Licogi - giọt nước mắt hậu cổ phần hoá

Licogi - giọt nước mắt hậu cổ phần hoá

Nguyễn Thị Hà
Thứ 4, 10/01/2018 | 06:48
0
Không ai oán và đẫm nước mắt như các nghệ sĩ tại Hãng phim truyện Việt Nam, những kỹ sư công trường, công nhân xây dựng của Licogi phải chịu cảnh thua lỗ một cách âm thầm hơn và khó hiểu hơn.
Bất động sản - Licogi - giọt nước mắt hậu cổ phần hoá

Tổng công ty Licogi lỗ hàng trăm tỷ đồng năm 2016 do trích lập dự phòng.

Ngày 5/1, sau bài viết Gần 1,6 triệu m2 đất vàng của Licogi rơi vào tay ai? đăng trên báo Người Đưa Tin, Tổng công ty Licogi - CTCP đã có công văn phản hồi được ký bởi Phó Tổng giám đốc Phan Lan Anh nhằm cung cấp thêm thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bà Phan Lan Anh cho biết: "Theo báo cáo đã được kiểm toán, kết quả năm 2016 của công ty mẹ - Tổng công ty Licogi lỗ 293,4 tỷ đồng".

Vị Phó Tổng giám đốc Licogi mới được bổ nhiệm gần 1 năm, trước đó đã hơn một thập kỷ nắm giữ cương vị Kế toán trưởng Licogi trần tình: "Nguyên nhân thua lỗ chủ yếu do trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 139 tỷ, trích lập dự phòng đầu tư tài chính 46,5 tỷ đồng, chi phí lãi vay 86 tỷ đồng...

Trước thời điểm cổ phần hóa (tháng 4/2015 - PV), khi xác định giá trị doanh nghiệp và quyết toán vốn Nhà nước, Licogi không được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng đầu tư tài chính, khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, DN phải trích lập theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC".

"Doanh nghiệp Nhà nước trước đây (Licogi từng là doanh nghiệp do bộ Xây dựng sở hữu 100% vốn) có thực trạng nguồn vốn chủ sở hữu thấp nên đã mất cân đối về vốn trong thời gian dài.

Vốn hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu từ vốn vay ngân hàng do đó lãi vay hàng năm phải trả cao cũng là một nguyên nhân gây ra lỗ cho doanh nghiệp" - công văn của Licogi cho hay.

Bất động sản - Licogi - giọt nước mắt hậu cổ phần hoá (Hình 2).

Rũ bỏ lớp áo doanh nghiệp Nhà nước, Licogi cũng đành "chia tay" các công trình thuỷ điện. 

Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Licogi cũng liệt kê hàng loạt nguyên nhân khác như khối lượng công việc giảm sút, các công trình thủy điện như Sơn La, Bản Chát, Đakđrinh, Lai Châu, A Vương... là những "mỏ vàng" lợi nhuận của Licogi trước đây đã không còn. Khi sang tay tư nhân, cởi bỏ "chiếc áo" doanh nghiệp Nhà nước thì nguồn thu cũng cạn kiệt, công tác đấu thầu khó khăn...

Trao đổi thêm với PV báo Người Đưa Tin, bà Lê Thanh Huyền - Trưởng ban Kiểm soát Licogi kể khổ: "Khó khăn sau cổ phần hóa là điều không thể tránh khỏi, công ty thua lỗ khiến tôi cũng rất buồn".

Nỗi buồn, khó khăn của ban lãnh đạo Licogi là vấn đề rất nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa thấu hiểu, nhưng  vẫn còn đó hàng loạt câu hỏi: Tại sao sau khi cổ phần hóa, con số lỗ hàng trăm tỷ đồng kia mới phát lộ? Tại sao bản cáo bạch thông tin khi cổ phần hóa Licogi lại không thể hiện? Lãnh đạo công ty có giấu lỗ hay không? Việc thất thoát vốn chỉ cần "gắp lửa" cho tư nhân là xong?

Kịch bản quen thuộc của các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa một lần nữa được nhắc đến. Tuy vậy lần này không ai oán và đẫm nước mắt như các nghệ sĩ tại Hãng phim truyện Việt Nam, vì những kỹ sư công trường, công nhân xây dựng khô khan hơn. Số lỗ hàng trăm tỷ đồng chỉ được nhắc đến sau khi có báo cáo tài chính được kiểm toán và hơn hết, chỉ có những người trong nghề mới hiểu được vì sao lại lỗ.

Theo báo cáo tài chính do Licogi công bố, doanh thu hợp nhất năm 2016 chỉ giảm nhẹ 6,7% so với năm 2015 và cao hơn nhiều so với thời kỳ 2012 - 2014. Tuy nhiên, các năm trước luôn duy trì lãi trước thuế 167 tỷ đồng (2011), 143 tỷ đồng (2012), 101 tỷ đồng (2013), 87 tỷ đồng (2015) bỗng chốc đảo chiều lỗ 427 tỷ đồng trong năm 2016.

Nguyên nhân thua lỗ đã được bà Phan Lan Anh giải thích ở trên, việc trích lập dự phòng viện dẫn theo Thông tư 200 hoàn toàn là về mặt kỹ thuật, phụ thuộc vào đánh giá khả năng thu hồi của ban lãnh đạo công ty.

Còn nhớ, báo cáo tài chính năm 2016 của Licogi được kiểm toán bởi hãng kiểm toán hàng đầu Big 4 là PriceWater House Coopers (PwC) đã dành ra 4 trang giấy A4 để lưu ý, nhấn mạnh nhà đầu tư về những khoản mục không được hạch toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được quy định trong luật. Bà Phan Lan Anh khi đó đứng tên Kế toán trưởng công ty.

Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Tổng công ty Licogi - CTCP) có lịch sử thành lập và hoạt động gần 60 năm, là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp, đặc biệt về mảng thuỷ điện. Khi cổ phần hoá năm 2015, Licogi thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ quỹ đất khủng với 10 khu đất rộng 1,52 triệu m2 nằm tại các thành phố lớn miền Bắc như: Hà Nội, Uông Bí, Hạ Long,...

Cập nhật tình hình các khu đất hiện nay, Licogi cho biết: Dự án Yên Thanh - Uông Bí, Quảng Ninh 275,672ha đã bị tỉnh Quảng Ninh thu hồi, chuyển cho đơn vị khác thực hiện; dự án KĐT Đông Hưng -Thái Bình 17,186ha, Licogi không phải chủ đầu tư, đây là khu đất một đơn vị thành viên tham gia thi công, xây dựng hạ tầng (đây là 1 trong 11 khu đất dự án được liệt kê trong bản cáo bạch của Licogi năm 2015 - PV); 4.712 m2 đất nông nghiệp thuê 20 năm tại tỉnh Đồng Nai là đất do công ty con của Licogi mua của 1 cá nhân, từ thời điểm cổ phần hóa đến nay vẫn không thực hiện được các thủ tục chuyển nhượng do các vấn đề về pháp lý không thể hoàn thiện.

Gần 1,6 triệu m2 đất vàng của Licogi rơi vào tay ai?

Thứ 7, 30/12/2017 | 07:08
Chỉ 2 năm sau cổ phần hoá, một nhóm cổ đông tư nhân đã sở hữu cổ phần chi phối của Tổng công ty Licogi, qua đó nắm quyền phát triển quỹ đất “vàng” lên tới gần 1,6 triệu m2 của thành viên bộ Xây dựng.

Vì sao Tổng công ty Licogi thua lỗ kỷ lục?

Chủ nhật, 16/07/2017 | 11:58
Sau nhiều năm kinh doanh hiệu quả, Tổng công ty Licogi bất ngờ báo lỗ lớn trong năm 2016 và quý I/2017, hé lộ “kịch bản” thâu tóm cựu thành viên Bộ Xây dựng.
Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.

Tp.HCM: Mặt bằng bán lẻ nhộn nhịp trở lại, kỳ vọng hồi phục kinh tế

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:00
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tại Tp.HCM ngày càng tăng.
     
Nổi bật trong ngày

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:28
4 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Ngộ độc do ăn bánh mì ở Đồng Nai: Mở thêm một đơn vị cấp cứu

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:14
Số ca nhập viện vì ngộ độc do ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh tăng lên gần 330 người. Cơ sở y tế vừa phải mở thêm một đơn vị cấp cứu.