Những trẻ nào có nguy cơ biến chứng nặng do cúm B?

Chủ nhật, 11/12/2022 | 09:52
0
Cúm B cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn.

Thời tiết miền Bắc trở lạnh trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các các bệnh hô hấp gia tăng, trong đó có nhiều trẻ mắc cúm B.

Vậy, những trẻ nào có nguy cơ biến chứng nặng do cúm B?

Theo PGS.TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, phần lớn người mắc bệnh cúm B nhẹ, tự khỏi.

Tuy nhiên, cúm B cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: Viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan (rất hiếm).

(Ảnh minh họa).

Trẻ có nguy cơ biến chứng nặng:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi.

Trẻ có các bệnh mạn tính: Bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh/mắc phải, bệnh gan, bệnh thận, bệnh hen, bệnh phổi mạn, bệnh tăng áp phổi, trẻ được dùng các thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh ung thư, bệnh máu rối loạn chuyển hóa, béo phì…

Triệu chứng của trẻ mắc cúm B

Cũng giống như mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức. Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, và đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.

Phần lớn bệnh cúm B nhẹ tự khỏi, tuy nhiên vi rút cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do vi rút cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như: viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan nhưng rất hiếm.

Cha mẹ cần cho trẻ mắc cúm B đến các cơ sở y tế khi thấy các dấu hiệu sau:

- Trẻ sốt cao ≥ 39,5 độ C dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26-29 độ, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ. Hoặc trẻ sốt cao ≥ 38,5 độ C quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm;

- Trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp;

- Mạch nhanh so với tuổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao);

- Trẻ không ăn/uống;

- Trẻ có biểu hiện mất nước: môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/lưỡi khô, khát nước đòi uống nước, hoặc đi tiểu ít (theo dõi thấy bỉm/tã ít ướt hơn bình thường);

- Thay đổi ý thức: trẻ không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật…

- Trẻ lớn thấy kêu đau bụng/đau ngực, nôn nhiều...

- Hoặc cha/mẹ/người chăm sóc cảm thấy lo lắng bất an về trẻ;

- Trẻ có các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng.

DIỆU THU

Cùng chuyên mục

Quan điểm bất ngờ của ông Zelensky về lý do vùng Kharkiv rơi vào tình thế nguy cấp

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:09
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói không phải Mỹ mà cả thế giới "có lỗi" khi để Nga có cơ hội tiến công ở vùng Kharkiv.

Đi bắt thứ sâu dài lúc nhúc về bán mà đếm tiền mỏi tay

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:57
Nhìn đám sâu bò lúc nhúc trên cây nhiều người không khỏi rùng mình. Tuy nhiên đây lại là món ăn hấp dẫn nhiều thực khách.

Có máy giặt nhưng vẫn đều đều giặt tay mỗi ngày, làm sao để nhàn nhất có thể?

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:54
Dù máy giặt đã khá phổ biến ở hầu hết các gia đình Việt trong thời buổi hiện nay, tuy nhiên các bà nội trợ đảm đang vẫn chọn cách tự giặt tay những bộ quần áo có vết bẩn khó sạch hay loại vải khó chiều.

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:53
Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2024

Triển lãm Autotech & Accessories 2024 khai mạc với nhiều cái mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:53
Triển lãm Autotech & Accessories 2024 lần thứ 20 đã khai mạc và diễn ra từ ngày 16 – 19/5.