Linh hoạt kế hoạch giảng dạy, “gỡ khó” cho sinh viên học trực tuyến

Linh hoạt kế hoạch giảng dạy, “gỡ khó” cho sinh viên học trực tuyến

Thứ 3, 07/09/2021 | 16:18
0
Sinh viên gặp khó khi học trực tuyến, đặc biệt với những nội dung mang tính thực hành, các trường đại học “gỡ khó” ra sao?

Chi phí thiết bị thực hành quá lớn

Trước đợt bùng phát dịch thứ 4 tại Việt Nam, nhiều trường đại học, cao đẳng trong nước đã tiến hành kế hoạch giảng dạy trực tuyến cho sinh viên. Học trực tuyến trong mùa dịch là giải pháp hữu hiệu nhất đối với hệ thống giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, qua hiệu quả thực tế, việc học trực tuyến đã làm giảm khả năng tương tác giữa thầy cô giáo với học sinh, sinh viên đồng thời không phải ở ngành học nào, cấp học nào cũng thực hiện suôn sẻ. Điều này đặt ra những câu hỏi, vấn đề cần được ngành giáo dục khắc phục, giải đáp.

Giáo dục - Linh hoạt kế hoạch giảng dạy, “gỡ khó” cho sinh viên học trực tuyến

Ngọc Anh cho biết, chi phí để mua thiết bị thực hành quá lớn.

Sinh viên Phạm Thị Ngọc Anh (ngành Kỹ thuật hóa học, trường đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ: “Vì chuyên ngành mà em theo học chuyên về thực hành, điều này khiến em và các bạn trong lớp phải băn khoăn khá nhiều. Có lúc, em cũng muốn tự xoay xở, mua thiết bị về nhà làm thí nghiệm nhưng chi phí cho dụng cụ thí nghiệm quá đắt, chưa kể không phải hóa chất nào cũng được phép bán ngoài thị trường”.

Bạn Trần Văn Thành (lớp Tự động hóa hệ thống điện D15, trường đại học Điện lực) cũng tâm sự: “Trước khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội, trong lịch học của em cũng có một môn học thực hành. Tuy nhiên, do không thể đến trường, môn học này đã bị dời lại, chờ đến khi nào đi học trở lại thì mới có thể bắt đầu.

Giáo dục - Linh hoạt kế hoạch giảng dạy, “gỡ khó” cho sinh viên học trực tuyến (Hình 2).

Sinh viên Trần Văn Thành lo ngại, học online không thể triển khai với nội dung thực hành, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành chương trình.

Hiện tại, em cũng không ngừng theo dõi số ca mắc Covid-19 mỗi ngày và cập nhật tình hình giãn cách tại Hà Nội qua các phương tiện thông tin đại chúng, bởi em rất mong ngày có thể đi học tại trường. Nếu còn phải học online thì những môn học thực hành rất khó có thể thực hiện. Em lo ngại, điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành chương trình học và ra trường của chúng em”.

Trong khi đặc thù môn học phải tiếp xúc và thực hành trong phòng thí nghiệm nhiều, khiến sinh viên Vương Thị Ngọc Tuyết (ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, trường đại học Cần Thơ) cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình học trực tuyến. Tuyết cho biết: “Thời gian đầu khi dịch bệnh chưa phức tạp, em vẫn được thầy cô trong trường tạo điều kiện lên phòng thí nghiệm để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.

Nhưng từ cuối tháng Bảy, liên tiếp các quyết định giãn cách xã hội, điều này buộc em phải ở lại phòng trọ, tạm hoãn chương trình thí nghiệm phục vụ khóa luận tốt nghiệp. Các dữ liệu được lấy từ kết quả thí nghiệm vì vậy việc chậm tiến độ và có thể hoãn báo cáo sang kỳ II, đồng nghĩa với việc ra trường của mình cũng sẽ bị ảnh hưởng”.

“Gỡ khó” với nội dung thực hành

Đối với sinh viên, học viên bậc đại học, việc học thực hành đã là một phần quan trọng và điều tất yếu trong chương trình học. Nhận thấy những khó khăn trong mùa dịch mà sinh viên đang gặp phải, các nhà trường đã có giải pháp hỗ trợ để sinh viên có nhiều thời gian thực hành nhất.

Sinh viên Phạm Văn Tiến Dũng (ngành Xây dựng dân dụng, trường đại học Xây dựng Hà Nội) cho biết: “Nhà trường hỗ trợ sinh viên rất nhiều, có môn thực hành được thầy cô gửi video cụ thể, quan sát và tiến hành làm báo cáo, nhưng cũng có những môn, buộc phải đợi đến khi hết dịch để đến trường, mới có đầy đủ dụng cụ, mới có thể thực hành được”.

TS. Hoàng Xuân Hiệp (Hiệu trưởng trường đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội) cũng thông tin: “Sinh viên hiện nay cũng đã dần “bắt nhịp” với học trực tuyến, bởi đã quen với trạng thái “bình thường mới”, tuy nhiên, với những môn học thực hành, thực sự không thể truyền tải với hình thức này. Chính vì vậy, nhà trường quyết định giảng dạy toàn bộ chương trình lý thuyết cho sinh viên và phần thực hành sẽ được thực hiện ngay sau khi Hà Nội hết giãn cách. Tức là phải ứng biến linh hoạt trong kế hoạch giảng dạy.

Thời điểm này, dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nên thời gian quay trở lại trường học của các bạn sinh viên vẫn chưa được xác định cụ thể. Thời gian tới, nhà trường và giáo viên cần tiếp tục giảng dạy và triển khai tốt những phương pháp giúp sinh viên có thể tiếp cận được với các môn học thực hành.

Hiện tại, những môn học thực hành chiếm 30% trong tổng số học phần của sinh viên, nên trong 10 tháng học, chỉ cần có tổng thời gian được trở lại trường khoảng 3 tháng là có thể hoàn thành những nội dung thực hành. Chúng tôi chủ trương, chỉ cần khi dịch bệnh lắng xuống, sinh viên được trở lại trường là ngay lập tức, các thầy cô gác lại hết những nội dung có thể học online, đưa ngay nội dung cần học thực hành vào dạy”.

“Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất giúp cho sinh viên có thể hoàn thành được chương trình học của mình mà vẫn đảm bảo được chất lượng “học đi đôi với hành”.

Trong giai đoạn này, nhà trường cũng tăng cường hỗ trợ cho sinh viên, giảm học phí để sinh viên có thêm tiền trang trải và sử dụng mạng để học online. Đồng thời, chúng tôi cũng nỗ lực giúp đỡ sinh viên bị “kẹt” lại Hà Nội, trong thời điểm này là gần 2.000 sinh viên”, vị Hiệu trưởng thông tin thêm.

Giáo dục - Linh hoạt kế hoạch giảng dạy, “gỡ khó” cho sinh viên học trực tuyến (Hình 3).

TS. Hoàng Xuân Hiệp cho hay, nhà trường phải chủ động linh hoạt trong kế hoạch giảng dạy để kịp chương trình cho sinh viên. Ảnh: HICT.

Tại trường đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên cũng nhận quyết định lùi thời gian thực hành lại và “đành đợi” hết dịch, sinh viên lên trường và tiến hành các buổi học thí nghiệm theo đúng tiến độ của chương trình học tập.

Giải pháp trước mắt của trường đại học Cần Thơ cũng là khuyến khích sinh viên rút các học phần thực tập, thực hành trong kỳ học này. Nếu học kỳ sau được học tập trung, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho các nhóm sinh viên đăng ký học phần thực hành.

Đồng thời, thầy cô giáo của trường cũng truyền tải nội dung bài học bằng nhiều hình thức khác nhau trong trường hợp sinh viên gặp khó khăn như không có kết nối Internet hoặc đang bị cách ly.

Đối với một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gặp khó trong việc trang bị thiết bị học online, chương trình “Quỹ máy tính cho mượn - Bank of Laptops 2021” đã “gỡ khó” phần nào. Một số cơ sở giáo dục như trường đại học Lao động Xã hội, trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh,... được triển khai mô hình này.

Cụ thể, hỗ trợ cho mượn máy tính xách tay (thiết bị mới hoặc đã qua sử dụng nhưng đảm bảo chất lượng hoạt động tùy thuộc vào nguồn máy tính có sẵn tại mỗi thời điểm) sử dụng cho việc học tập kèm theo các chương trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp (miễn phí); sinh viên mượn máy tính xách tay miễn phí với thời gian sử dụng tối đa trong 24 tháng, kèm theo hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.

Cẩm Mịch

Bộ GD&ĐT: Sẽ điều chỉnh, tinh giản nội dung dạy học trực tuyến

Thứ 3, 07/09/2021 | 13:34
Trước những ý kiến cho rằng nên giảm tải chương trình dạy học trực tuyến theo hướng thiết thực, bảo đảm phù hợp bối cảnh dịch bệnh, lãnh đạo bộ GD&ĐT đã có phản hồi.

TP.HCM: Hơn 75.000 học sinh gặp khó khi học trực tuyến

Thứ 7, 04/09/2021 | 20:34
Qua thống kê của sở GD&ĐT TP.HCM, địa phương đang có hơn 75.000 học sinh các cấp gặp khó khăn khi học trực tuyến trong khi năm học mới đã cận kề.

Triển khai hệ thống họp trực tuyến để Thủ tướng chỉ đạo chống dịch

Thứ 6, 03/09/2021 | 15:47
Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trung tâm chỉ huy và hệ thống họp trực tuyến phục vụ Thủ tướng chỉ đạo, điều hành trực tiếp xuống các “pháo đài” chống dịch.

Máy tính xách tay “cháy hàng” vì học và làm trực tuyến

Thứ 4, 01/09/2021 | 06:50
Máy tính xách tay đang là sản phẩm được “săn lùng”. Không chỉ người dân phải làm việc online, sắp tới, nhiều học sinh các cấp ở một số tỉnh cũng sẽ học trực tuyến.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Dự báo thời tiết ngày 28/4/2024: Đợt nắng nóng có thể lập kỷ lục mới về nhiệt độ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Những thí sinh nào thuộc diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2024?

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:02
Các thí sinh cần lưu ý thông tin về đối tượng thuộc diện ưu tiên hoặc cộng điểm khuyến khích để kê khai đầy đủ trong Phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Bản tin 28/4: Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Xe khách chở 40 công nhân lật nhào trên quốc lộ; Đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 41 độ C kéo dài đến bao giờ?...