống cần chuyển đổi từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm sang mô hình lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động”, đại diện Backbase Việt Nam nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân cũng cho rằng, dịch vụ ngân hàng tương tác đặt khách hàng trung tâm và nó thay đổi tư duy của ngân hàng trong các hoạt động truyền thống.

Ông cho rằng, việc lấy khách hàng làm trung tâm rất quan trọng khi các ngân hàng bước vào cuộc đua đầu tư cho công nghệ và nhân lực để phát triển hệ sinh thái tiện ích số nhằm đón đầu những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng.

Sử dụng ngân hàng số tại Việt Nam nhanh nhất khu vực

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngân hàng được xác định là lĩnh vực có tác động xã hội liên quan đến hoạt động hàng ngày của người dân, thay đổi nhận thức người dân nhanh nhất và cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực.

Tài chính - Ngân hàng - Phát triển ngân hàng thông minh: Cần xác định rõ khách hàng thực sự muốn gì (Hình 2).

Ông Phạm Tiến Dũng – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (trên màn hình) chia sẻ tại hội thảo.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng, rà soát quy định pháp lý đáp ứng mô hình ngân hàng số, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn trong lĩnh vực thanh toán an toàn…

Thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm, trên 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng có trên 90% giao dịch trên kênh số, ngân hàng tại Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với mức độ nhanh nhất trong khu vực.

Hệ sinh thái số, thanh toán số được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế, mang lại các trải nghiệm liền mạch, tiện ích cho người sử dụng trong không gian số.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030 đặt ra nhiều mục tiêu phát triển ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.

Việc chuyển đổi số, xây dựng mô hình ngân hàng số cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan, không chỉ là ngành ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới sẽ thực hiện 5 giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, chuyển đổi nhận thức, chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho chuyển đổi số; Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số; Thứ ba, phát triển hạ tầng số, kết nối chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các ngành lĩnh vực khác;

Thứ tư, các mô hình ngân hàng số ưu tiên sử dụng công nghệ 4.0 để cung ứng các sản phẩm dịch vụ, an toàn, tiện lợi với chi phí thấp; Thứ năm, đảm bảo an ninh, an toàn, quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Chuyển đổi số nông nghiệp Việt và bài học “tam giác quan hệ” từ Israel

Thứ 5, 18/11/2021 | 06:00
Phát triển nông nghiệp chất lượng cao trong thời kỳ chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết, ngoài việc đầu tư nghiên cứu thì cần phải ứng dụng ngay vào sản xuất.

Phát triển Chính phủ số đòi hỏi đội ngũ IT đông đảo

Thứ 6, 12/11/2021 | 06:45
Ứng dụng của Chính phủ số rất đa dạng dẫn đến thách thức trong quy trình nâng cấp cũng như cập nhật những bản mới và việc vá các “lỗ hổng” còn gặp nhiều khó khăn.

Kinh tế số tại Việt Nam vẫn là nền tảng giao dịch có sẵn

Thứ 5, 11/11/2021 | 10:03
Theo ông Nguyễn Thành Phong, việc phát triển kinh tế số tại Việt Nam vẫn dựa trên các nền tảng có sẵn của thế giới, còn nền tảng phát triển trong nước thì hạn chế.

“Viettel, FPT hay VNPT tự tin không thua kém thế giới về công nghệ”

Thứ 4, 17/11/2021 | 06:30
Đó là một trong những nhận định được ông Phạm Anh Đức – Phó TGĐ Viettel Solutions đưa ra tại hội thảo chuyên đề về hạ tầng số do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức.

Chân dung 2 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ 6, 12/11/2021 | 16:19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định bổ nhiệm 2 Phó Thống đốc NHNN mới là ông Phạm Tiến Dũng và ông Phạm Thanh Hà.

Công nghệ số sẽ đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Thứ 2, 18/10/2021 | 18:52
Theo lộ trình đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt 1.733 nghìn tỷ đồng, tương đương 74 tỷ USD.
Cùng tác giả

Thủ tướng: Sớm giải quyết nguồn vật liệu cho cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 20:01
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng yêu cầu giải quyết xong các vấn đề về mỏ nguyên vật liệu ngay trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:48
Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.
Cùng chuyên mục

Lăng kính chứng khoán 14/5: Tạm ngưng mua mới

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ 1.225 - 1.280 điểm để hấp thụ hết lượng cung bán ra trước khi quay lại xu hướng tăng.

Cổ đông VPBank chuẩn bị nhận 7.900 tỷ đồng cổ tức vào cuối tháng 5

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:06
VPBank sẽ trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỉ lệ 10% vào ngày 31/5 tới đây, tiếp tục thực hiện cam kết chia cổ tức bằng tiền trong 5 năm liên tiếp.

Hạ khối lượng đấu thầu tối thiểu trong phiên đấu thầu vàng sắp tới

Thứ 2, 13/05/2024 | 16:08
Trong lần đấu thầu này, khối lượng đấu thầu tối thiểu đã giảm 200 lượng so với phiên đấu thầu gần nhất ngày 8/5, từ 7 lô xuống còn là 5 lô, tương đương 500 lượng.

Loạt ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, khơi thông tín dụng

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:37
Từ đầu tháng 5 tới nay, có 13 ngân hàng tăng lãi suất. Đáng chú ý, 1 nhà băng lần đầu tiên trong vòng hơn một năm điều chỉnh lãi suất huy động là Viet A Bank.

Cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ chìm trong sắc đỏ

Thứ 2, 13/05/2024 | 15:32
Bộ ba VCB, CTG, BID dẫn đầu đà giảm trong phiên hôm nay khi lấy đi tổng cộng 2,7 điểm của chỉ số chung, riêng VCB đã lấy đi 1,4 điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Cổ đông VPBank chuẩn bị nhận 7.900 tỷ đồng cổ tức vào cuối tháng 5

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:06
VPBank sẽ trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỉ lệ 10% vào ngày 31/5 tới đây, tiếp tục thực hiện cam kết chia cổ tức bằng tiền trong 5 năm liên tiếp.

Lăng kính chứng khoán 14/5: Tạm ngưng mua mới

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co trong biên độ 1.225 - 1.280 điểm để hấp thụ hết lượng cung bán ra trước khi quay lại xu hướng tăng.

Lăng kính chứng khoán 13/5: Chọn "tiền tươi thóc thật" thay vì kỳ vọng

Thứ 2, 13/05/2024 | 07:00
Tốc độ phục hồi lợi nhuận sẽ là yếu tố tiên quyết cần được quan tâm để tránh rơi vào trạng thái "bẫy giá trị" khi cổ phiếu tưởng rẻ nhưng lại không tăng trưởng.

Giá vàng 13/5: Vàng SJC "bốc hơi" hàng triệu đồng mỗi lượng

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:26
Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước rớt hàng triệu đồng đối với vàng SJC, mua vào chỉ còn 85,5 triệu đồng/lượng.

Hạ khối lượng đấu thầu tối thiểu trong phiên đấu thầu vàng sắp tới

Thứ 2, 13/05/2024 | 16:08
Trong lần đấu thầu này, khối lượng đấu thầu tối thiểu đã giảm 200 lượng so với phiên đấu thầu gần nhất ngày 8/5, từ 7 lô xuống còn là 5 lô, tương đương 500 lượng.