Nỗi ám ảnh của nữ thẩm phán về đứa trẻ tật nguyền

Nỗi ám ảnh của nữ thẩm phán về đứa trẻ tật nguyền

Thứ 7, 09/02/2013 | 10:13
0
Sau phiên tòa xét xử ly hôn, bé Nguyễn Kim A. mới 3 tuổi, bị liệt cả hai chân đã bị các bậc sinh thành chối bỏ ngay tại bàn của thẩm phán. Điều đáng nói là cả cha lẫn mẹ của bé đều là những người có hiểu biết và điều kiện kinh tế.

Kể lại câu chuyện này với phóng viên, bà Ngô Thị Minh Ngọc, Phó chánh án thường trực, TAND TP. Hà Nội vẫn còn trăn trở, day dứt về tình người sau mỗi vụ án.

Vứt con "ăn vạ” thẩm phán sau phiên tòa ly hôn

Năm 1980, bà Ngô Thị Minh Ngọc vào ngành tòa án. 25 năm làm thẩm phán, bà cùng đồng nghiệp xét xử rất nhiều vụ án về hôn nhân gia đình, phân chia tài sản theo pháp luật, thừa kế... Tâm huyết và lòng nhiệt tình với nghề của bà và đồng nghiệp chưa bao giờ vơi.

Thành công đối với bà và đồng nghiệp là những vụ án tranh chấp được hòa giải thành công để cha mẹ, anh em, những người trong quan hệ huyết thống thương yêu nhau hơn, hàn gắn lại tình cảm đã bị sứt mẻ, chiến thắng sự tham lam ích kỷ, cùng nhau đoàn kết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ. Hay khi hòa giải thành, hai vợ chồng về đoàn tụ, xây dựng gia đình để những đứa trẻ không bị thiếu cha, vắng mẹ.

Bên cạnh những thành công thì nỗi buồn và sự day dứt luôn đan xen, bởi mỗi vụ án lại xuất phát từ những nguyên nhân, hoàn cảnh khác nhau. Có nhiều vụ án đến nay, thẩm phán Ngọc vẫn còn cảm thấy xót xa, ám ảnh... Khi tôi hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời làm thẩm phán, với khuôn mặt nghiêm nghị, ánh mắt thoáng buồn, bà Ngọc thổ lộ: "Trong cuộc đời làm công tác xét xử, có rất nhiều kỷ niệm vui buồn mà tôi không thể kể hết được. Vui là khi người thẩm phán đồng lòng, chung sức cùng đồng nghiệp nghiên cứu hồ sơ, tìm ra sự thật để giải oan cho những người vô tội, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Làm việc trong ngành tòa án là tham gia vào việc bảo vệ công lý, góp phần chống lại cái ác, ngăn chặn, lên án cái xấu. Công việc đã tạo cho chúng tôi biết và cảm nhận được vô số cuộc đời, thân phận".

Ngược dòng thời gian, bà Ngọc nhớ lại năm 1989, khi đó bà ngồi ghế chủ tọa: "Sự việc cách đây 23 năm nhưng đối với tôi nó như mới xảy ra ngày hôm qua. Vụ án đó không chỉ là nỗi buồn mà còn là điều khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Lúc đó, tại TAND quận Hoàn Kiếm, tôi ngồi ghế chủ tọạ xét xử vụ án ly hôn của hai vợ chồng anh Nguyễn Văn M. và chị Lê Thị Th.. Chuyện vợ chồng chia tay là điều rất không ai muốn. Người ta thường ví sau ly hôn giống như giai đoạn để tang, nhưng tôi nghĩ cả hai đều có học thức, công việc ổn định, kinh tế đầy đủ nên khi chia tay họ sẽ nhẹ nhàng, có văn hóa hơn. Nhưng trái lại, họ lại đối xử với nhau thật "cạn tàu ráo máng".

Pháp luật - Nỗi ám ảnh của nữ thẩm phán về đứa trẻ tật nguyền

Bà Ngô Thị Minh Ngọc- phó chánh án thường trực, TAND TP. Hà Nội.

"Trong quá trình xét xử, có một chi tiết về thái độ và cách hành xử của hai vợ chồng anh M. khiến tôi lúc đó vừa khó xử, vừa xót xa cho một kiếp người. Đó là cô con gái của họ là cháu Nguyễn Kim A., mới lên 3 tuổi bị liệt cả hai chân. Tại phiên tòa, cả hai vợ chồng anh M. đều không ai nhận nuôi bé Kim A.. Trước tình cảnh như vậy, tôi quyết định giao cháu Kim A. cho người mẹ.

Nhưng sau phiên tòa, chị vợ tự nhiên bế cháu bé đặt lên bàn làm việc của tôi rồi nói: "Tôi không chấp nhận nuôi, trả lại cho chị!". Lúc đầu tôi nghĩ chị ta đang trong cơn thịnh nộ, bực bội anh chồng nên mới làm như vậy nên tôi ôm lấy cháu bé để cháu khỏi ngã và không phản ứng gì.

Trong đầu tôi nghĩ chị ta nguôi giận sẽ quay lại đón bé. Nhưng tôi chờ mãi vẫn không thấy chị ấy quay lại. Còn đứa bé cứ khóc ngằn ngặt trên tay tôi, thậm chí tè dầm ra áo tôi. Đến lúc này, tôi mới biết chị ta bỏ con thực sự. 4h chiều tôi và đồng nghiệp phải bế cháu ra công an phường, nơi chị ta sinh sống để tìm hướng giải quyết", bà Ngọc trầm ngâm.

Ít ai biết được rằng, đằng sau vẻ nghiêm khắc vị thẩm phán này là một trái tim "nóng" và một cái đầu "lạnh". Chính những tư chất đó đã giúp bà giải quyết được nhiều vụ án phức tạp, éo le. Với tư cách là một nữ thẩm phán, bà hiểu được tâm tư người phụ nữ khi phải chia tay chồng là điều cực kỳ đau khổ: "Tôi đã thức tỉnh tình mẫu tử, thuyết phục và phân tích cho người mẹ trẻ hiểu được quyền cũng như nghĩa vụ làm mẹ. Các cụ có câu cá chuối đắm đuối vì con, hơn nữa cháu lại bị khuyết tật như thế này, đáng nhẽ em phải yêu thương con nhiều hơn, để bù đắp thiệt thòi mà cháu đang phải gánh chịu. Đừng nên giận chồng rồi đổ mọi thù hận lên đầu con cho hả giận vì đứa trẻ không có tội tình gì".

Sau công đường có cả nước mắt

Khi kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện trên, bà Ngọc vẫn cảm thấy sốc về hình ảnh của các bậc làm cha làm mẹ đối với bé Nguyễn Kim A.. Mặc dù bà và đồng nghiệp đã hết lời khuyên giải cho chị Lê Thị Th. (mẹ của cháu Kim A.) nhưng chị ta vẫn một mực không nhận nuôi con. Cuối cùng, bà Ngọc phải yêu cầu chị Th. thực hiện đúng bản án. "Tình cảm không giải quyết được thì áp dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành", bà Ngọc cho biết.

Từng làm vợ, làm mẹ nên bà Ngọc hiểu hơn ai hết khi vợ chồng phải chia tay nhau, người thiệt thòi nhất không ai khác chính là những đứa con. Nhưng ở một góc độ nào đó, trong một trường hợp, việc hai vợ chồng đưa nhau ra tòa lại là một giải pháp cứu cánh cho mỗi số phận con người. Bà Ngọc cho biết: "Chuyện về những người phụ nữ bị chồng ngược đãi, đánh đập nhiều năm vẫn không dám lên tiếng bảo vệ mình trong khi gia đình, xã hội, luật pháp đã có đủ điều kiện để giải quyết điều đó. Cực chẳng đã, đến khi ra toà ly hôn thì họ đã phải chịu nhẫn nhục gần hết cả cuộc đời. Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao những người đàn ông đã từng nói lời yêu thương đối với người phụ nữ khi họ còn trẻ để họ tin tưởng gửi gắm cả cuộc đời mình. Nhưng đến một ngày khi tình cảm không còn ấm áp (có thể do tính tình không hợp, có thể do lỗi từ một trong hai người), họ lại quay ra đối xử tệ bạc, thậm chí là thượng cẳng chân hạ cẳng tay đối với người phụ nữ một thời đã từng yêu say đắm?".

Theo thẩm phán Ngọc thì hiện xã hội đã có nhiều thay đổi, người phụ nữ cần được giải phóng, quan tâm chăm sóc hơn. Ai cũng mong muốn điều đó nhưng để thực hiện thì không hề đơn giản. Hiện nay, luật Phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực, là điểm tựa cho những người phụ nữ yếu đuối.  Vì thế, người phụ nữ phải biết chủ động, biết vươn lên để không phải sống phụ thuộc vào người khác,  đặc biệt là nên biết tự bảo vệ mình trước mọi tình huống.

Nói về nỗi buồn thậm chí có cả nước mắt của những người làm thẩm phán, bà Ngọc cho biết: "Trong nhiều vụ việc, đương sự làm đơn ra toà về việc phân chia tài sản. Khi xét xử bên được bên mất, đương sự không cần biết đúng sai. Họ sẵn sàng lăng mạ, chửi bới thô tục đối với thẩm phán. Đó là những áp lực mà không thể nói là dễ dàng vượt qua. Nhiều thẩm phán bị đương sự chửi bới, về nhà họ mới dám đóng cửa phòng ngồi khóc vì oan ức.

Nhưng chúng tôi đã xác định, vào ngành phải biết chấp nhận và hiểu được tâm lý  của người khác. Khi đến tòa, đương sự vốn đã mang tâm trạng bức xúc, có người kìm nén được, có người do hiểu biết còn hạn chế, hoặc do tính nóng nảy không kiềm chế được nên có thái độ không đúng mực. Chúng tôi,  thường tự nhắc nhở nhau thực hiện tốt chỉ thị của Chánh án TANDTC về ý thức tổ chức kỷ luật, văn hóa ứng xử trong hoạt động xét xử. Trong bất kỳ tình huống nào, hoàn cảnh nào cũng không được tỏ thái độ không tốt đối với người dân".

Bằng cái tâm, sự dịu dàng, mềm dẻo nhưng cũng vô cùng cứng rắn, bản lĩnh, những nữ thẩm phán đã đảm nhiệm tốt trọng trách lãnh đạo mà Nhà nước và xã hội giao phó. Bà Ngọc nhớ lại: "Một số vụ án lớn mà người ngồi ghế chủ toạ là nữ thẩm phán, đã khiến dư luận khâm phục, đồng tình như: Vụ án Khánh "trắng", Phúc "bồ", PMU 18...".

Mặc dù công việc áp lực, sức ép là vậy nhưng thẩm phán Ngọc luôn cùng đồng nghiệp hoàn thành tốt trọng trách. Bà Ngô Thị Minh Ngọc hiện đang giữ vị trí là Phó chánh án thường trực,  TAND TP. Hà Nội. Đằng sau cái vẻ nghiêm nghị tưởng như sắt đá trên công đường ấy, ngoài đời thẩm phán Ngọc là một người vợ, người mẹ dịu dàng, luôn lo lắng cho chồng con chu đáo mọi bề.

Lương Liễu

Đập chết cả đàn gà chọi, có dấu hiệu lạm quyền

Chủ nhật, 27/01/2013 | 12:07
Báo Người đưa tin nhận được thông tin phản ánh, cơ quan chức năng gồm tổ bảo vệ dân phố, công an Phường An Khánh, Thú y Quận Ninh Kiều đã “xông” vào nhà ông Hồ Văn Khải, “tự ý” đập chết 50 con gà chọi. Với trị giá mỗi con gà chọi từ 5 triệu trở lên thì tổng thiệt hại gia đình ông Khải phải gánh chịu lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nước mắt người mẹ trong phiên tòa thấm đẫm tình người

Chủ nhật, 27/01/2013 | 10:16
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Cố ý gây thương tích hôm đó, người mẹ già lẳng lặng dắt đứa con bị động kinh đến để đứng vào vị trí... bị cáo và bà là người giám hộ. Cả khán phòng, ai cũng thầm cảm thương cho người mẹ già phải chịu bất hạnh vì "con dại cái mang"...
Cùng chuyên mục

Bình Thuận: Nhóm đối tượng tự ý dọn đồ đạc, đuổi người ra khỏi nhà, lãnh án tù

Thứ 7, 18/05/2024 | 18:19
Đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm, theo dõi do tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, tạo dư luận xấu.

Bình Phước: Thu giữ số lượng lớn rượu ngoại ở khu vực biên giới

Thứ 7, 18/05/2024 | 18:00
Một số lượng lớn rượu ngoại, không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước thu giữ.

Quảng Nam: Tạm giữ người đàn ông không chịu đo nồng độ cồn, đánh công an

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:43
Hiện vụ việc đang được Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ ly hôn 100 tỷ ở Đà Nẵng: Người chồng nhận phần lớn tài sản

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:39
Mặc dù tổng tài sản trong vụ kiện ly hôn 119 tỷ đồng, nhưng phía nguyên đơn chỉ nhận được 8 tỷ đồng, sau khi khấu trừ nợ chung.

Hà Nội: Một phụ nữ bị lừa 4 tỷ đồng vì ứng tiền thanh toán lấy hoa hồng

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:15
Sáng 18/5, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, đang điều tra vụ một phụ nữ bị lừa mất 4 tỷ đồng với thủ đoạn ứng tiền thanh toán hộ để nhận hoa hồng.
     
Nổi bật trong ngày

Giao xe cho cháu chưa đủ tuổi điều khiển, bà ngoại bị khởi tố

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bà Hoàng Thị Tha (SN 1958, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) vừa bị khởi tố vì giao xe máy cho cháu ngoại chưa đủ tuổi điều khiển, gây tai nạn giao thông.