Người y tá đầu tiên có mặt tại Khâm Thiên sau

Người y tá đầu tiên có mặt tại Khâm Thiên sau "mưa" B52

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
Trong lúc người ta chạy vào hầm trú ẩn thì bà vượt bom đạn đến với bệnh nhân, bà là người đầu tiên có mặt tại Khâm Thiên sau khi máy bay Mỹ rải bom B52 tại đây.

Nhắc đến con phố Khâm Thiên (Hà Nội) với 12 ngày đêm 1972, chắc hẳn ai cũng nhớ. Cái ngày ấy, nỗi đau và mất mát mà đế quốc Mỹ đã rải xuống vẫn còn dư âm đến tận ngày nay. Trong cơn lửa đạn, hình ảnh một người phụ nữ khuôn mặt hiền hậu xông pha vào những nơi nguy hiểm nhất để cứu giúp đồng bào. Bao nhiêu thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, họ vẫn còn nhớ đến bà như một người mẹ. Từ ngày đó, người dân Khâm Thiên thường gọi bà với cái tên gắn với nghề nghiệp: “Bà Mỹ Tiêm”.

Pháp luật - Người y tá đầu tiên có mặt tại Khâm Thiên sau 'mưa' B52

Bà Mỹ Tiêm hồi còn trẻ

Nhiều lần hụt chết dưới tiếng gầm của B52

Bà Mỹ Tiêm (tên thật và Bùi Thị Sâm) sinh năm 1923, trong một gia đình nông dân đông con tại quê lúa Thái Bình. Bà là chị cả của 6 đứa em. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, gia đình bà có một người cô ruột tên Thanh mở nhà đỡ đẻ tư nhân tại Khâm Thiên. Đây là một nơi dân đông nên nhu cầu về nhà hộ sinh lúc bấy giờ rất lớn. Mong muốn có một người trợ tá tin cậy, bà Thanh đã quyết định đưa cháu gái ra Hà Nội. Vừa bước chân lên chốn phồn hoa đô thị, cô bé Sâm được đi học trường “đỡ đẻ” tại Hà Đông.

Cô Sâm mát tay, đỡ ca nào mẹ tròn con vuông ca đấy. Về sau, bà Thanh giao hẳn công việc ở nhà hộ sinh cho đứa cháu gái của mình. Năm 19 tuổi, Sâm đã gặp và yêu chàng trai Nguyễn Hữu Mỹ (hay còn gọi là Phó Mỹ). Được biết, Mỹ là chàng trai có ý chí. Anh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Lên 8 tuổi, anh theo người bà con lên Hà Nội lập nghiệp. Lúc cưới Sâm, anh Mỹ đã có một tiệm sửa đồng hồ nho nhỏ ở phố Khâm Thiên.

Sau năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhà hộ sinh bị giải tán. Lúc này, bà Sâm chuyển sang làm y tá trong trạm y tế phường (hiện bây giờ là trụ sở của trung tâm y tế quận Đống Đa). Cửa hàng của ông Mỹ cũng đóng cửa, ông lặn lội đi xin việc và được nhận vào nhà máy sản xuất quốc doanh. Với đồng lương ba cọc ba đồng, lại thêm 5 đứa con nhỏ, cuộc sống của hai vợ chồng trở nên khó khăn hơn. Cuộc sống khó khăn nhưng với việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, bà Phó Mỹ trở thành y tá giỏi và uy tín nhất trạm y tế Hàng Bột. Ban ngày, người dân nơi đây quen mắt với hình ảnh người đàn bà xách trên vai chiếc túi nhỏ, đựng dăm lọ thuốc đến tiêm cho những gia đình có người già cả neo đơn. Đến trưa bà Sâm lại tranh thủ về nhà nấu cơm cho chồng con. Nhiều hôm mải mê công việc đến nửa đêm bà mới về nhà. Với cách nói chuyện đi vào lòng người và tay nghề cao đã át đi những cơn đau từ những mũi tiêm.

Đến cuối 1972, cái tên Mỹ Tiêm đồng loạt xuất hiện trên các mặt báo Hà Nội như một điển hình chiến sĩ áo trắng đã tham gia tích cực sau trận rải thảm B52 ở Khâm Thiên. Bà Châu, con dâu bà Phó Mỹ nhớ lại: “Ngay sau khi B52 oanh tạc Hà Nội, tôi là một trong những người đầu tiên có mặt ở phố Khâm Thiên. Bước qua cầu Khâm Thiên, tôi chứng khiến một cảnh tượng kinh hoàng. Nguyên cả dãy số lẻ của phố, từ đầu Ô Chợ Dừa đi vào trong khoảng 4km xuất hiện chi chít các hố bom đen ngòm. Ở đoạn Cống Trắng, người chết được khiêng ra không đếm được. Đến nỗi về sau, chúng tôi không có áo quan nữa đành phải cho những người xấu số vào túi quân dụng của Trung Quốc”. Sau mỗi lần tiếng máy bay gằn lên là cả một dãy phố không có nhà nào nguyên vẹn. Những người còn sống trong những nỗ lực cuối cùng đang tìm kiếm và cứu chữa những người còn bị vùi lấp trong đống đổ nát.

Nhà bà Mỹ Tiêm lúc bấy giờ còn có tới 13 người bà con ở quê lên để tránh bom. Trong lúc người ta đang tìm nơi trú ẩn thì bà Mỹ lại xông pha, luồn lách qua những hố bom, những ngôi nhà đang cháy dở để cứu chữa cho các bệnh nhân. Tiếng máy bay B52 cứ gầm và bước chân bà cứ chạy. Nhiều lần, tưởng bà đã mất mạng vì những trái bom tử thần ném như trải thảm. Được biết, trạm y tế phường hàng Bột bấy giờ có tới gần 20 y, bác sĩ nhưng đã phải tản ra khắp nơi để trực chiến trong suốt 12 ngày đêm. Vì vậy, số lượng bác sĩ còn lại dành cho Khâm Thiên đủ để cấp cứu nạn nhân.

Không chỉ trong 12 ngày đêm mà cho đến 1975 khi đất nước thống nhất, bà Mỹ Tiêm chẳng nhớ được con số bệnh nhân mà mình đã cứu chữa thành công. Với những thành tích của mình, bà Mỹ liên tục nhận được danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền, được quyền Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ là Vũ Văn Cẩn đến tận nhà để cảm ơn vì những đóng góp của bà cho người dân Khâm Thiên. Ngày ông Phó Mỹ mất (năm 1977) có tới hàng nghìn người đến tiễn đưa vì cảm cái đức của bà Phó. Đến giờ, nhiều người Hà Nội, lứa tuổi 50 trở đi vẫn nhớ về bà Phó Mỹ như một người mẹ thứ hai. Nhiều người đã từng là bệnh nhân của bà vẫn hình dung ra dánh vẻ cao lớn và phúc hậu của người phụ nữ giàu lòng nhân ái đó.

Pháp luật - Người y tá đầu tiên có mặt tại Khâm Thiên sau 'mưa' B52 (Hình 2).

Nữ y tá đang trò chuyện với bệnh nhân (người mặc áo trắng đứng ngoài cũng bên trái)

Người phụ nữ tiêu biểu của gia đình

Lấy nhau từ khi còn bần hàn, tới lúc có con, ông Phó đâm ra mắc chứng nghiện rượu, coi rượu như một thứ cao gạo ở đời. Bà Mỹ tuy không thích nhưng cũng không cản, vẫn mua rượu đầy đủ cho chồng và chỉ căn dặn một điều: “Ông uống vừa phải thôi, phải giữ sức khỏe”. Mỗi khi hai vợ chồng có mâu thuẫn về quan điểm, bà cũng chỉ nhẹ nhàng nói: “Vâng ạ. Ông tính thế cũng phải nhưng cứ để thư thư rồi tôi tính”. Bà cứ nhỏ nhẹ như vậy khiến ông phải nể phục.

Có bốn cô con dâu nhưng tất cả đều xem bà như mẹ ruột. Không chỉ con cái mà cả xóm giềng, mỗi khi vợ chồng có xích mích thường tìm đến bà như một trung tâm hòa giải. Họ mến và nể phục cái đức của bà mà nghe theo. Có lần, vợ chồng con trai út cãi nhau. Anh chồng tìm mãi không thấy vợ đâu, tưởng bỏ đi nhưng khi mẹ gọi về mới biết, vợ về nhà mách mẹ chồng. Sinh thời, bà Mỹ Tiêm ít nói, cứ lẳng lặng với công việc. Ai cần thì bà giúp, không nề hà ngày đêm, đường xá xa xôi. Trong nhà, có cái gì người ta cần, từ cái quần cái áo đến bơ gạo, chút tiền bà cũng đem cho. Từ những ngày còn là cô đỡ trong nhà hộ sinh, cái lòng nhân ái của bà đã cứu giúp cho bao người. Từ những người lang thang cơ nhỡ, người lính bị thương, người dân vô tình dính bom đạn đều cảm thấy sự ân tình trìu mến của bà có lẽ còn hơn cả những liều thuốc giảm đau. Cái thứ thuốc mà trong chiến tranh bao giờ cũng thiếu.

Tôi còn nhớ cảm giác lần đầu tiên trông thấy tượng đài kỉ niệm 12 ngày đêm năm 1972 ở Khâm Thiên. Bức tượng một người mẹ bồng trên tay đứa con đã chết. 278 người chết, 290 người bị thương, 534 ngôi nhà bị thiêu hủy hoàn toàn. Những đau thương đó, nhiều thế hệ sau vẫn còn còn ghi nhớ. Nhưng có lẽ, cái mà người ta còn nhớ hơn nữa là những tấm lòng nhân ái đầy tình thương, tình người sau những tiếng máy bay B52 gào thét. Những lúc ấy, cái tình của người Việt Nam đã vượt trên bom đạn. Có lẽ, cái tên Mỹ Tiêm mờ dần theo thời gian nhưng sẽ không bao giờ phai nhạt trong lòng những người đã từng được bà cứu chữa và con cháu họ.

Nhập viện vì tận tình cứu chữa bệnh nhân

Suốt ngày 25 và 26/12 không thấy mẹ trở về, người con trai thứ của bà Mỹ lo lắng đi tìm. Người này tìm khắp con phố, nơi tập kết những người bị thương nặng, thấy bà đang nằm nghỉ lẫn giữa những chiếc cáng thương và những người bị nạn. Nghe tiếng con gọi, bà mới bỏ tấm ga trắng trùm lên người và rồi cứ thế lịm đi. Sau khi tỉnh dậy, thiếu thuốc men, băng gạc nên bà Mỹ và những y bác sĩ chỉ còn biết lấy tấm lòng của một người mẹ, người chị xoa dịu cơn đau cho các chiến sĩ. Có người, vì đau đớn quá và phải chứng kiến cái chết của những người thân, muốn tự tử nhưng nghe bà Mỹ khuyên bảo đã cố gắng chống chọi lại với cái chết để sống và đứng lên đánh giặc. Khi nhiệm vụ cứu chữa thương binh và người dân đã tạm ổn thì cũng đến lúc bà Mỹ phải nhập viện vì kiệt sức.

Đỗ Huệ


Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Dựng cảnh trộm cây ở phố đi bộ đăng lên tiktok kiếm view

Chủ nhật, 02/06/2024 | 17:40
Ngày 2/6, theo Công an quạn Hải Châu, đơn vị đã làm rõ đối tượng dàn cảnh trộm cây cảnh trang trí trên phố đi bộ khiến nhiều người bất bình.

Vụ phát hiện thi thể nữ ở hồ Tuyền Lâm: Công an rà soát nhà trọ tìm danh tính

Chủ nhật, 02/06/2024 | 15:59
Ngày 2/6, công an các phường, xã ở TP.Đà Lạt, Lâm Đồng rà soát các nhà nghỉ, nhà trọ để xác định tung tích một phụ nữ tử vong ở khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.

Tạm giữ đối tượng dùng roi chích điện vào quán nhậu cướp tài sản

Chủ nhật, 02/06/2024 | 15:52
Do cần tiền tiêu xài, Lê Thiện Phúc đã vào quán nhậu dùng roi chích điện để cướp sợi dây chuyền vàng của chủ quán.

Bắt đối tượng lừa đảo ở Đồng Nai, sang Bà Rịa - Vũng Tàu trốn truy nã

Chủ nhật, 02/06/2024 | 15:50
Một đối tượng bị truy nã về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở tỉnh Đồng Nai vừa bị lực lượng Công an Bà Rịa -Vũng Tàu tiến hành bắt giữ, qua công tác rà soát địa bàn.

Khởi tố nguyên Chủ tịch xã và 1 cán bộ ở Phú Quốc làm giả hồ sơ đất

Chủ nhật, 02/06/2024 | 11:13
2 đối tượng đã hô biến đất có nguồn gốc của người khác thành đất do người thân khai khẩn, sử dụng, lập hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ sau đó chuyển nhượng thu lợi bất chính.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Phong tỏa hiện trường phát hiện bộ phận cơ thể người ở hồ Tuyền Lâm

Thứ 7, 01/06/2024 | 14:20
Người dân phát hiện một phần chân người đã bị phân hủy trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm.

Khởi tố 3 cán bộ trung tâm đào tạo lái xe Trường Cao đẳng Lào Cai

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:31
Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố 3 cán bộ của Trường Cao đẳng Lào Cai vì sai phạm tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

Bắt "nữ quái" dựng 27 dây họ rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ 7, 01/06/2024 | 20:00
Trước khi bỏ trốn khỏi địa phương, Sáng đã dựng 27 dây họ, lôi kéo hơn 800 người dân chơi (tương đương với hơn 1.300 suất họ) để chiếm đoạt tài sản.

Thực hư thông tin phạt người nước ngoài xuất cảnh không khai báo tạm vắng

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:34
Công an Tp.Hà Nội khẳng định, đây là thông tin sai sự thật, gây hoang mang, ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp bảo lãnh, sử dụng lao động người nước ngoài.

Nguyên nhân khiến người đàn ông cầm tuýp sắt đến công an phường đập phá

Thứ 7, 01/06/2024 | 10:55
Do uống rượu say, Đào Đức Cường mất kiểm soát hành vi nên cầm tuýp sắt xông vào trụ sở Công an phường Phú Sơn đập phá, chửi bới, la hét.