Những dấu hỏi đằng sau quyết định dừng thay đổi Chủ tịch HĐQT Eximbank của toà án

Những dấu hỏi đằng sau quyết định dừng thay đổi Chủ tịch HĐQT Eximbank của toà án

Thứ 7, 30/03/2019 | 11:12
0
Câu chuyện về nhân sự cấp cao nhất ở Eximbank đang thu hút sự chú ý của dư luận, không chỉ bởi thời điểm thay đổi Chủ tịch HĐQT cách đại hội đồng cổ đông thường niên vỏn vẹn 1 tháng, mà còn những rắc rối đằng sau nghị quyết này.

5 ngày và những diễn biến bất ngờ

Chiều thứ Sáu (ngày 22/3), HĐQT ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) ban hành nghị quyết bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên Hội đồng Quản trị giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 – 2020) thay cho ông Lê Minh Quốc – Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập.

Thông tin này gây bất ngờ cho giới đầu tư, bởi chỉ sau đó 1 tháng (ngày 26/4), Eximbank sẽ tiến hành đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Bà Tú – cựu CEO NamABank cũng mới tham dự ban lãnh đạo cấp cao Eximbank cách đây gần 1 năm.

Tài chính - Ngân hàng - Những dấu hỏi đằng sau quyết định dừng thay đổi Chủ tịch HĐQT Eximbank của toà án

Ngân hàng Eximbank đang vướng lùm xùm tranh chấp "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT.

Ít lâu sau, ngày 27/3, Tòa án nhân dân Tp.Hồ Chí Minh bất ngờ ra Quyết định số 92/2019/QĐ-BPKCTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại điều 127 của Bộ luật Tố tụng Dân sự để buộc HĐQT Eximbank phải dừng thực hiện Nghị quyết số 112 về việc thay đổi Chủ tịch HĐQT cho đến khi giải quyết xong vụ án.

Các đồng bị đơn theo quyết định của Tòa bao gồm 7 thành viên Hội đồng quản trị của Eximbank, bao gồm: Ông Đặng Anh Mai, ông Lê Văn Quyết, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Hoàng Tuấn Khải, ông Yasuhiro Saitoh, ông Yutaka Moriwaki cùng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của Eximbank.

Ngay sau đó, Eximbank ra thông báo khẳng định “sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bao gồm: quyền khiếu nại, kiến nghị hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án ngay khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ, tài liệu; đồng thời, yêu cầu các cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

Như vậy có thể hiểu rằng, trước khi bị Tòa ra quyết định thì Eximbank chưa nhận được bất kỳ thông tin gì liên quan đến việc kiện tụng. Trong khi đó, theo trình tự tố tụng, khi nhận được đơn kiện, tòa án phải tiếp xúc, trao đổi với bị đơn, sau đó mới đi đến các quyết định tiếp theo.

Ngân hàng Nhà nước bị động?

Eximbank là tổ chức tín dụng, hoạt động theo luật Tổ chức dụng và cơ quan quản lý trực tiếp cao nhất là Ngân hàng Nhà nước. Với vai trò là cơ quan quản lý, việc thay đổi nhân sự cấp cao của các ngân hàng hoặc các quyết định khác có liên quan đến nhân sự cấp cao của ngân hàng thì cơ quan này phải được biết.

Ngoài ra, việc đình chỉ quyết định thay đổi nhân sự cấp cao ở ngân hàng còn do phía Ngân hàng Nhà nước thực hiện chứ chưa phải là tòa án. Nếu liên quan đến tranh chấp sau khi các cơ quan vào kiểm tra, xác minh và ra có kết quả cho thấy có vấn đề cần phải giải quyết, lúc đó NHNN mới đề nghị hoặc chuyển hồ sơ sang để Tòa án phối hợp thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.

Thế nhưng, theo tìm hiểu của PV, trước khi có Quyết định 92 ban hành, phía Ngân hàng Nhà nước không được thông báo cũng không được tham vấn điều gì, và rơi vào thế “bị động”.

Quyết định của Toà án có trái luật?

Sau 2 ngày Tòa án ra quyết định, Eximbank đã có đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng về việc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 92 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Trong đơn khiếu nại do Tổng giám đốc Lê Văn Quyết ký gửi Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Chánh án TAND và các cơ quan liên quan, nhà băng này nêu rõ 3 căn cứ để cho rằng quyết định của Tòa án TP. HCM là trái luật.

Thứ nhất, về tư cách người khởi kiện, ông Lê Minh Quốc không đủ tư cách để khởi kiện. Eximbank viện dẫn Khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014, theo đó người khởi kiện phải sở hữu ít nhất 1% cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng. Trong khi đó, ông Lê Minh Quốc - Thành viên HĐQT độc lập không phải cổ đông của Eximbank nên không có quyền khởi kiện như vụ án mà TAND TP.HCM đã thụ lý. Vì người khởi kiện không được quyền khởi kiện nên yêu cầu ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là trái pháp luật.

Thứ hai, về thẩm quyền thụ lý vụ án, căn cứ BPKC92, Tòa xác định ông Lê Minh Quốc tranh chấp thành viên công ty. Tuy nhiên đối chiếu với những tranh chấp về kinh doanh thương mại, quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự và những yêu cầu về kinh doanh thương mại tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì không có trường hợp nào phù hợp. Do đó, việc Toà án thụ lý vụ kiện tranh chấp thành viên công ty của nguyên đơn Lê Minh Quốc là không đúng thẩm quyền.

Vấn đề thứ ba là nội dung khởi kiện cũng là nội dung quan trọng nhất, là căn cứ để ông Lê Minh Quốc khởi kiện, "đòi lại" chiếc ghế Chủ tịch HĐQT.

Eximbank cho rằng, việc ông Lê Minh Quốc tố cuộc họp HĐQT của Eximbank ngày 22/3/2019 và ban hành Nghị quyết 112 là trái pháp luật là không đúng. Theo khoản 1 Điều 48 Điều lệ Eximbank thì HĐQT có thẩm quyền họp để bầu Chủ tịch và ra các quyết định khác. Khoản 2 Điều 48 quy định HĐQT có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Khoản 9 Điều này quy định cuộc họp HĐQT có thể được tổ chức khi có từ ¾  tổng số thành viên dự họp.

Theo ông Lê Minh Quốc, Khoản 2 Điều 92 Điều lệ Eximbank và Khoản 8 Điều 153 Luật Doanh nghiệp quy định Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ 3/4 tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định của khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên HĐQT dự họp.

Áp dụng với trường hợp của Eximbank, với cuộc họp lần thứ nhất tối thiểu phải có 8 thành viên dự họp. Nếu không đủ thì triệu tập cuộc họp lần hai trong vòng 7 ngày. Trong trường hợp này, chỉ cần tối thiểu 6 thành viên là cuộc họp được phép tiến hành.

Cổ đông ngân hàng thiệt hại, ai chịu trách nhiệm?

Như đã đề cập, việc ban hành quyết định số 92 của Tòa án thành phố có thể ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng. Nếu là một chủ thể bình thường, bị đơn bình thường thì có thể yêu cầu đền bù vì con số thiệt hại có thể tính toán được, tuy nhiên trong trường hợp là ngân hàng những thiệt hại là khó có thể tính toán được.

Đơn cử như trong ngày 28/3, cổ phiếu của EIB đi xuống làm cho vốn hóa của ngân hàng này bốc hơi 600 tỷ đồng – ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng chục nghìn cổ đông. Bên cạnh đó, những tác động đến hình ảnh thương hiệu, đến hiệu quả làm việc của hơn 6.000 cán bộ nhân viên Eximbank, của các khách hàng Eximbank… cũng không loại trừ khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của quý I.

Khi thiệt hại là rất lớn như ví dụ nói trên thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Tuy tòa án có dự tính một số tiền để đền bù thiệt hại nếu xảy ra khi đưa ra quyết định, nhưng với mức thiệt hại là vô cùng lớn như kể trên, chẳng hạn riêng ngày 28/3 đã là 600 tỷ đồng vốn hóa sụt giảm, thì với sự việc ra quyết định chưa thấu tình đạt lý, chưa khách quan dẫn đến thiệt hại như thế cơ quan này liệu có đền bù nổi? Nếu phải đền bù thì nguồn tiền lấy từ đâu, chẳng phải từ tiền thuế của toàn dân đóng vào hay sao?

Tham vấn ý kiến của giới luật sư, giới chuyên môn cho rằng quyết định của Tòa án TP.HCM chỉ là tạm thời, có thể sẽ dỡ bỏ nếu phía bị đơn có phản hồi hợp lý. Tuy nhiên, cũng theo các luật sư, với một sự việc khác, một chủ thể khác thì việt đưa ra quyết định vội vàng là đơn giản, vì nó không gây thiệt hại gì, song đối với chủ thể là ngân hàng, bị đơn là các lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng, là cổ đông chiến lược nước ngoài thì sự việc không đơn giản như vậy.

Bởi lẽ, ngân hàng là tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, tiền tệ, có thể ảnh hưởng tới an ninh tiền tệ của quốc gia và môi trường đầu tư của Việt Nam. Do vậy, một quyết định vội vàng của Tòa án có thể ví như “đùa với lửa”.

Đình Văn 

3 lý do Eximbank khiếu nại việc tạm dừng bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT Lương Thị Cẩm Tú

Thứ 6, 29/03/2019 | 17:47
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa có đơn khiếu nại về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 92/2019 ngày 27/3/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM đối với nghị quyết của HĐQT ngân hàng bầu bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch.

Diễn biến mới nhất liên quan vụ tranh chấp ghế Chủ tịch HĐQT Eximbank

Thứ 5, 28/03/2019 | 06:00
Khi Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa thông báo thụ lý hồ sơ của ông Lê Minh Quốc thì phía ngân hàng Eximbank bất ngờ phát đi thông cáo, trong đó nói rõ "sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp".

Tạm dừng khẩn cấp Nghị quyết bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT Eximbank Lương Thị Cẩm Tú

Thứ 4, 27/03/2019 | 17:23
Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm dừng thực hiện nghị quyết của HĐQT Eximbank về việc miễn nhiệm và bầu chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Minh Quốc và bà Lương Thị Cẩm Tú.

Lùm xùm "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT, Eximbank khẳng định "đã làm đúng luật"

Thứ 2, 25/03/2019 | 20:48
Trước những thông tin liên quan đến "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT vừa được chuyển giao từ ông Lê Minh Quốc sang bà Lương Thị Cẩm Tú vài ngày qua, ngân hàng Eximbank vừa ra thông cáo báo chí trả lời rõ ràng về vấn đề này.
Cùng tác giả

Ngân hàng Eximbank thông báo họp ĐHCĐ lần thứ 3, địa điểm gây bất ngờ

Thứ 6, 31/07/2020 | 14:58
Sau 2 lần tổ chức bất thành vì không đủ số lượng cổ đông tham dự theo quy định, ngân hàng Eximbank dự kiến tổ chức đại hội lần thứ 3 vào lúc 9h ngày 17/8 tại Hà Nội.

Từ 0h ngày 31/7, Bình Định tạm dừng hoạt động tất cả các quán bar, karaoke, vũ trường

Thứ 6, 31/07/2020 | 11:04
Không chỉ tạm dừng hoạt động các quán karaoke, massage, vũ trường, từ 0h ngày 31/7, tỉnh Bình Định còn cấm tổ chức các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Từ 1/1/2021, chính sách tiền lương và ngày nghỉ của người lao động thay đổi như thế nào?

Thứ 5, 30/07/2020 | 11:03
Từ năm 2021, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương, trong đó ghi rõ các nội dung như: Tiền lương; tiền lương làm thêm giờ; tiền lương làm việc vào ban đêm; nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)...

Đà Nẵng: Ập vào kiểm tra giữa trưa, lực lượng chức năng thu giữ 21.000 chiếc khẩu trang không hóa đơn xuất xứ

Thứ 3, 28/07/2020 | 18:48
Chủ nhà khai lô khẩu trang được sản xuất tại một công ty ở tỉnh Vĩnh Phúc và được mua qua trung gian là một công ty tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lại không như vậy...

Giá xăng E5 tăng nhẹ từ 15h chiều nay 28/7

Thứ 3, 28/07/2020 | 15:18
Tại kỳ điều chỉnh này, giá bán lẻ xăng RON95 được giữ nguyên so với kỳ trước. Trong khi đó xăng E5RON92 tăng nhẹ lên 14.409 đồng/lít.
Cùng chuyên mục

Eximbank biến động thượng tầng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:53
HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank có 7 thành viên, với Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Cảnh Anh.

Chủ tịch VietinBank: Chúng tôi tự tin về chất lượng tín dụng hiện nay

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:38
Theo ông Trần Minh Bình, mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn theo dự kiến 2024 là mức thấp nhất, VietinBank sẽ cố gắng thực hiện cao hơn.

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử để ngăn vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp Chức năng cảnh báo sử dụng Hóa đơn điện tử để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Eximbank biến động thượng tầng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:53
HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank có 7 thành viên, với Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Cảnh Anh.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.