Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Thứ 3, 04/10/2022 | 19:01
0
Trẻ sơ sinh, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn, và có thể tử vong do đậu mùa khỉ.

Khi khoanh vùng sẽ khó có khả năng lây bệnh ra cộng đồng

Bộ Y tế cho biết sau khi đánh giá việc lây nhiễm, khoanh vùng xử lý những người tiếp xúc gần ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vừa được phát hiện tại Việt Nam cho thấy khó có khả năng trường hợp này lây bệnh ra cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay bệnh đậu mùa khỉ đã ghi nhận trên 106 quốc gia ngoài vùng lưu hành bệnh (châu Phi). Với tần suất mắc cao, địa bàn rộng, việc giao lưu đi lại không hạn chế thì nguy cơ lây lan bệnh tại Việt Nam luôn hiện hữu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là người sống cùng hoặc tiếp xúc gần (da với da, miệng với da, miệng với miệng, mặt với mặt đối diện trong giao tiếp, quan hệ tình dục) với người bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, hoặc người tiếp xúc thường xuyên với động vật bị bệnh có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Cũng theo WHO, hiện đã có một vắc-xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ mới được phê duyệt. Một số nước khuyến cáo tiêm phòng cho những người có nguy cơ (ví dụ người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bệnh đậu mùa khỉ). Ở thời điểm hiện tại, không khuyến cáo tiêm phòng diện rộng cho mọi đối tượng.

WHO cũng khuyến cáo khi mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu được hướng dẫn cách ly tại nhà, cần tuân thủ hướng dẫn. Hãy bảo vệ người khác sống cùng bằng cách:

Cách ly tại phòng riêng sử dụng nhà vệ sinh riêng, hoặc vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Thường xuyên vệ sinh các bề mặt hay chạm vào bằng xà phòng và nước sạch và dung dịch khử khuẩn gia dụng và tránh quét/hút (điều này gây phát tán các phân tử virus và làm lây nhiễm cho người khác).

Sử dụng riêng các đồ dùng trong gia đình, khăn mặt, ga gối và đồ điện tử. Tự giặt giũ đồ của riêng mình. Mở cửa sổ để thông khí. Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch cồn sát khuẩn.

Trường hợp phải ở chung phòng với người khác hoặc đã tiếp xúc gần với người khác trong khi đang cách li tại nhà, cần cố gắng hạn chế nguy cơ bằng cách:

Tránh sờ, chạm vào nhau; rửa tay thường xuyên; che các nốt ban bằng quần áo hoặc băng gạc. Luôn mở cửa sổ nhà, đảm bảo bạn và bất cứ ai trong phòng cùng với bạn đeo khẩu trang y tế đúng cách.

Giữ khoảng cách ít nhất 1 m khi tiếp xúc. Nếu không thể tự mình giặt giũ hoặc ai đó giặt đồ giúp bạn, thì cần đảm bảo người đó đeo khẩu trang y tế đúng cách, đeo găng tay sử dụng một lần và sử dụng các biện pháp bảo vệ khi giặt đồ như đã mô tả ở trên.

Sức khỏe - Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Nguồn: Bộ Y tế.

Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Cụ thể bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ gây ra. Khác với Covid-19 lây qua đường hô hấp nên khả năng lây lan nhanh, còn đối với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh phải tiếp xúc gần, cọ xát… mới truyền qua người lành và gây bệnh.

Theo hướng dẫn của ngành y tế, biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh nhưng tương đồng như bệnh đậu mùa. Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.

Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt. Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6 - 13 ngày.

Ngành y tế khuyến cáo, khi nghi ngờ đang có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ, người dân hãy liên hệ với cán bộ y tế để xin tư vấn, xét nghiệm và được chăm sóc y tế. Nếu có thể, hãy tự cách ly và tránh tiếp xúc gần với người khác. Hãy rửa tay thường xuyên và thực hiện các bước liệt kê trên đây để bảo vệ người khác khỏi nhiễm bệnh; cán bộ y tế sẽ lấy mẫu để xét nghiệm.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo 6 biện pháp người phòng bệnh đậu mùa khỉ sau:

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; đồng thời cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, hiện nay, có 2 chủng lưu hành chính ở Tây Phi và Trung Phi, trong đó chủng lưu hành ở Tây Phi thì nhẹ hơn. Hầu hết các ca bệnh ghi nhận lưu hành ngoài châu Phi như châu Âu, Mỹ và các quốc gia khác ghi nhận là chủng ở Tây Phi. Ca bệnh ghi nhận ở Việt Nam cũng là chủng của Tây Phi.

Với chủng ở Tây Phi, tỉ lệ tử vong thấp hơn so với chủng ở Trung Phi. Tuy nhiên, cần có các đánh giá dịch tễ sâu hơn ở các ca bệnh trên các lứa tuổi khác nhau, các đối tượng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như có hoạt động liên quan tiếp xúc gần như da với da, miệng với da, mặt với mặt đối diện trong giao tiếp, các hoạt động tình dục với người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Cũng theo GS.TS Phan Trọng Lân, ngành y tế đã xây dựng kịch bản khi chưa có ca bệnh, khi có ca xâm nhập và khi có ca lây trong cộng đồng. Các kịch bản đều linh hoạt để bảo đảm kịp thời phòng chống dịch.

Trúc Chi (theo VTC News, Người Lao Động, Chính Phủ)

Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Thứ 2, 03/10/2022 | 16:21
Theo Bộ Y tế, từ tháng 5/2022 đến nay, dịch bệnh đậu mùa khỉ đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bộ Y tế thông tin về bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam

Thứ 2, 03/10/2022 | 18:11
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc bệnh có nguồn lây từ nước ngoài.

Việt Nam đã có ca mắc đậu mùa khỉ, cần làm gì để phòng chống bệnh?

Thứ 2, 03/10/2022 | 21:13
Việt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, người dân cần thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo.

Bộ Y tế thông tin chính thức về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam

Thứ 2, 03/10/2022 | 20:10
Bộ Y tế vừa thông tin về ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam. Kết quả giải trình tự gen khẳng định bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Gia hạn thêm hàng trăm loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:23
Tính thêm các đợt 13 và 14, đến nay đã có khoảng gần 14.000 thuốc, nguyên liệu làm thuốc được gia hạn sử dụng đến ngày 31/12/2024.

Tăng huyết áp, mối đe dọa sức khỏe mọi lứa tuổi

Thứ 6, 17/05/2024 | 21:48
Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý nguy hiểm, tăng huyết áp đang là mối đe dọa đến sức khỏe của nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau.

Những bệnh thường gặp mùa nắng nóng và cách phòng tránh

Thứ 6, 17/05/2024 | 19:09
Thời tiết nắng nóng là cơ hội cho các loại virus, vi trùng sinh sôi phát triển, gây ra các bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đăng ký hiến mô, tạng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:37
Tại lễ ra mắt Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và nhiều đại biểu đã đăng ký hiến mô, tạng.

Chuyên gia nói gì về việc người nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn?

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:27
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, người bị muỗi đốt nhiều hơn có liên quan tới việc cơ thể tiết ra pheromone (chất dẫn dụ) thu hút muỗi.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu nhờ nuôi con “dị ứng với nước”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:30
Cách đây khoảng 6 năm, anh Trương Dụng (ngụ ấp 61, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ) đã mạnh dạn nuôi con đặc sản này ở vùng đất Sông Nhạn và đã gặt hái thành công.

Nữ diễn viên ballet gặp tai nạn “kinh hoàng” khi tập luyện

Thứ 7, 18/05/2024 | 21:30
Mới đây, đoạn video ghi lại cảnh một nữ diễn viên ballet trẻ gặp tai nạn “kinh hoàng” trong khi tập luyện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Bác sĩ người Nhật 61 tuổi trẻ như U30 nhờ bí quyết "không tốn một xu"

Thứ 7, 18/05/2024 | 08:00
Một bác sĩ tim mạch 61 tuổi gây chú ý nhờ ngoại hình trẻ như thanh niên 30 tuổi chỉ nhờ thói quen độc đáo tại nhà, khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Chú rể “chơi lớn”, chi hơn 400 triệu đồng làm áo choàng cho cô dâu

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:30
Chú rể đã chuẩn bị “chiếc áo choàng” đặc biệt làm từ nhiều tờ tiền để tặng cô dâu trong ngày cưới khiến ai nấy đều bất ngờ.

Ba người đàn ông câu được cá ngừ khổng lồ nặng 165kg trên biển

Thứ 7, 18/05/2024 | 11:00
Bộ ba ngư dân ở Geelong, bang Victoria, Australia đã vô cùng vui mừng sau khi câu được con cá ngừ vây xanh nặng 165 kg.