Nhà xuất bản than khó nếu bị áp giá trần sách giáo khoa

Nhà xuất bản than khó nếu bị áp giá trần sách giáo khoa

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 30/09/2022 | 06:21
0
Theo đại diện nhà xuất bản, SGK không phải là khoản phí lớn so với các chi phí khác, các phụ huynh không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo.

Để đáp ứng thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngành giáo dục đã nỗ lực trong việc hoàn thiện biên soạn sách giáo khoa (SGK) theo đúng yêu cầu của chủ trương và thực tiễn đối với từng khối lớp.

Đến nay, các SGK xã hội hoá đã được đưa vào sử dụng tại các trường phổ thông đối với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10; SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 đang được thẩm định và SGK lớp 5, lớp 9, lớp 12 của các tổ chức, cá nhân đang biên soạn.

Thời điểm hiện tại ngoài những kết quả đã đạt được, vẫn cần nhìn lại những cái khó, điểm hạn chế trong quá trình biên soạn SGK

NXB không chủ động số lượng SGK

Đưa ra những thông tin về quá trình tổ chức biên soạn SGK thời gian qua, trao đổi với Người Đưa Tin, ông Lê Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết: “Hiện tại theo Chương trình GDPT 2018 ở một môn học có nhiều sách giáo khoa khác nhau, từ đó giúp giáo viên có thể lựa chọn những bộ sách phù hợp để giảng dạy.

Mặc dù có nhiều cuốn SGK với đa dạng cách viết và tiếp cận nhưng đều phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018, phải được Hội đồng sách Quốc gia thông qua mới có thể áp dụng cho học sinh”.

Ông Lê Hoàng Hải cũng bày tỏ cái khó khăn lớn nhất của đơn vị xuất bản cho lần thay SGK này đó là mặt thời gian, “Có những lần thay sách tuần tự từng lớp một, hoặc hai lớp một năm, nhưng lần thay sách này đồng loạt ở ba cấp học cho nên có khối lượng lớn công việc từ biên soạn, biên tập, in ấn, phát hành”.

Cùng với đó do thực hiện một chương trình nhiều SGK nên các NXB phải cạnh tranh lẫn nhau và có thêm hoạt động giới thiệu sách, tập huấn giáo viên và các công tác thị trường liên quan đến phục vụ cung ứng đủ SGK.

Giáo dục - Nhà xuất bản than khó nếu bị áp giá trần sách giáo khoa

Học sinh được trải nghiệm đa dạng các bộ SGK khác nhau.

Lý giải về việc thiếu SGK trong thời gian qua, ông Hoàng Hải phân trần: “Vì từng trường, từng địa phương lựa chọn những tên SGK khác nhau cho nên NXB khó khăn trong việc nắm bắt được các trường dùng SGK của mình hay không, từ đó ảnh hưởng đến thống kê số lượng in ấn phát hành”.

Ở đây đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng chỉ thiếu SGK cục bộ do việc đổi mới chương trình còn khá mới mẻ.

“Nếu như trước kia chỉ dùng một bộ SGK trên cả nước và một NXB chỉ cần dựa vào số lượng học sinh để chủ động cung ứng SGK. Nhưng với chương trình hiện nay trường đó học SGK nào đó là thông tin NXB phải đi tìm kiếm, hoặc chờ thông báo của địa phương từ đó mới thông kê số lượng.

Ngoài ra, quyết định lựa chọn và đăng ký số lượng của các địa phương thường là muộn, các NXB hết sức nỗ lực nhưng không đủ số lượng, kịp thời như trước kia”, ông Hoàng Hải giải thích.

Thậm chí năm nay ở lớp 10, có những môn và chương trình tự chọn đến khi khai giảng nhà trường cùng với học sinh quyết định học môn nào khiến cho sách chưa thể in kịp.

Chia sẻ thêm về tính toán giá sách, ông Hoàng Hải khẳng định sau năm đầu tiên, NXB đã cố gắn giảm giá SGK. Đối với SGK lớp 3,7,10 năm nay NXB Giáo dục Việt Nam đã tiết giảm 5-10% mọi chi phí để hạ giá sách khoa.

Giáo dục - Nhà xuất bản than khó nếu bị áp giá trần sách giáo khoa (Hình 2).

Cần có những quy định cụ thể trong định giá SGK.

Áp giá trần dễ khiến NXB bù lỗ

Ở góc độ khác, đánh giá về chủ trương xã hội hoá SGK, ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam cho biết: “Trước kia, Bộ GD&ĐT tổ chức, tác giả viết sách, nhà xuất bản biên tập sau đó đưa đi duyệt rất đơn giản. Nhưng bây giờ một bộ SGK phải qua nhiều vòng thẩm định, dạy mẫu, dạy thực nghiệm, vậy mà vẫn còn nhiều sai sót để biết rằng bộ sách trước kia cũng còn nhiều lỗi sai”.

Trước những băn khoăn việc giá thành SGK hiện nay có sự đội giá, ông Ngô Trần Ái bày tỏ: “Cách đây 15 năm, bộ sách lớp 3, lớp 7 chỉ có 50.000-100.000 đồng, nhưng bây giờ là cái giá đó là 200.00 đồng. Nghĩ lại như vậy không phải là đắt, trái lại SGK các nước trên thế giới như Singapore, Ấn Độ, Malaysia cũng có biểu giá khá cao”.

Đối với việc Bộ Tài chính đề xuất cần định giá SGK, đại diện NXB cũng kiến nghị nên xem xét cẩn trọng, “Nguyên vật liệu bây giờ cao hơn trước kia, 1 tấn giấy Bãi Bằng bây giờ đã cao hơn cách đây 5 năm từ 25-30%. Chúng tôi mong muốn đề xuất một cái giá hợp lý. Nếu áp một cái giá sẽ khiến cho các đơn vị xã hội hoá rất lúng túng. Dễ dẫn đến nguy cơ lỗ, không có tiền bù”.

Ở đây, đưa ra giải pháp giảm gánh nặng chi phí học sinh, đại diện NXB cũng cho rằng nên có các tủ sách giáo khoa cho học sinh mượn, huy động các nhà hảo tâm, nhà xuất bản hỗ trợ để cho các học sinh nghèo có sách học.

“SGK không phải là khoản phí lớn so với các chi phí khác, các phụ huynh không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo vì SGK chỉ có 7 NXB nhưng sách tham khảo có đến trên 30 NXB”, ông Ngô Trần Ái bày tỏ.

Mới đây, Bộ Tài chính đang lấy dự thảo về Luật giá sửa đổi. Dự thảo lần này cũng đưa ra khỏi danh mục hàng hoá và dịch vụ định giá của Nhà nước đối với 15 mặt hàng chưa bảo đảm 4 tiêu chí của dự thảo luật.

Bộ Tài chính theo đó đang nghiên cứu để đưa thêm vào danh mục quản lý của Nhà nước đối với 5 nhóm mặt hàng mới gồm: sách giáo khoa, dịch vụ thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, hàng hoá phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh do Nhà nước sản xuất, vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ vận chuyển phân phối khí thiên nhiên.

Việc đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá đã được Bộ GD&ĐT đề xuất từ năm 2020, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

 

Nhà xuất bản còn bị động trong cung ứng sách giáo khoa

Thứ 5, 29/09/2022 | 09:59
Đã có hàng nghìn các tác giả tham gia vào hoạt động biên soạn SGK trong thời gian qua để có chất lượng tốt nhất cho các bộ sách.

Đề nghị quy định giá bán tối đa, không ấn định giá sách giáo khoa

Thứ 2, 19/09/2022 | 19:01
Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách giáo khoa quyết định giá bán cụ thể.

Tiến hành thẩm định sách giáo khoa lớp 11 đợt 1

Thứ 2, 12/09/2022 | 14:41
Việc thẩm định sách giáo khoa giúp tránh nhầm lẫn, nội dung sẽ được làm mới phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay.
Cùng tác giả

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
Cùng chuyên mục

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...