Mỹ điều “hỏa thần” HIMARS tới Syria

Thứ 5, 01/06/2023 | 12:13
0
Các lực lượng Mỹ ở Syria đã nhiều lần bị tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ các khu vực do các nhóm thân Iran kiểm soát.

Mỹ đã trang bị cho các lực lượng đóng quân gần các mỏ dầu ở miền Đông Syria bằng các hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu Agency dẫn nguồn tin địa phương cho biết hôm 31/5.

Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao, thường được biết đến là HIMARS, đã được triển khai đến khu vực đóng quân của các lực lượng Mỹ ở tỉnh Deir Ez-Zor trong vài ngày qua, các nguồn tin nói với Anadolu.

Tỉnh Deir Ez-Zor, phía Đông sông Euphrates, hiện do Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) kiểm soát. YPG là lực lượng dân quân người Kurd ở miền Bắc Syria và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS ở đó.

Hệ thống tên lửa này đã được triển khai tới các căn cứ của Mỹ ở mỏ dầu Al-Omar và nhà máy khí đốt Conoco, các nguồn tin cho biết.

Theo những nguồn tin này, động thái trên của Mỹ “nhằm mục đích đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng của các nhóm do Iran hậu thuẫn ở bờ đối diện của sông Euphrates”.

Thế giới - Mỹ điều “hỏa thần” HIMARS tới Syria

Lực lượng Mỹ tuần tra ở vùng nông thôn của thành phố Qamishli, tỉnh Hassakeh, Đông Bắc Syria, ngày 20/4/2022. Ảnh: Daily Sabah

Các lực lượng Mỹ ở Syria đã nhiều lần bị tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ các khu vực do các nhóm thân Iran kiểm soát.

Vài tuần trước, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, đã có chuyến thăm bất ngờ tới một trong những căn cứ do Mỹ kiểm soát ở Đông Bắc Syria.

Vào thời điểm đó, Reuters đưa tin rằng chuyến thăm của Tướng Milley nhằm đánh giá hiệu quả của cuộc chiến chống khủng bố Daesh (IS) và sự an toàn của các lực lượng Mỹ ở Syria.

Tướng Milley nói với các phóng viên rằng việc triển khai lực lượng Mỹ ở Syria gần 8 năm trước để chống lại IS vẫn đáng để mạo hiểm.

Quân đội Mỹ đã duy trì sự hiện diện ở Đông Bắc Syria trong một thời gian dài. Lầu Năm Góc tuyên bố rằng việc triển khai nhằm ngăn chặn các mỏ dầu trong khu vực rơi vào tay những kẻ khủng bố Daesh. Cụ thể, khoảng 900 binh sĩ Mỹ đang đóng tại một số căn cứ ở các tỉnh Hasakah, Raqqa và Deir Ez-Zor, chủ yếu ở các khu vực có trữ lượng dầu khí cao.

Thế giới - Mỹ điều “hỏa thần” HIMARS tới Syria (Hình 2).

Hệ thống HIMARS M142 (trái) là phiên bản khung gầm bánh lốp, hiện đại hóa, nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn, của hệ thống M270 (phải). Ảnh: Defense & Security Monitor

Hệ thống HIMARS (hệ thống tên lửa cơ động cao) M142 là phiên bản khung gầm bánh lốp, hiện đại hóa, nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn của hệ thống M270, được phát triển vào những năm 1970 cho các lực lượng Mỹ và đồng minh, AFP cho biết.

HIMARS mang theo một ổ được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm có tầm bắn khoảng 80 km, hoặc một ổ lớn được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS có tầm bắn khoảng 300 km.

Kể từ khi xung đột quân sự Nga-Ukraine bùng phát, Mỹ đã chuyển giao 18 hệ thống HIMARS cho Kiev và cam kết gửi thêm 20 hệ thống nữa, cũng như thường xuyên viện trợ đạn dược bổ sung cho “hỏa thần” này nhằm giúp Ukraine tấn công chính xác hơn các mục tiêu quan trọng trên chiến trường.

Minh Đức (Theo Middle East Monitor, Tasnim News)

Tập đoàn vũ khí Mỹ sản xuất "hỏa thần" HIMARS với số lượng kỷ lục

Thứ 4, 01/03/2023 | 17:37
Tập đoàn vũ khí Mỹ Lockheed Martin gần đây thông báo mở rộng dây chuyền sản xuất pháo phản lực phóng loạt (HIMARS) với số lượng kỷ lục, sau khi hệ thống này đã chứng minh năng lực chiến đấu ở Ukraine.

Syria: Mỹ không kích dữ dội, Nga gửi thông điệp rắn bằng Pantsir-S1

Thứ 2, 29/08/2022 | 08:00
Mỹ liên tiếp triển khai các cuộc không kích từ ngày 23/8 – 25/8 và Nga đã ngay lập tức truyền đi thông điệp rắn bằng cách triển khai Pantsir-S1.

Tên lửa Mỹ có là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong xung đột Nga-Ukraine?

Thứ 4, 01/06/2022 | 12:55
Hệ thống tên lửa Mỹ cung cấp cho Ukraine có thể hoạt động ngoài tầm bắn của pháo binh Nga, thậm chí đe dọa các kho tiếp tế của đối phương.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.