Người dân phải “gánh lỗ” cho các cây ATM?

Người dân phải “gánh lỗ” cho các cây ATM?

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
0
Nguồn tin từ Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam cho biết kế hoạch điều chỉnh biểu phí giao dịch liên mạng đã được phần lớn các thành viên tán thành và có thể được áp dụng sớm nhất từ 1/6, tùy theo lộ trình của từng ngân hàng.

Cụ thể, chủ thẻ rút tiền ngoại mạng tại các cây ATM không phải của ngân hàng phát hành thẻ sẽ phải mất mức phí 5.500 đồng /giao dịch (đã bao gồm thuế GTGT) thay vì 3.300 đồng như trước đây. Thậm chí, việc thu phí cũng đang được Hội thẻ ráo riết đề nghị NHNN áp dụng cho các chủ thẻ nội mạng.

Chuyển lỗ cho khách hàng?

Theo đại diện Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, hiện tại các ngân hàng đang phải gánh một khoản lớn chi phí cho hệ thống ATM. Mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước cho thu phí ngoại mạng nhưng với sức ép như hiện nay về tình hình an ninh và số lượng phát hành thẻ ngày càng tăng khiến cho chi phí tăng lên nhiều lần. Vì thế, việc tăng phí rút tiền ngoại mạng sẽ được các ngân hàng tiến hành triển khai từ đầu tháng 6/2011 với mức thu 5.500 đồng/giao dịch (đã bao gồm thuế GTGT).

TS. Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế (Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội) cho rằng: "Rõ ràng về mặt thời điểm là chưa nên. Có chăng cuối năm khi lạm phát đã ổn định, mọi cái đã ôn hòa trở lại thì hãy tính đến chuyện tăng phí rút tiền ngoại mạng, hay thu phí rút tiền nội mạng tại các cây ATM. Thu cũng phải có nguyên tắc, thứ nhất là các dịch vụ cho ATM phải tốt hơn, thứ hai mức phí họ giữ tiền trong tài khoản của khách phải khá hơn để bù lại cái phần mà họ đã thu của khách".

Bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam lý giải: Thực tế, từ cuối năm 2010, một số ngân hàng đã áp dụng tăng mức thu phí mà vẫn không bị khách hàng phàn nàn. Bà Hà cũng cho biết, Hội thẻ cũng đã có kiến nghị với NHNN về việc cho áp dụng thu phí rút tiền nội mạng để bù đắp cho chi phí đầu tư mà các ngân hàng đã chi vào hệ thống, trong khi các ngân hàng không có khoản thu nào khác với hệ thống ATM.

Bác lại ý kiến này, TS. Nguyễn Minh Phong khẳng định: "Thực ra, người dân hiện nay đâu có muốn dùng thẻ, mà bị ép dùng qua hình thức trả lương. Về nguyên tắc, nó có hai mặt. Chiều thứ nhất, về mặt bình thường thì dịch vụ nào cũng phải trả phí, riêng việc xây dựng, bảo dưỡng và vận hành máy cũng mất tiền rồi. Nhưng mặt thứ hai mình cũng phải tính ngược lại là họ không phải mất một cách hoàn toàn, mà những cái thẻ có tiền có thể được trả lãi theo mức không thời hạn, và khoản này có thể bù lại được chi phí ban đầu của máy ATM".

Lý do chưa thuyết phục

Đến cuối 2010, các ngân hàng đã phát hành tổng cộng 32 triệu thẻ, trong đó hơn 93% là thẻ ghi nợ nội địa, đối tượng chính sử dụng ATM hiện nay. Lượng ATM lắp đặt trên cả nước đạt gần 11.700 máy, bên cạnh gần 54.000 POS.

Các ngân hàng đang giảm dần tốc độ tăng trưởng thẻ nội địa cũng như ATM mới với lý do dịch vụ này đang lỗ. Hiện thẻ ghi nợ nội địa chủ yếu được dùng để rút tiền mặt, dù các ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho loại thẻ này như mua vé máy bay, trả cước taxi.

Năm 2010, trong tổng doanh số sử dụng thẻ (cả nội địa và quốc tế) là 29,1 tỷ USD thì doanh số rút tiền mặt tại ATM lên tới 21,5 tỷ USD.

Giám đốc Trung tâm thẻ một ngân hàng lớn cho biết, hiện tỷ lệ phát hành thẻ không tương xứng với các cây ATM, trung bình mỗi cây ATM hiện nay đang phải gồng cho hàng nghìn thẻ. Đáng nói là nhiều ngân hàng nhỏ không chịu đầu tư cây ATM, mà lại phụ thuộc vào các ngân hàng lớn nên sức ép này ngày càng tăng. Mặt khác, tình trạng trộm cắp, phá các cây ATM vẫn lác đác xảy ra, các ngân hàng phải cấp chi phí an ninh nhiều hơn.

Liệu lý do được các ngân hàng đưa ra đã phù hợp? Nhiều chuyên gia kinh tế khi được hỏi về vấn đề này đã cho biết: Cần phải có số liệu thực tế để căn cứ chứng minh sự gia tăng chi phí cho tình trạng các cây ATM bị trộm cắp đang tăng lên. Vì thế, phải có một phương án cụ thể, cần làm biện pháp gì, tốn kém như thế nào để giải trình về việc thu phí mới thuyết phục. Nếu cứ nói chung chung là cần kinh phí để duy trì, bảo dưỡng ATM thì không ổn.

Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, vấn đề giao dịch tiền tệ không dùng tiền mặt ở Việt Nam chưa phát triển nên người dân mới sử dụng cách rút tiền mặt để thanh toán, đó chính là điểm yếu của những người nhận lương qua ATM phải phụ thuộc vào ngân hàng. Nhưng có một cái lợi lớn mà nhiều người sử dụng thẻ ATM bất đắc dĩ đã trao cho các ngân hàng mà các ngân hàng chưa có thái độ trân trọng và trả ơn xứng đáng.

Đó là tính thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện trong những đợt khủng hoảng, nhờ số dư tiền gửi trong tài khoản của khách hàng lãnh lương, sử dụng thẻ ATM. Thử hình dung tình hình sẽ tồi tệ thế nào nếu như các chủ thẻ ATM bất đắc dĩ kia đồng loạt đi rút tiền mặt về cất trong nhà?

Vương Trần

Cùng chuyên mục

Tiềm năng nào cho mảng BĐS bán lẻ Việt Nam trong năm 2024?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 18:02
Tâm lý người tiêu dùng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đà tăng trưởng của thị trường BĐS cho thuê bán lẻ tại Việt Nam.

Diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ, xử lý thế nào?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 10:18
Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc khởi công dự án 100 triệu USD ở Hải Phòng

Thứ 7, 11/05/2024 | 22:35
Đó là dự án sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao do Ecovance Co.Ltd thuộc Tập đoàn SK (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư tại quận Hải An, Tp.Hải Phòng.

Thị trường cho thuê văn phòng sôi động và những dự báo của chuyên gia

Thứ 7, 11/05/2024 | 22:00
Nhiều đơn vị thuê đang có xu hướng chuyển dịch, nên các chủ đầu tư văn phòng thay đổi nhiều yếu tố để cạnh tranh và giữ chân khách hàng.

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.
     
Nổi bật trong ngày

Tiềm năng nào cho mảng BĐS bán lẻ Việt Nam trong năm 2024?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 18:02
Tâm lý người tiêu dùng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đà tăng trưởng của thị trường BĐS cho thuê bán lẻ tại Việt Nam.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.

Giá vàng 12/5: Vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới kết thúc tuần tăng giá. Giá vàng trong nước giảm mạnh cuối tuần nhưng vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng.

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp: Mở rộng cơ hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam vừa được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp.