Nỗi lo về

Nỗi lo về "quyền lợi và tác động" trong chọn sách giáo khoa

Thứ 4, 23/03/2022 | 15:01
0
Đến nay Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT đã triển khai được 2 năm, tuy nhiên vẫn rất nhiều ý kiến trái chiều trước quy trình lựa chọn sách giáo khoa.

Kể từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, câu chuyện về sách giáo khoa tưởng như chưa bao giờ lắng xuống. Chương trình đã có nhiều tính ưu việt, phù hợp với tình hình thực tiễn, phát huy trí lực cho học sinh…

Tuy nhiên, việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa cho tới thời điểm này chưa bao giờ kết thúc. Đặc biệt là dư luận chỉ ra những bất cập, lỗi sai, những tồn tại về phát hành có dấu hiệu bất thường ở Nhà xuất bản Giáo dục và các cơ sở giáo dục đã cho thấy sự lo lắng đó là có thật. Dư luận cho rằng, nếu như chọn sách kiểu như thời gian vừa qua dần dần sẽ dẫn đến câu chuyện quay trở lại thời kỳ độc quyền.  

Giáo dục - Nỗi lo về 'quyền lợi và tác động' trong chọn sách giáo khoa

Ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên.

Đừng đánh mất những ưu việt của chương trình giáo dục phổ thông mới

Năm học 2022-2023, học sinh lớp 3; 7 và 10 sẽ bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới, thời điểm này dư luận và phụ huynh đặc biệt quan tâm đến viêc địa phương mình sẽ lựa chọn bộ sách của nhà xuất bản  nào cho học sinh.

Là một trong những đơn vị đặc biệt quan tâm và đề cao việc lựa chọn sách giáo khoa chương trình mới, ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã có có một vài trao đổi với phóng viên Người Đưa Tin về vấn đề này.

Theo ông Đức: “Trước đây mọi người có suy nghĩ, hội đồng của trường sẽ lựa chọn tài liệu phù hợp dù đúng hay sai thì tài liệu đó được thẩm định rồi, học sinh học tất cả các trường sẽ học đồng bộ theo tài liệu đó.

Và hiện nay, mọi người vẫn quan niệm là hội đồng của tỉnh lựa chọn một bộ sách nào đó phù hợp với địa bàn tỉnh để sau này thuận tiện cho việc quản lý, tập huấn, hướng dẫn giáo viên. Đồng thời, khi dạy học sinh, kiểm tra, đánh giá đồng bộ trên 1 bộ sách. 

Tuy nhiên, mỗi một môn học là một đầu sách, lựa chọn từng đầu sách của từng bộ sách là việc làm quan trọng, nó phải được dựa trên sự phù hợp đối với địa phương.

Thế nhưng, sau khi chọn xong, có câu chuyện về quyền lợi, về tác động...".

Giáo dục - Nỗi lo về 'quyền lợi và tác động' trong chọn sách giáo khoa (Hình 2).

Việc bất cập trong vấn đề sách giáo khoa ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh

Được biết, sau một năm thực hiện, thì năm học 2021-2022, đa số các tỉnh làm chậm lại nghe ngóng thăm dò các làm của các tỉnh khác, sau đó mới đưa lựa chọn theo phương án cho  tỉnh mình.

Năm nay Bộ GD&ĐT cũng có quan điểm là tôn trọng cơ sở (ý kiến của giáo viên, của nhà trường). Thực tế cho thấy, nhiều người lo ngại rằng nếu  mỗi tỉnh chỉ chọn có một bộ thì tính khách quan trong việc lựa chọn SGK sẽ bị mất đi.

Theo ông Đức: “Hội đồng của Sở như một khâu trung gian, tổng hợp và đưa lên Hội đồng chọn sách giáo khoa của tỉnh. Tỉnh quyết định khâu cuối cùng. Hội đồng của tỉnh chọn 2 thì về Sở chọn 1 trong 2. Các trường sẽ lựa chọn theo hướng đó. Mỗi một môn có khoảng độ 3 đầu sách, có môn thì nhiều hơn”.

Mỗi bộ có trên dưới 10 môn, tùy từng lớp và cấp học. Dẫn chứng về điều đó, ông Đức đưa ra ví dụ: Hai bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, và một bộ sách giáo khoa xã hội hóa Cánh Diều, thông thường một tỉnh có khoảng mấy trăm trường, mấy trăm trường như thế cũng có lác đác vài trường sẽ chọn một bộ là ít nhất. Cũng có nhóm khoảng 50-60 % chọn bộ chụm; nhóm khác 30-40 % chọn bộ sách còn lại”.

Vấn đề đặt ra là, theo tỉ lệ, nếu số trường chọn bộ sách giáo khoa nào tỉ lệ lớn hơn 50/0 thì bộ sách ấy sẽ được tỉnh duyệt cho địa phương. Trên thực tế, bộ sách giáo khoa không được chọn chưa đến 50/0 thì bị ...loại. Cho dù bộ sách giáo khoa ấy được thừa nhận là bộ sách có nhiều cuốn hay, có tỉ lệ giáo viên ủng hộ không nhỏ.

Đã có những tỉnh hô “biến” những tập sách ở các khối, lớp trong bộ sách giáo khoa mà thầy trò đang sử dụng với những đánh giá tích cực, như Phú Thọ, ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở miền Nam.

Câu hỏi đặt ra là, liệu có tác động tiêu cực bất thường nào đó, dẫn tới việc thay đổi ngoạn mục này không. Bởi khi thị trường sách giáo khoa không minh bạch về cách  phát hành, thì việc cá lớn nuốt cá bé sẽ là nhãn tiền.

Mà năm qua, Công ty đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam ( trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) là một ví dụ, khi 9 tháng đầu năm, chi tới gần 54 tỷ đồng để giới thiệu sách và phát triển thị trường cũng khiến nhiều người giật mình về cách chiếm lĩnh thị trường có một không hai này.   

Giáo dục - Nỗi lo về 'quyền lợi và tác động' trong chọn sách giáo khoa (Hình 3).

Cần lấy những ý kiến từ phía người giảng dạy trong chọn sách giáo khoa

Nếu không lựa chọn cẩn thận có thể quay về lối mòn cũ

Đó là ý kiến được nhiều chuyên gia nhận định. Trước đây, bộ nào ít ít lỗi nhất, có tính ưu việt, phù hợp với địa phương thì sẽ chọn một bộ. Với quan điểm chọn sách giáo khoa năm nay, phần lớn những bộ sách nào có tỉ lệ chọn thấp, chỉ một số ít trường chọn thì gần như là loại khỏi danh sách. Như thế lại quay lại ngày xưa... Còn những bộ vượt trội hẳn lên thành tốp trên 50% hoặc 30-40%, thì sau đó đẩy bài toán về các trường.

Theo nhiều chuyên gia, nếu như chọn kiểu như năm qua sẽ dẫn đến câu chuyện quay trở lại thời kỳ độc quyền một bộ sách, phá hỏng đi chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa - một chủ trương rất đúng đắn của Chính phủ .

“Ngày xưa làm theo kiểu “ăn chắc”, có nghĩa Bộ GD&ĐT phải chọn một bộ đưa hẳn vào trong nghị quyết từ Quốc hội. Tuy nhiên, giờ nếu như làm như thế thì 100% quay lại đúng cái cũ, những bộ sách khác sẽ chết ngay, không có cơ hội để tồn tại, dù có nhiều ưu điểm, và tính ưu việt. Nếu chỉ vì lý do này hoặc lý do khác trong việc chọn sách giáo khoa, thì vấn đề sẽ khác đi rồi. Nó mất đi sự cạnh tranh lành mạnh, tích cực, có nghĩa là chọn vì chất lượng bộ sách.  Bởi vậy, việc tôn trọng ý kiến từ cơ sở giáo dục là rất cần thiết. Khi không có sự áp đặt nữa thì sẽ giải quyết được bài toán không quay về lối cũ”, ông Đức cho biết thêm.

Được biết, đến ngày 15/4, các Sở phải phải xong việc lựa chọn sách giáo khoa mới cho năm học mới. Theo đó, thời điểm này đã gần cuối tháng 3, các phòng đã phải gửi kết quả đánh giá về Sở rồi.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, việc lựa chọn vẫn tiếp tục vì Bộ GD&ĐT mới bổ sung một số vấn đề, giờ lại tiếp tục cho nghiên cứu, giới thiệu tiếp vì Bộ GD&ĐT vừa duyệt xong. Việc kế tiếp sau đó , là các nhà xuất bản lại tổ chức giới thiệu, tập huấn, để hội đồng thẩm định chọn sách giáo khoa so sánh sau đó bổ sung, lúc đó hội đồng của tỉnh ngồi lại quyết định .

Theo ông Đức: “Hội đồng của tỉnh nghiên cứu các quan điểm về bài nào, nội dung nào hay… cứ có quan điểm đi đã. Nếu khớp nhau rồi thì được chỉ cần đưa ra bản thảo, thảo luận rồi bỏ phiếu, theo nguyên tắc bỏ phiếu. Trên địa bàn một tỉnh không thể nói là 100 tính phù hợp giống nhau, cho nên là phải có nhiều bộ mới khách quan.

Quan điểm của tôi là, cần lựa chọn tính ưu việt, tinh túy của từng bộ sách để lựa chọn các môn học cho phù hợp với đặc thù địa phương. Mỗi bộ sách giáo khoa có những bộ môn hay, chuẩn, mà chúng ta phải công bằng, khách quan để lựa chọn cho đúng kẻo thiệt thòi cho giáo viên và học sinh. Đừng để sự lựa chọn cảm tính, hoặc vì lý do  ngoài sách giáo khoa  trong việc lựa chọn”.

Thời gian qua, và cho đến thời điểm hiện nay, việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có nhiều sách lỗi, thiếu khoa học và thiếu chuẩn xác rải rác ở các bộ SGK lớp 1,2, 6...thậm chí việc thu hồi những cuốn sách sai để in lại cho thầy trò được dạy và học sách đúng, nhiều cơ sở giáo dục cũng muốn Bộ GD&ĐT cũng như Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần có hồi âm trên công luận, để xã hội được biết. Trước thềm năm học mới, sự minh bạch trong thông tin và thái độ cầu thị của Bộ GD&ĐT và  Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là cần thiết, càng sớm càng tốt.

Việc sửa đổi thông tư 25 là rất cần thiết . Hãy để cho giáo viên được quyền quyết định chọn bộ sách của địa phương mình. Bộ GD&ĐT cần giám sát quá trình chọn sách giáo khoa, nếu không  việc chỉ đạo sẽ là vô ích. Tránh hiện tượng đánh trống bỏ dùi.

 

Linh Linh

Thông tư 25 dễ dẫn đến nguy cơ độc quyền sách giáo khoa

Thứ 3, 22/03/2022 | 08:00
Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về vấn đề chọn sách giáo khoa, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có phương án giải quyết.

Nhà xuất bản nên sớm khắc phục những thiếu sót khi không dạy chữ “P”

Thứ 6, 04/03/2022 | 08:02
Việc không sớm sửa đổi những hạt sạn sẽ gây ảnh hưởng đối với các em học sinh khi phải học những bộ sách này.

Ai nên quyết định chọn sách giáo khoa?

Thứ 4, 24/11/2021 | 13:19
Dù đã hơn 1 năm kể từ ngày Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh việc thực hiện việc hướng dẫn chọn sách này.
Cùng tác giả

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.
Cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Trường chuyên ở Hà Nội "tăng nhiệt" tỉ lệ chọi

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:40
Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.