“Nhân sâm của người nghèo”- Loài cây không chỉ làm cảnh mà còn được trồng rất phổ biến

“Nhân sâm của người nghèo”- Loài cây không chỉ làm cảnh mà còn được trồng rất phổ biến

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:15
4
Cây đinh lăng là loại cây có từ lâu đời và phổ biến để làm cảnh và làm thuốc. Cây đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”, không chỉ được sử dụng làm rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh…
Đời sống - “Nhân sâm của người nghèo”- Loài cây không chỉ làm cảnh mà còn được trồng rất phổ biến

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá. Lá đinh lăng thường dùng để ăn gỏi cá như một loại rau, nhiều phụ huynh phơi khô lá để độn gối cho trẻ nhỏ hoặc pha nước uống thay trà. Rễ hay củ đinh lăng được dùng làm thuốc vì thuộc họ hàng với củ nhân sâm.

Cây đinh lăng được trồng phổ biến

Đinh lăng tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L), họ ngũ gia bì (Araliaceae). Đinh lăng là loại cây thân nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao từ 0,8 - 1,5m và có nhiều loại khác nhau ở lá.

Đời sống - “Nhân sâm của người nghèo”- Loài cây không chỉ làm cảnh mà còn được trồng rất phổ biến (Hình 2).

Đinh lăng lá nhỏ.

Đinh lăng lá nhỏ có lá mọc so le, có bẹ, mép lá hình răng cưa không đều, có lá chét, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, dài 20-40cm, không có lá kèm rõ, các đoạn đều có cuống. Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất thường được dùng để làm rau gia vị và làm thuốc. Ngoài ra còn có đinh lăng lá tròn, lá răng bản tròn thường được dùng để làm cảnh.

Đinh lăng đĩa là loại đinh lăng dáng to, lá to, được trồng làm cảnh nhưng rất ít khi gặp. Đinh lăng lá nhỏ có cụm hoa hình chùy, nhiều hoa nhỏ, quả dẹt, dài 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.

Đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta. Có thể dùng lá hoặc rễ đinh lăng để làm thuốc trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Trong đinh lăng có alcaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, các acid amin như lysin, methionin… là những acid amin thiết yếu của sức khỏe.

Tác dụng của cây đinh lăng

Cây đinh lăng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người, vừa trồng để làm cảnh vừa có thể làm thuốc.

Đinh lăng rất phong phú về chủng loại: Đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá to hay đinh lăng lá ráng, đinh lăng trổ hay đinh lăng viền bạc. Các loài này đều không được sử dụng làm thuốc như đinh lăng lá nhỏ.

Trên thế giới, đinh lăng phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, kể cả một số đảo ở Thái Bình Dương.

Đời sống - “Nhân sâm của người nghèo”- Loài cây không chỉ làm cảnh mà còn được trồng rất phổ biến (Hình 3).

Đinh lăng được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, đinh lăng là cây trồng từ lâu đời và phổ biến để làm cảnh và làm thuốc. Và cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "cây sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.

Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể.

Rễ đinh lăng vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Đời sống - “Nhân sâm của người nghèo”- Loài cây không chỉ làm cảnh mà còn được trồng rất phổ biến (Hình 4).

Đinh lăng - Vị thuốc có nhiều công năng trị bệnh.

Trong rễ đinh lăng chứa saponin tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó đinh lăng giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Như vậy trồng cây đinh lăng trong nhà vừa có tác dụng làm cảnh, giúp nhà đẹp hơn lại vừa mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, cần lưu ý một chút là cây đinh lăng ưa nắng, do vậy nếu đặt trong phòng khách thì bạn nên đặt ở cạnh cửa sổ để cây có thể phát triển tốt.

Còn nếu được thì tốt nhất nên đặt chậu cây đinh lăng ngoài ban công, ngoài hiên nhà, vườn… vừa làm đẹp ngôi nhà, vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt, xanh mát quanh năm.

Trường hợp bạn đặt cây đinh lăng trong phòng ngủ, cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ.

Vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên đặt chậu cây ra ngoài hiên hoặc mở cửa sổ ra bởi ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, khiến người trong phòng cảm thấy dễ ngột ngạt và khó chịu.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ đinh lăng

BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3) cho biết, đinh lăng được dùng để chữa nhiều bệnh. Cụ thể:

- Chữa mệt mỏi, biếng hoạt động: Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng, liền 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường.

- Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.

- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40g lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.‎‎

- Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.‎ ‎

- Chữa liệt dương:‎‎ Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.‎ ‎

- Chữa viêm gan: ‎‎Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. ‎‎

- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

- Chữa dị ứng, ban sởi, ho, kiết lỵ: Lá Đinh lăng khô 10g sắc chung với 200ml nước, uống trong ngày.

- Ho suyễn lâu năm: ‎‎Lấy rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá… mỗi vị 8g; xương bồ 6g; gừng khô 4g. Đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.‎ ‎

Đời sống - “Nhân sâm của người nghèo”- Loài cây không chỉ làm cảnh mà còn được trồng rất phổ biến (Hình 5).

Rễ đinh lăng.

Chú ý: Dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy…

Hương Giang (t/h)

5 trái cây quen thuộc giàu vitamin, số 3 được ví "thần dược làm đẹp"

Thứ 3, 09/05/2023 | 10:15
Collagen là một thành phần thiết yếu mà tất cả chúng ta đều cần để có làn da sáng, trẻ trung. Thiên nhiên sản sinh nhiều loại quả chứa collagen rất tốt cho cơ thể.

Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối chỉ 2 tháng từ cây đinh lăng

Thứ 6, 05/08/2016 | 18:32
Sau 2 tháng liên tục uống thân và cành đinh lăng, lạ thay tình trạng đau lưng và mỏi gối của tôi đã giảm đi rất nhiều.
Cùng chuyên mục

Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM giảm tải bằng cách khám từ sáng sớm

Thứ 5, 23/05/2024 | 22:11
Mỗi ngày, Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM tiếp nhận 4.700-4.800 ca đến khám, tăng khoảng 8-10% so với trước đây, khiến bệnh viện luôn trong tình trạng đông đúc.

Bị cháu 3 tuổi cắn vào tay trong lúc chơi đùa, người đàn ông nhập viện

Thứ 5, 23/05/2024 | 21:30
Một ngày sau khi bị cháu 3 tuổi cắn, người đàn ông 49 tuổi nhập viện trong tình trạng cẳng tay trái bị sưng nề, tấy đỏ, nhiều dịch và sốt cao 39,5 độ.

Clip: Hàng xóm căng bạt, đỡ bé gái rơi xuống từ ban công tầng 2

Thứ 5, 23/05/2024 | 19:50
Nhờ phản ứng kịp thời của những người hàng xóm, bé gái 3 tuổi đã may mắn thoát nạn chỉ trong gang tấc.

Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá

Thứ 5, 23/05/2024 | 19:02
Khảo sát ở hầu hết các quốc gia đều cho thấy trẻ em từ 13–15 tuổi có tỉ lệ đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá cao, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới.
     
Nổi bật trong ngày

Bị cháu 3 tuổi cắn vào tay trong lúc chơi đùa, người đàn ông nhập viện

Thứ 5, 23/05/2024 | 21:30
Một ngày sau khi bị cháu 3 tuổi cắn, người đàn ông 49 tuổi nhập viện trong tình trạng cẳng tay trái bị sưng nề, tấy đỏ, nhiều dịch và sốt cao 39,5 độ.

Anh nông dân thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm nhờ nuôi con thích "di chuyển bằng bụng"

Thứ 5, 23/05/2024 | 07:30
Với khả năng sống được trong những điều kiện khắc nghiệt như ẩn thân trong bùn sình và kỹ năng di chuyển bằng bụng, chúng có tài vượt địa hình một cách tài tình. Thịt của chúng thơm ngon chế biến được nhiều món vạn người mê.

Cơm nắm phiên bản dành cho người lười ăn rau, đẹp "lạ" đến trẻ con còn thích mê

Thứ 5, 23/05/2024 | 11:55
Cơm trắng là thực phẩm cung cấp năng lượng và vitamin không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, ăn nhiều cơm trắng có tốt không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Dò kim loại đào được thứ đáng sợ, người đàn ông lập tức báo cảnh sát

Thứ 5, 23/05/2024 | 12:00
Một người đàn ông New Zealand đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy hai khẩu súng, trong đó có một khẩu AK-47, trong ngày đầu tiên đi dò kim loại.

Phá dỡ nhà cổ 300 năm, bất ngờ tìm thấy thứ trị giá hơn 1.600 tỷ đồng

Thứ 5, 23/05/2024 | 08:30
Trong quá trình phá dỡ ngôi nhà cổ 300 năm tuổi, những người thợ đã bất ngờ tìm thấy báu vật hiếm có với giá trị ước tính hơn 1.650 tỷ đồng.