Người bán thịt nhiễm bệnh liên cầu lợn nguy hiểm

Người bán thịt nhiễm bệnh liên cầu lợn nguy hiểm

Thứ 4, 28/12/2022 | 10:45
0
Nam bệnh nhân 59 tuổi, ở Hà Nội, làm nghề bán thịt lợn. Sau khi sốt cao (39-40 độ C), mệt mỏi, yếu nửa người phải, gia đình đã đưa đến khám tại Bệnh viện 103.

Ngày 27/12, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân làm nghề bán thịt lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân tỉnh táo nhưng tiếp xúc chậm, cứng gáy, yếu nửa người phải. Kết quả chụp cắt lớp vi tính não phát hiện có hình ảnh nhồi máu não vùng nhân bèo phải.

Kết quả nuôi cấy dịch não tủy dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn). Như vậy, trong năm 2022, Hà Nội ghi nhận 4 ca mắc liên cầu lợn (tăng 3 ca so với cùng kỳ năm 2021).

Trao đổi với Vietnamnet tối 27/12, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết năm 2022, bệnh viện ghi nhận rải rác các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn, chủ yếu là thể viêm màng não.

Bệnh nhân ở các lứa tuổi khác nhau, đến từ các tỉnh miền Bắc. Bệnh nhân đến viện với biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn, buồn nôn, nặng hơn nữa thì lơ mơ, hôn mê.

Theo bác sĩ Cấp, bệnh liên cầu lợn thường có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. Trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để liên hoan tổng kết cuối năm, ăn Tết, có nơi còn có tập tục ăn tiết canh hoặc các sản phẩm tái, sống để gặp may mắn.

Mọi người vẫn có quan niệm lợn tự nuôi, "cắp nách", thả đồi thì sẽ an toàn. Tuy nhiên, thực tế, vi khuẩn liên cầu lợn lưu hành ở quần thể lợn nên kể cả loại tự nuôi vẫn có thể truyền bệnh. Vi khuẩn liên cầu lợn thường cư trú ở vùng họng của lợn, ít gây bệnh cho con vật. Bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu.

Bệnh liên cầu lợn có diễn biến rất nhanh chóng, có thể gây hai thể: Thể viêm màng não mủ và thể nhiễm khuẩn huyết, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa tạng.

Liên cầu khuẩn lợn nguy hiểm như thế nào?

Vnnexpress, dẫn nguồn Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng lây từ người sang người. Hầu hết bệnh nhân đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua... Tuy nhiên, một số trường hợp không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh do ăn thịt lợn nhiễm bệnh, tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến.

Bệnh này diễn biến cực kỳ nhanh gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Bệnh nhân thường gặp ba thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn nặng.

Thời gian ủ bệnh có thể vài giờ đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Dấu hiệu là sốt nóng, sốt lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài nhưng không đi nhiều lần, dễ lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường. Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ vì liên cầu lợn. Trường hợp nặng có thể sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng..., hôn mê và tử vong.

Bệnh này điều trị bằng thuốc kháng sinh, thời gian điều trị kéo dài, kết hợp lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn khoảng 7%. Bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40% (thường là điếc không hồi phục).

Để phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân không nên ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín…; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề…

Ngoài ra, người dân không được mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, chết; cần tiêu hủy lợn bệnh, chết theo đúng quy định.

Dấu hệu người có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh liên cầu lợn như: sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trúc Chi (t/h)

Hà Nội: Người đàn ông bán thịt nhập viện vì nhiễm liên cầu lợn

Thứ 4, 28/12/2022 | 08:37
Một ngày sau khi xuất hiện sốt cao (39-40 độ C), người mệt mỏi, yếu nửa người phải, bệnh nhân đã nhập viện.

Dấu hiệu mắc bệnh liên cầu lợn khi ăn thịt chưa nấu chín

Thứ 4, 07/09/2022 | 15:43
Có đến 30-60% người mắc bệnh viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn bị suy giảm thính lực (từ ù tai đến điếc hoàn toàn).

Thủ tướng yêu cầu các Bộ liên quan nghiên cứu, bảo đảm sớm giảm giá thịt lợn

Thứ 5, 12/03/2020 | 19:28
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình giá thịt lợn.

Tiểu thương thịt lợn suýt chết vì bị viêm màng não do liên cầu khuẩn

Thứ 6, 15/11/2019 | 09:50
Bác sĩ Nguyễn Phước Lan Anh, khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Chuyển một bệnh nhi ngộ độc nặng lên tuyến trên

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:34
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, bệnh viện đã chuyển cháu T.G.H., bị ngộ độc thực phẩm nặng lên Bệnh viện Nhi đồng 1.

Tp.HCM khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng ở trạm y tế

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:51
Ngày 5/5, Sở Y tế Tp. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng tại trạm y tế phường, xã giai 2024 - 2030.

Bình Dương: Đề xuất đình chỉ cơ sở tiêm chủng nơi bé 2 tháng sốc phản vệ

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:45
Bé gái 2 tuổi xuất hiện tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm chủng vắc-xin. Cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện nhiều vi phạm quy định tại cơ sở này.

Tình hình sức khỏe bệnh nhi nghi ngộ độc ở Đồng Nai chuyển lên Tp.HCM

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:17
Ngày 5/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (Tp.HCM) đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi liên quan vụ ngộ độc sau ăn bánh mì ở tỉnh Đồng Nai.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.
     
Nổi bật trong ngày

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Tp.HCM khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng ở trạm y tế

Chủ nhật, 05/05/2024 | 16:51
Ngày 5/5, Sở Y tế Tp. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng tại trạm y tế phường, xã giai 2024 - 2030.

Mang bát muối đổ xuống cống, vài phút sau ai cũng bất ngờ công dụng "đặc biệt"

Chủ nhật, 05/05/2024 | 19:30
Nếu thấy ống cống nhà bạn bị tắc hãy đổ cốc muối xuống, sau đó là một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở). Để vài phút sau bạn sẽ bất ngờ công dụng tuyệt vời.

Loại ớt bé xíu nhưng cay nhất thế giới, có khả năng lấy mạng người

Chủ nhật, 05/05/2024 | 15:02
Vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận Pepper X là giống ớt cay nhất thế giới với độ cay vượt xa ớt Carolina Reaper.

Người đàn ông mất ngủ sau khi đào được cục vàng 2,7 tỷ đồng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:30
Cục vàng nặng 2kg mà người đàn ông may mắn tìm được có giá trên thị trường lên tới 2,7 tỷ đồng.