Nghịch lý tiêu dùng online, thanh toán “offline”

Nghịch lý tiêu dùng online, thanh toán “offline”

Nguyễn Hoàng Yến
Thứ 4, 26/08/2020 | 16:46
0
Hiện nay, thị trường Việt Nam đã có 37 tổ chức trung gian thanh toán, đến cuối quý I/2020 có tổng số 13 triệu ví điện tử đã được mở và kích hoạt sử dụng, các doanh nghiệp cũng thường xuyên bổ sung, tích hợp các công cụ thanh toán hiện đại để tạo sự tiện dụng cho khách hàng… Thế nhưng điều nghịch lý là 80% người Việt khi mua sắm trực tuyến vẫn kiên định chọn thanh toán bằng tiền mặt.

Nhận “quả đắng” khi mua hàng online

Chị Hà (35 tuổi, Hà Nội) là một tín đồ mua sắm và thanh toán trực tuyến nhiều năm nay tại các trang web thương mại điện tử và gian hàng “ảo” trên mạng xã hội.  Tuy nhiên, sau một lần mua chiếc túi xách 3 triệu đồng nhưng nhận về sản phẩm nhàu nhĩ rúm ró mà không được đổi trả thì chị đã thay đổi hành vi thanh toán.

“Tôi sẽ chỉ mua của shop nào cho thanh toán kiểu ship COD (Cash on Delivery: Trả tiền mặt khi nhận hàng)” – chị Hà khẳng định.

Chung cảnh ngộ với chị Hà, đa số người tiêu dùng online khi được hỏi đều cho biết ít nhất một vài lần bản thân phải trải nghiệm sự thiếu công bằng liên quan đến thanh toán trực tuyến.

“Sau vài lần mua quần áo trên mạng mà phải nhận về những thứ na ná giẻ lau, tôi rút ra kinh nghiệm là chỉ thanh toán COD, thậm chí giao hẹn với chủ shop nếu hàng không như ảnh chụp quảng cáo thì tôi chỉ trả tiền vận chuyển (ship)” – chị Mai Hoa, một người tiêu dùng ở Hải Phòng nói.

Tiêu dùng & Dư luận - Nghịch lý tiêu dùng online, thanh toán “offline”

ông Lê Đức Anh

Tình trạng bất cập khi thanh toán mua sắm trực tuyến nói trên cũng đã được đại diện cơ quan quản lý về thương mại điện tử  (TMĐT) xác nhận. Tại diễn đàn “Khuynh hướng tiêu dùng Việt Nam: Tương lai thanh toán trực tuyến và tiêu dùng online” do viện Nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức ở Hà Nội hôm 20/8, ông Lê Đức Anh – Giám đốc trung tâm Tin học và Công nghệ số - cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (bộ Công thương) chia sẻ, mỗi năm Bộ này nhận được khoảng 2.000 khiếu nại về TMĐT trong tổng số 7.000 khiếu nại liên quan đến giao dịch trực tuyến.

“Rất nhiều người tiêu dùng gửi văn bản đến chúng tôi để khiếu nại về vấn đề thanh toán trực tuyến, trong đó có những trường hợp rất khó khăn khi xử lý vì vụ việc xảy ra đã lâu, nghĩa là người mua đã khiếu nại nhiều lần với người bán nhưng không được giải quyết thoả đáng nên mới phải gửi khiếu nại đến cơ quan quản lý...” – ông Lê Đức Anh nói.

Gỡ khó cho thanh toán trực tuyến

Sách trắng về TMĐT ở Việt Nam do bộ Công Thương mới công bố cho hay TMĐT của Việt Nam tăng trưởng bình quân 25% mỗi năm trong vòng 5 năm qua, 80% người tiêu dùng cho biết đã từng mua hàng online.

Chia sẻ về nền tảng thanh toán trực tuyến hiện nay, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, NHNN đã cấp phép hoạt động cho 37 tổ chức trung gian thanh toán, tính đến cuối quý I/2020 đã có tới gần 13 triệu ví điện tử được mở và kích hoạt sử dụng với tổng số dư ví là 1,36 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, điều nghịch lý là tình trạng thanh toán trực tuyến của chúng ta lại không hề phát triển tương xứng với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT và cũng vì thế mà chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và NHNN không đạt được mức độ kỳ vọng trong thời gian qua.

Tiêu dùng & Dư luận - Nghịch lý tiêu dùng online, thanh toán “offline” (Hình 2).

ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (ảnh: M.M)

Báo cáo đánh giá tình hình phát triển TMĐT năm 2019 của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP.HCM do sở Công Thương thành phố này vừa công bố cũng cho hay, có đến 95,1% người tiêu dùng TP.HCM chọn phương thức thanh toán COD (tăng 2,3% so với năm 2018) do người mua vẫn chưa tin tưởng vào người bán nên có tâm lý ngại trả tiền trước.

Đại diện phía DN bán hàng, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch danh dự hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cũng xác nhận, 80% các giao dịch TMĐT vẫn theo hình thức COD, mặc dù đa số các nền tảng thương mại điện tử hiện tại như Tiki, Sendo, Shopee, Lazada… đều tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến và khách hàng có nhiều lựa chọn như thanh toán qua thẻ quốc tế, qua ví điện tử, chuyển khoản, quét mã, sử dụng thẻ tích điểm, vv ...

Vậy DN Việt Nam nên làm gì để thích ứng với dòng chảy này, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường đang làm thay đổi hành vi mua sắm của người Việt sang online nhiều hơn?

Tiêu dùng & Dư luận - Nghịch lý tiêu dùng online, thanh toán “offline” (Hình 3).

TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh (ảnh: M.M)

Chia sẻ với PV tạp chí Người Đưa Tin pháp luật, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh cho hay, bên cạnh những thiệt hại nặng nề cho Covid-19 gây ra, ở khía cạnh tích cực thì nó lại là một động lực thúc đẩy việc chuyển đổi số của các đơn vị, doanh nghiệp trong nền kinh tế. “Doanh nghiệp cần tạo ra nền tảng mua sắm trực tuyến sao cho ở đó người tiêu dùng được thoả mãn hai tiêu chí: cá nhân hoá và được quyền lựa chọn” – ông Thành bày tỏ quan điểm.

Về khía cạnh này, bà Đặng Thúy Hà – Giám đốc khu vực phía Bắc, công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cũng cho rằng trong thời đại số, việc khách hàng không trung thành với DN là điều rất bình thường, bây giờ tỉ lệ này chỉ còn 50%. “Người tiêu dùng hiện nay không cần phải đến từng website để mua hàng mà mua trên những nền tảng so sánh. Nếu hàng hoá của bạn rất tốt nhưng mua bán không thuận tiện thì họ cũng không mua lần sau” – bà Hà nói.

Ông Hoàng Quốc Quyền, Giám đốc Đối ngoại cấp cao của công ty Tiki ở miền Bắc, cho biết, một tháng Tiki có khoảng 4,5 đến 5 triệu đơn hàng thì 60% là thanh toán tiền mặt. Để người mua hàng sẵn sàng cho việc thanh toán online, theo ông Quyền, Chính phủ cần kiên quyết kiểm tra xử lý những sàn TMĐT bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc để tạo được niềm tin cho người mua sắm và thanh toán online. Đồng thời, dại diện Tiki cũng đề xuất các ngân hàng, cổng thanh toán, nhà mạng tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng…

Được biết, vừa qua bộ Công Thương đã trình Chính phủ kế hoạch phát triển TMĐT áp dụng từ năm 2021, trong đó có nhóm giải pháp nhằm khắc phục tình trạng chậm phát triển của thanh toán trực tuyến. Đáng chú ý là giải pháp tạm giữ dòng tiền trong giao dịch: khách hàng thanh toán khi đặt hàng nhưng ngân hàng hoặc trung gian thanh toán khoanh giữ khoản tiền đó, khi nào khách hàng nhận sản phẩm và phản hồi tích cực thì số tiền mới được chuyển đến cho người bán hàng.

Khảo sát của hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) với 352 tổ chức và DN tại Việt Nam cho biết, gần 95% DN ý thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số, chỉ 5,1% trả lời chưa hiểu biết và chưa có hành động gì liên quan. Tuy nhiên, 84% DN thừa nhận thất bại khi chuyển đổi số.

( Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch danh dự hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam)

Doanh nghiệp dệt may tìm cách xoay sở trong mùa dịch Covid-19

Thứ 7, 15/08/2020 | 19:00
Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến ngành dệt may vốn “hụt hơi” vì đợt dịch nửa đầu năm nay lại thêm khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều không sa thải người lao động, xoay đủ cách để duy trì việc làm, chuyển kế hoạch, tìm thị trường mới…

Doanh nghiệp cũ của Trịnh Xuân Thanh đang cần “máy thở”

Thứ 7, 15/08/2020 | 08:00
Đa số các doanh nghiệp (DN) Nhà nước sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ tự thân vận động sau quá trình cổ phần hoá, song tổng công ty Cổ phần sông Hồng lại là một ngoại lệ. Cổ phần hoá xong, DN này làm ăn bết bát và đang kiệt sức trước vạch đích thoái vốn Nhà nước vào 30/11 tới đây.

"Sức khỏe” của doanh nghiệp phân hóa sau đại dịch

Thứ 5, 23/07/2020 | 18:14
Covid-19 là một đại dịch có sức tàn phá trên toàn cầu, nhưng nó cũng là phép thử để đo lường “sức khỏe”, sức chịu đựng khủng hoảng của doanh nghiệp.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Giá nông sản hôm nay 12/5: Hồ tiêu tăng nhẹ, lúa tươi được giá, diêm dân được mùa muối

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:57
Hồ tiêu, cà phê tăng nhẹ, giá lúa đà tăng nông dân Hà Tĩnh phấn khởi, diêm dân được mùa muối nhờ nắng nóng.

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay 4 hãng hàng không như thế nào?

Thứ 7, 11/05/2024 | 16:30
Theo kết quả kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam cho thấy giá vé máy bay tăng, song vẫn chưa vượt trần.

Giá nông sản hôm nay 11/5: Khoai lang tím Nhật lãi lớn, vải đầu mùa giá cao, cà phê Arabica quay đầu giảm nhẹ

Thứ 7, 11/05/2024 | 14:00
Nông dân Vĩnh Long trồng khoai lang lãi lớn, vải đầu mùa giá cao, cà phê Arabica quay đầu giảm nhẹ, giá mít Thái không cao nhưng nhà vườn vẫn thu lời.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
     
Nổi bật trong ngày

Giá nông sản hôm nay 12/5: Hồ tiêu tăng nhẹ, lúa tươi được giá, diêm dân được mùa muối

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:57
Hồ tiêu, cà phê tăng nhẹ, giá lúa đà tăng nông dân Hà Tĩnh phấn khởi, diêm dân được mùa muối nhờ nắng nóng.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.

Giá vàng 12/5: Vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới kết thúc tuần tăng giá. Giá vàng trong nước giảm mạnh cuối tuần nhưng vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng.

Lô yến sào đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp: Mở rộng cơ hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu, lô yến sào đầu tiên của Việt Nam vừa được xuất khẩu chính ngạch sang Pháp.