Muốn hạ lãi suất không thể chỉ nói suông

Muốn hạ lãi suất không thể chỉ nói suông

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
0
Trao đổi với Người đưa tin, PGS.TS Trần Hoàng NgânPhó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng: "Để hạ mặt bằng lãi suất, NHNN phải là ngân hàng mẹ đúng nghĩa". Có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải cấp vốn cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) với lãi suất thấp.

Câu chuyện lãi suất đang trở nên hết sức bức bối trong thời gian qua, theo ông, NHNN phải có những hành động gì để giám sát việc thực hiện cam kết giảm mặt bằng lãi suất trong thời gian tới?

NHNN đã ra thông điệp là sẽ điều hành lãi suất trên thị trường theo xu hướng giảm. Để giảm mặt bằng lãi suất không chỉ bằng chính sách tiền tệ mà cần đến sự đồng thuận của nhiều chính sách khác, kể cả chính sách tài khóa phải hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát, chính sách tài khóa phải hết sức chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách.

Ông Trần Hoàng Ngân

Sự đồng thuận vừa rồi mới có khả năng thực thị. Sự đồng thuận chỉ thực thi được khi có sự tham gia của NHNN. Để giảm được giá bán thì phải giảm được giá thành nghĩa là phải giảm được lãi suất huy động và chi phí của ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động, muốn giảm được phải đòi hỏi thời gian vì trước đây các ngân hàng đã huy động với lãi suất rất cao, nếu cho vay 17-19% thì ngân hàng sẽ lỗ. Vì các ngân hàng chủ yếu huy động ngắn hạn nên độ trễ của việc giảm lãi suất cũng sẽ ngắn.

Để hỗ trợ cho việc này, NHNN phải đúng nghĩa là ngân hàng mẹ của các NHTM. Ngân hàng trung ương phải tăng cung vốn trên thị trường, phải cam kết sẵn sàng cung vốn cho các NHTM để các NHTM không sợ thiếu thanh khoản mà nâng lãi suất đầu vào. NHNN cam kết sẵn sàng bơm vốn cho các ngân hàng con để thực hiện mục tiêu chung là kéo mặt bằng lãi suất xuống, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, duy trì công ăn việc làm, đảm bảo phát triển xã hội.

Hạ lãi suất cho vay nghĩa là phải hạ lãi suất huy động nhưng làm sao NHTM có thể huy động được vốn với lãi suất 14% khi lạm phát còn đang rất cao như hiện nay?

Nhìn về quá khứ để có cơ sở hành động cho tương lai, không phải nhìn quá khứ để quyết định tương lai. Không thể lấy lạm phát đang là 18-20% để quy chụp lãi suất huy động 14% hiện tại là lãi suất thấp. Phải nhìn mục tiêu điều hành của Chính phủ từ nay đến 2012, hiện nay Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự kiến mục tiêu kéo giảm lạm phát năm 2012 là 10%. Khi đó, lãi suất huy động sẽ không còn trần là 14% nữa mà sẽ là 12%.

Hiện tại, với mặt bằng lãi suất 14% là phù hợp với tốc độ kiểm soát giá. Nếu người dân rút tiền tiết kiệm ra cũng không biết đầu tư vào đâu vì những kênh đầu tư khác không an toàn. Nguyên tắc là lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn, lãi suất ngân hàng 14% là một kênh an toàn. Tại sao các ngân hàng nước ngoài vẫn huy động được vốn với lãi suất 14% và cho vay 17-18%? Vì người dân tin ngân hàng đó an toàn. Yếu tố lòng tin, an toàn cho người gửi tiền là yếu tố quan trọng.

Nhiều người lo sợ, nếu hạ mặt bằng lãi suất sẽ góp phần đẩy lạm phát tăng cao, ông có lo sợ điều này?

Về nguyên tắc, khi lượng cung tiền tăng lên sẽ có nguy cơ đẩy lạm phát lên cao. Đó chỉ là nguy cơ chứ không phải đương nhiên lạm phát sẽ tăng. Vấn đề là dòng tiền đi vào đâu, có tạo ra lượng hàng để cân đối giữa tiền - hàng hay không, dòng tiền đó phải đi vào hàng hóa tạo ngoại tệ, đặc biệt nên ưu tiên với ngành lương thực, thực phẩm. NHNN cho NHTM vay thì NHNN có quyền đưa ra yêu cầu NHTM dùng tiền theo đúng mục đích chỉ định, để nguồn tiền đi đúng hướng.

NHNN đã đưa ra thông điệp thì phải có sự thanh tra giám sát và có sự đối thoại với các NHTM, đảm bảo chính sách gắn liền với thực tế cuộc sống. NHTM không thể vì lợi ích riêng tư của mình mà phá bỏ sự thỏa thuận giữa hai bên vì mục tiêu chung của đất nước hiện nay. Đồng thời, NHTM lưu ý rằng, là đơn vị giữ tiền của dân thì phải tôn trọng pháp luật và thực thi pháp luật một cách nghiêm minh nhất, đừng đánh mất niềm tin của dân vì khi niềm tin bị đánh mất, người dân sẽ không bao giờ gửi tiền vào hệ thống cho dù có huy động với một mức lãi suất cao.

Xin cảm ơn ông!

Xuyến Chi (thực hiện)

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tp.HCM: Hơn 8.900 căn hộ tái định cư bỏ trống, nợ 81 tỷ đồng phí vận hành

Thứ 5, 09/05/2024 | 22:06
Tp.HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Phân khúc bất động sản hiếm hoi vẫn chìm đắm trong khó khăn

Thứ 5, 09/05/2024 | 21:00
Thị trường bất động sản vẫn đang tồn tại một dòng sản phẩm “đóng băng” từ năm này qua năm khác. Đó chính là condotel.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Tiếp tục cưỡng chế 79 căn biệt thự trái phép ở Tp.Phú Quốc

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:10
Ngày 10/5, UBND Tp.Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tiếp tục cưỡng chế 3 căn biệt thự trong khu biệt thự 79 căn xây dựng không phép tại xã Dương Tơ.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Kiên Giang: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chậm, nhất là các dự án giao thông, do chưa xử lý dứt điểm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.