Những kiểu “ăn Tết” chỉ có trong... trại giam

Những kiểu “ăn Tết” chỉ có trong... trại giam

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
0
Vào trại tạm giam công an tỉnh Yên Bái những ngày giáp Tết, không khí nơi đây có vẻ như lạnh hơn nhiều. Trừ cán bộ của trại, những bị can, bị án đều bị biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Họ ăn Tết như thế nào? Họ đã làm gì khi Tết đến, xuân sang?

"Sáng kiến" chỉ được "phát tiết" ở trại

Giám thị trại tạm giam công an tỉnh Yên Bái G - thượng tá Tạ Khắc Hồng cho biết: Vì là trại tạm giam nên số lượng phạm nhân ít hơn rất nhiều so với số lượng bị can. Trại có phạm nhân, bị can có ý thức cải tạo tốt, nhưng cũng còn không ít bị can chưa chấp hành và có thái độ, hành động chống đối. Thậm chí, vì bị giam, không phải lao động nên một số bị can có "sáng kiến" gây sự chú ý, gây rắc rối, gây khó khăn cho cán bộ quản giáo. Theo thượng tá Hồng, những "sáng kiến" đó chỉ có điều kiện, cơ hội phát tiết ở trại giam mà thôi. Nó mang tính rất đặc trưng, nói vui, nếu trong hoạt động kinh tế thì gọi là "thương hiệu".

Pháp luật - Những kiểu “ăn Tết” chỉ có trong... trại giam

PV tiếp xúc với phạm nhân Nguyễn Tiến Hương

"Sáng kiến" thứ nhất", có tên là "đi xe". Trò "đi xe" này là "phương tiện giao lưu" hữu hiệu giữa các phạm nhân, bị can ở cùng dãy nhưng khác phòng. Họ kết một cái dây dài. Chất liệu là vải, được xé ở gối, quần áo, chăn, màn... hoặc bất cứ thứ gì có thể (do họ giấu được mang vào trong phòng), rồi kết lại với nhau thành cuộn. Cuộn dây này dài hay ngắn tùy thuộc vào nhu cầu "giao lưu" của bị can đó với bị can ở phòng khác.

Kết dây xong, họ cuộn lại, luồn vào thanh sắt ở ô cửa chính, ném sang phòng bên cạnh. Phòng bên cũng luồn dây vào thanh sắt, có nhu cầu "giao lưu" gì, buộc vào dây, rồi kéo. Nó như cái ròng rọc chạy đi chạy lại quanh những mối buộc đó. Gọi là trò "đi xe". Trò này, "giúp" phạm nhân, bị can "giao lưu" đồ ăn, đồ uống, thậm chí là điếu thuốc lá, hoa quả, giấy bút; mượn nhau cái bàn chải, tuýp thuốc đánh răng...

"Sáng kiến" thứ hai là "quăng dây"", vặt đu đủ, rau đem vào phòng, luộc, muối dưa để ăn. Cụ thể, các phạm nhân, bị can này rút từng sợi chiếu ngủ, chun quần, dây giày hỏng... bện thành một cái dây dài, cứng. Trước mỗi buồng giam là dãy cây ăn quả, khu đất vườn trồng rau. Thỉnh thoảng, quản giáo phát hiện, vài cây bắp cải, su hào không cánh mà bay, chỉ còn trơ hốc đất. Lúc đầu, quản giáo cho rằng, bị chuột tha... Nhưng chuyện này xem ra hơi vô lý, bởi chuột chỉ gặm bắp, củ chứ không bao giờ nhổ cả gốc lên. Quản giáo lại nghĩ: hay có trộm vào trại giam? Chuyện này càng vô lý hơn!

Hết rau bị nhổ trộm lại đến quả đu đủ tít trên ngọn cao cũng bị vặt. "Không thể như vậy được!" - các quản giáo nghĩ. Qua theo dõi, các quản giáo tình cờ phát hiện, trò "quăng dây" của bị can, phạm nhân chính là "thủ phạm trộm vặt".

"Sáng kiến" trộm gà cũng rất "độc". Gà là vật được nuôi khá nhiều trong trại. Phạm nhân", bị can bớt một phần rất ít cơm trong khẩu phần ăn hàng bữa, vãi ra trước cửa phòng, cho gà ăn. Gà thấy thức ăn thường xuyên nên cứ đến giờ lại rủ nhau đến cửa các phòng giam tìm, chờ mồi. Lúc đó, phạm nhân, bị can mới ra tay trộm. Họ rắc thức ăn cho gà ở những vị trí dễ quan sát, dễ hành động như gần tường, gần cột... gà muốn mổ thức ăn thì phải đi qua dây thòng lọng. Dây thòng lọng này được thả từ trên mái nhà xuống, khi gà đã vào trong thòng lọng, bị can kéo dây thít chặt vào cổ, chân gà rồi kéo lên, cho vào buồng giam rồi giết thịt... thượng tá Tạ Khắc Hồng nửa đùa nửa thật: "Họ khá thông minh đấy chứ"!?

Tết đặc biệt

Thượng tá Hồng cho biết: Trong trại, phạm nhân, bị can là người Kinh rất ít, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Họ không ăn Tết chung với Tết của người Kinh. Bởi thế, Tết đối với họ đặc biệt và của riêng họ mà thôi. Tết Nguyên đán là Tết chung, họ cũng tham gia nhưng bình thường, không háo hức, không đợi chờ, không mong mỏi... Người Mông ở Yên Bái ăn Tết vào ngày 1/1 dương lịch hàng năm, ngày mà chúng ta gọi là tết Tây. Vì thế, ngày 1/1 dương lịch là ngày rất đặc biệt với họ nhưng lại bình thường với phạm nhân người Kinh, người dân tộc thiểu số khác. Ngày đặc biệt đó của họ, cán bộ quản giáo, có thể trực tiếp là giám thị trại gặp mặt, động viên, chúc mừng bằng chính thứ tiếng dân tộc của họ khiến các phạm nhân, bị can là người dân tộc Mông rất cảm động.

Pháp luật - Những kiểu “ăn Tết” chỉ có trong... trại giam (Hình 2).

Thượng tá Tạ Khắc Hồng đang trao đổi với PV

Phạm nhân Nguyễn Tiến Hương, 54 tuổi, ở huyện Văn Chấn, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Phạm tội lần đầu, án nhẹ, thân nhân tốt, Hương được ở lại trại tạm giam cải tạo, tâm sự: "Vợ tôi là cán bộ y tế bệnh viện thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái; 2 con đã đi học đại học... Vào trại, tôi lại được sự giúp đỡ của cán bộ nên cố gắng cải tạo tốt để nhanh được về sum họp gia đình. Ngày tết, cũng như các phạm nhân có gia đình khác, tôi nhớ vợ, nhớ con lắm. Tết vừa qua, trại tổ chức đón xuân tập thể, rất vui. Các phạm nhân, bị can được hưởng chế độ tết khác hẳn với ngày thường, được nghỉ ngơi (không phải đi lao động), được ăn những món truyền thống, ngon, nhiều hơn ngày thường; được gọi điện về hỏi thăm gia đình. Tết này, tôi được trại cho vợ con xuống ăn Tết cùng đấy".

Quy định của trại là phạm nhân nào cải tạo tốt trong năm, cuối năm được xem xét mời vợ con xuống cùng đón giao thừa...

... Và, những nỗi niềm

Thượng tá Hồng khẳng định: Những ngày Tết cán bộ, quản giáo của trại không được nghỉ, làm việc với cường độ cao hơn, chịu nhiều sức ép về tâm lý hơn. Cán bộ không được ăn Tết cùng gia đình, phải làm việc vất vả hơn ngày thường và luôn luôn ở tư thế sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh. Bởi có phạm nhân, bị can lợi dụng ngày tết, sự sơ hở của quản giáo để làm bậy, để gây sự, để tuồn vào phòng giam những vật dụng cấm.

Pháp luật - Những kiểu “ăn Tết” chỉ có trong... trại giam (Hình 3).

Phạm nhân đang lao động - "chăm" cá - để cải thiện khẩu phần bữa ăn hàng ngày

Các phạm nhân, bị can có rất nhiều mánh khóe "qua mặt" cán bộ để mang đồ vào phòng như: Cho điện thoại vào miệng; nhét điện thoại vào trong hộp sữa nước; cho vào trong quả dưa; hộp bánh. Thậm chí, họ còn nhét bật lửa, viên đá lửa, mẩu dây đồng, mẩu sắt nhọn... bé tí ti vào trong cái bánh trứng, bánh ChocoPie... mang vào buồng giam phục vụ cho những mục đích riêng, không tốt của mình. Dây đồng là để xăm hình; bật lửa, đá lửa là để nấu thức ăn ăn trộm được; để lấy lửa hơ vào còng; lấy mẩu sắt nhọn cưa, lấy muối hoặc nước mắm đổ vào còng sắt để còng nhanh bị hoen rỉ, dễ cưa...

Có phạm nhân, bị can còn thủ đoạn tới mức, mỗi lần cưa xong lại lấy cơm trộn vào với đất, đắp vào còng cho bằng phằng như cũ để nếu quản giáo lơ là, chủ quan, chỉ nhìn qua thì không bao giờ phát hiện ra trò ma quái của chúng. Quản giáo kiểm tra buồng giam, đối với những đối tượng bị còng, phải trực tiếp sờ tay vào còng, miết đi, miết lại cái còng sắt ấy xem có gì bất thường không.

Có quản giáo đã bị phạm nhân bất ngờ hôn, ôm trộm khi kiểm tra còng chân của họ. Khi còng mòn dần, phạm nhân thót bụng, xoay chân, bóp vào rồi rút chân ra, đi lại trong phòng giam. Phát hiện thấy cán bộ quản giáo từ xa, họ lại trở về vị trí cũ, dạ vâng, ngoan ngoãn như chẳng có chuyện gì xảy ra vậy.

Ngày Tết phạm nhân, không ít bị can bắt nạt nhau bằng trò chơi "chăn kiến". Họ vẽ một cái vòng nhỏ, bắt vài con kiến bỏ vào đó, kẻ bị cả phòng ghét nhất sẽ bị bắt ngồi ngắm, "chăn kiến". Nếu để kiến bò ra khỏi vòng tròn đã vẽ thì bị đánh đòn. Những cái khác trong ngày Tết của phạm nhân cũng chính là những cái khác trong ngày Tết của cán bộ trại. Quả thật, ánh mắt, nụ cười của Thượng tá Hồng, cán bộ, quản giáo của trại trước khi chia tay mang đến cho chúng tôi những phút chạnh lòng và dấu hỏi để rồi trong suy nghĩ luôn xuất hiện hai chữ: Giá như.

Quế Ngân - Ngân Giang


Cùng chuyên mục

Phúc thẩm Việt Á: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long được giảm án

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:03
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và một số bị cáo đã được xem xét chấp nhận kháng cáo và giảm án so với phiên sơ thẩm trước đó.

Mánh khoé của người đàn ông lừa bạn góp vốn đầu tư chiếm đoạt tiền tỷ

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:03
Chơi cờ bạc nợ nần nhiều, Thịnh lên kế hoạch lừa bạn góp tiền tỷ đầu tư làm ăn. Khi bạn yêu cầu trả tiền, Thịnh đưa ra nhiều lý do với mục đích trốn nợ.

Quảng Ngãi: Khởi tố vụ chìm sà lan làm 4 người chết, 5 người mất tích

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:02
Sà lan chìm trên biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) khiến 4 người tử vong nhưng không trùng danh sách đăng ký khi hoạt động.

Công an Quảng Bình truy nã đặc biệt đối tượng giết người rồi bỏ trốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:20
Sau khi giết "vợ hờ", đối tượng Thông đã nhắn tin cho người nhà rồi bỏ trốn từ ngày 6/5, không xác định được đang ở đâu.

Bình Thuận: Bắt đối tượng cưa trộm 1.100 cây keo lá tràm

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:18
Đối tượng khai nhận đã thực hiện hành vi cưa trộm keo lá tràm nhiều lần từ giữa tháng 4/2024. Thời gian thực hiện hành vi thường vào khoảng 20h đến 22h tối.
     
Nổi bật trong ngày

Cảnh báo nhóm tội phạm người nước ngoài đang phát triển ở Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:57
Liên tiếp các vụ trộm cắp, lừa đảo là người nước ngoài bị Cơ quan Công an khởi tố, triệt phá.

Cảnh giác các thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Thủ đoạn của các đối tượng này ngày càng tinh vi, am hiểu chính sách, người dân cần đặc biệt nêu cao cảnh giác, liên hệ với các kênh chính thống của BHXH Việt Nam.