Nghiên cứu chỉ ra hơn một nửa số hồ trên thế giới đã bị thu hẹp

Nghiên cứu chỉ ra hơn một nửa số hồ trên thế giới đã bị thu hẹp

Thứ 7, 20/05/2023 | 07:16
0
Theo nghiên cứu, hơn một nửa số hồ và hồ chứa lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu và mức tiêu thụ của con người.

Guardian ngày 19/5 đưa tin, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã đưa ra báo cáo một số nguồn nước ngọt quan trọng nhất trên thế giới - từ Biển Caspi giữa châu Âu và châu Á, đến hồ Titicaca của Nam Mỹ - đã bị mất nước với tốc độ tích lũy khoảng 22 gigaton/năm trong gần 3 thập kỷ. Con số này tương đương với tổng lượng nước sử dụng ở Mỹ trong cả năm 2015.

Fangfang Yao, nhà thủy văn học tại Đại học Virginia, người đứng đầu nghiên cứu được công bố hôm 18/5 trên tạp chí Science, cho biết 56% sự suy giảm của các hồ tự nhiên là do sự nóng lên toàn cầu và mức tiêu thụ của con người. Sự nóng lên là nguyên nhân “phần lớn trong số đó”.

Các nhà khoa học về khí hậu thường cho rằng các khu vực khô cằn trên thế giới sẽ trở nên khô hạn hơn do biến đổi khí hậu trong khi các khu vực ẩm ướt sẽ trở nên ẩm ướt hơn, nhưng nghiên cứu cho thấy lượng nước mất đi đáng kể ngay cả ở những vùng ẩm ướt.

“Chúng ta không nên xem nhẹ điều này”, ông Fangfang Yao nói.

Các nhà khoa học đã đánh giá gần 2.000 hồ lớn bằng cách sử dụng phép đo vệ tinh kết hợp với mô hình khí hậu và thủy văn.

Họ phát hiện ra rằng việc khai thác không bền vững của con người, những thay đổi về lượng mưa và dòng chảy, bồi lắng và nhiệt độ tăng cao đã khiến mực nước hồ giảm trên toàn cầu, với 53% số hồ có biểu hiện suy giảm từ năm 1992 đến năm 2020.

Gần 2 tỷ người trên thế giới bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều khu vực đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trong những năm gần đây.

Trong khi đó, các nhà khoa học và các nhà vận động từ lâu đã nói cần phải ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C để tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu. Thế giới hiện đang nóng lên với tốc độ khoảng 1,1 độ C.

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng không bền vững của con người làm cạn kiệt các hồ, chẳng hạn Biển Aral ở Trung Á và Biển Chết ở Trung Đông. Trong khi đó, các hồ ở Afghanistan, Ai Cập và Mông Cổ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng, có thể làm tăng lượng nước thất thoát vào khí quyển.

Ngoài ra, mực nước dâng cao trong 1/4 số hồ, thường là kết quả của việc xây dựng đập ở những vùng xa xôi như Cao nguyên Nội Tây Tạng.

M.H (t/h)

Mỹ chuẩn bị phải đối phó làn sóng người di cư qua biên giới

Thứ 6, 12/05/2023 | 06:00
Từ đêm 11/5, Mỹ dừng áp dụng chính sách hạn chế nhập cư qua biên giới trên bộ với Mexico vốn được áp dụng để ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch Covid-19.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng thời tiết cực đoan trong năm 2022

Thứ 5, 19/01/2023 | 08:30
Bất chấp những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán và lũ lụt ngày càng trở nên khắc nghiệt, khó lường.

Công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu cần có cách tiếp cận toàn cầu

Thứ 6, 23/09/2022 | 18:03
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu cần có cách tiếp cận toàn cầu, tăng cường đoàn kết quốc tế và chủ nghĩa đa phương, đồng thời cũng cần có cách tiếp cận toàn dân, vì người dân, và nhất là cần đảm bảo công bằng, công lý trong tổng thể chung và đối với từng quốc gia.

Twitter cấm quảng cáo "gây hiểu nhầm" về biến đổi khí hậu

Thứ 7, 23/04/2022 | 10:36
Trong một bài blog mới đăng tải, Twitter cho biết sẽ cấm các quảng cáo “gây hiểu nhầm” có nội dung “đối lập với đồng thuận khoa học về biến đổi khí hậu”.
Cùng chuyên mục

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ sắp giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên cho Ba Lan

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:40
Ba Lan đang thay thế các máy bay phản lực Sukhoi Su-22 và Mikoyan MiG-29 từ thời Liên Xô bằng những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-35.

Ukraine tấn công khu vực biên giới Nga bằng nhiều tên lửa và máy bay không người lái

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:23
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phóng nhiều tên lửa và máy bay không người lái vào khu vực Belgorod của Nga.

Báo Đức nói EU đang vật lộn với câu hỏi về triển khai binh sĩ tới Ukraine

Chủ nhật, 12/05/2024 | 06:00
Các đại sứ EU đã soạn thảo một tài liệu “bí mật” dài 11 trang nêu chi tiết cam kết của khối trong việc bảo vệ Ukraine cho đến khi nước này được gia nhập EU và NATO.

"Nóng" ở Kharkiv: Ukraine thừa nhận không thể ngăn đà tiến của Nga

Thứ 7, 11/05/2024 | 13:45
Đêm 10 tháng 5, Nga tấn công dữ dội ở Kharkiv. Các nguồn tin quân sự Ukraine thừa nhận việc mất nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn.

Ukraine mất thêm một hệ thống S-300 PT ở hướng Donetsk

Thứ 7, 11/05/2024 | 10:30
Khoảnh khắc hệ thống phòng không tầm xa S-300 PT của Ukraine bị tấn công đã được ghi lại và công khai.
     
Nổi bật trong ngày

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ sắp giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên cho Ba Lan

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:40
Ba Lan đang thay thế các máy bay phản lực Sukhoi Su-22 và Mikoyan MiG-29 từ thời Liên Xô bằng những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-35.

Ukraine tấn công khu vực biên giới Nga bằng nhiều tên lửa và máy bay không người lái

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:23
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phóng nhiều tên lửa và máy bay không người lái vào khu vực Belgorod của Nga.

Báo Đức nói EU đang vật lộn với câu hỏi về triển khai binh sĩ tới Ukraine

Chủ nhật, 12/05/2024 | 06:00
Các đại sứ EU đã soạn thảo một tài liệu “bí mật” dài 11 trang nêu chi tiết cam kết của khối trong việc bảo vệ Ukraine cho đến khi nước này được gia nhập EU và NATO.