Lãnh đạo các địa phương nói gì về xếp hạng PCI năm 2021?

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 27/04/2022 | 15:09
0
Với các thứ hạng khác biệt trên bảng xếp hạng PCI 2021, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ đó là "món quà vô giá," còn lãnh đạo tỉnh Đắk Nông thì "xúc động và tự hào".

Sáng 27/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021.

Bảng xếp hạng của 63 tỉnh, thành phố ghi nhận nhiều thay đổi, có địa phương thăng hạng đột phá cũng có địa phương tụt hạng, thậm chí giậm chân tại chỗ.

Sau Quảng Ninh, các vị trí còn lại trong top 10 PCI 2021 lần lượt là: Hải Phòng (70,61 điểm); Đồng Tháp (70,53 điểm); Đà Nẵng (70,42 điểm); Vĩnh Phúc (69,69 điểm); Bình Dương (69,61 điểm); Bắc Ninh (69,45 điểm); Thừa Thiên - Huế (69,24 điểm); Bà Rịa - Vũng Tàu (69,03 điểm); Hà Nội (68,6 điểm).

Cao Bằng đứng cuối cùng tại PCI 2021 với số điểm 56,29 điểm. Đứng thứ 2 từ dưới lên là Hoà Bình với 57,16 điểm; tiếp theo là Kon Tum (58,95 điểm).

Bên lề sự kiện, lãnh đạo các tỉnh đã chia sẻ với báo chí về ý nghĩa của kết quả xếp hạng với sự phát triển kinh tế địa phương, cùng với đó là mục tiêu để thăng hạng trong bảng xếp hạng PCI 2022.

Chủ tịch Vĩnh Phúc: Xếp hạng cao là món quà vô giá

Là tỉnh xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2021 với số điểm 68,69, Vĩnh Phúc được đánh giá là tỉnh có sự thay đổi ngoạn mục khi quay lại và nằm ở vị trí top cao (PCI 2020 tỉnh Vĩnh Phúc xếp thứ 29).

Chia sẻ về thứ hạng này, ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói “đây là món quà vô giá” mà cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân dành tặng cho Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong nội dung chia sẻ với phóng viên, ông Thành nhấn mạnh rằng, kết quả PCI 2021 chỉ là bước đầu để tỉnh tiếp tục phát huy trong những năm tới đây.

“Quan trọng vẫn là chất lượng điều hành, phục vụ của chính quyền các cấp đối với doanh nghiệp, người dân trong thời gian tới. Sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân là mục tiêu quan trọng nhất khi tỉnh thực hiện cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết”, ông Thành chia sẻ.

Kinh tế vĩ mô - Lãnh đạo các địa phương nói gì về xếp hạng PCI năm 2021?

Ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 2021, các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện 8 cuộc khảo sát lớn, trong đó có 5 cuộc khảo sát online để thu thập phản hồi về những khó khăn của doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa, tiếp cận tín dụng, lao động và tìm kiếm giải pháp chính sách hỗ trợ doanh  nghiệp trong giai đoạn Covid-19 bùng  phát. 

Những nỗ lực này đã giúp Vĩnh Phúc cải thiện điểm số và thứ hạng ở một loạt chỉ số thành phần như Chi phí thời gian (xếp thứ 3 cả nước), Chi phí không chính thức (xếp thứ 3), Cạnh tranh bình đẳng và Tiếp cận đất đai (cùng đứng vị trí thứ 7).

Chủ tịch Bắc Ninh: Kết quả tốt nhưng chưa thực sự hài lòng

Bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cho biết, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đặc biệt chú trọng và quan tâm đến việc cải cách hành chính và cải cách môi trường đầu tư kinh doanh.

Trong năm 2021, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức rất nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp FDI, cộng đồng doanh nghiệp trong nước, đối thoại với công nhân lao động và đối thoại với nông dân.

Kinh tế vĩ mô - Lãnh đạo các địa phương nói gì về xếp hạng PCI năm 2021? (Hình 2).

Bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.

“Từ những cuộc đối thoại trực tiếp này, chúng tôi ghi nhận và vỡ ra được rất nhiều ý kiến, biết được doanh nghiệp họ cần gì, đang khó khăn gì, để từ đó đưa ra được những tháo gỡ nhanh chóng cho cộng đồng doanh nghiệp trong khuôn khổ của tỉnh”, bà Giang nói.

Về kết quả xếp hạng PCI 2021 của Bắc Ninh đã tăng 3 bậc, xếp ở vị trí thứ 7 (68,45 điểm), Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh nói rằng “đây là kết quả tốt nhưng chưa thực sự hài lòng”.

Bà Giang khẳng định, cả hệ thống chính trị của tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp một cách đồng bộ, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp FDI lẫn trong nước, của người dân để cùng hướng đến mục tiêu thăng hạng PCI năm 2022.

 Chủ tịch Hải Dương: Vượt 34 bậc là kết quả rất tích cực

Nếu năm 2020, Hải Dương đứng thứ 47 trong cả nước và thuộc nhóm 32 tỉnh xếp hạng trung bình thì năm 2021, tỉnh này đã vươn lên vị trí số 13 trong thứ hạng, vượt 34 bậc so với năm ngoái.

Theo ông Triệu Thế Hùng - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, trong 10 chỉ số thành phần PCI, Hải Dương có 8 điểm tăng so với năm 2020.

Trong đó đáng chú ý là tính năng động của chính quyền được các doanh nghiệp đánh giá tăng vượt bậc, từ 5,09 năm 2020 lên 8,24 năm 2021; Cạnh tranh bình đẳng từ 5,13 năm 2020 tăng lên 8,38 năm 2021. Các chỉ tiêu khác cũng được đánh giá cao và tăng hạng uy tín như: Tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.

Ông Hùng nói rằng, “đây là kết quả rất tích cực, thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm của tỉnh Hải Dương trong việc cải thiện môi trường đầu tư của toàn tỉnh”. Nhất là trong bối cảnh tình hình đại dịch diễn biến phức tạp, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ để vượt qua những rào cản và “điểm nghẽn”, khơi thông môi trường thu hút đầu tư.

Kinh tế vĩ mô - Lãnh đạo các địa phương nói gì về xếp hạng PCI năm 2021? (Hình 3).

Ông Triệu Thế Hùng - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.

Đợt dịch bùng phát lần 4, Hải Dương giữ được ổn định sản xuất, không có doanh nghiệp nào phải đóng cửa, vì vậy, nguồn thu ngân sách của tỉnh được đảm bảo (năm 2021 thu được hơn 21.000 tỷ đồng, vượt 7.000 tỷ so với kế hoạch đề ra), tăng trưởng kinh tế cả năm 8,6%.

Nói về những thành công trong cải cách hành chính – một trong những hạn chế mà doanh nghiệp thường nhắc tới đầu tiên khi đầu tư phát triển, ông Hùng nhấn mạnh về việc tỉnh Hải Dương xác định tiêu chí “nâng cao đạo đức công vụ của những người thực hiện chính sách, kiên quyết không dung túng bao che và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm tiêu cực”.

“Chúng tôi công khai số điện thoại của người đứng đầu với nhân dân, với doanh nghiệp, sẵn sàng tiếp thu và cầu thị ý kiến từ doanh nghiệp, để từ đó có tiếng nói chung, tạo môi trường tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển”, ông Hùng nói.

Nói về mục tiêu nâng thứ hạng trong bảng xếp hạng PCI 2022, vị lãnh đạo tỉnh Hải Dương mong rằng, con số sẽ được nâng lên, được xếp hạng ở mức cao. “Để làm được điều này, tôi quan niệm rằng, chính quyền phải làm tốt thì doanh nghiệp mới tin tưởng, ghi nhận”, Chủ tịch Hải Dương nêu rõ.

Chủ tịch Hưng Yên: Nỗ lực lớn của cả hệ thống 

Sau nhiều năm nỗ lực cải cách năng lực cạnh tranh, kết quả PCI năm 2021 cho thấy Hưng Yên đã trở lại nhóm giữa trong bảng xếp hạng. Cụ thể, xếp hạng PCI của tỉnh Hưng Yên tăng 14 bậc, ở vị trí 39 với 63,76 điểm trên bảng xếp hạng cả nước.

Chia sẻ về thứ hạng này, ông Trần Quốc Văn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nói rằng, kết quả là sự tích cực, là nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp.

Theo ông Văn, tỉnh Hưng Yên đặc biệt chú trọng đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Ông nói, chính quyền luôn đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp đóng vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh.

“Khi thứ hạng tăng lên thì chứng minh sự điều hành của chính quyền, môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng thuận lợi, đóng góp vai trò to lớn trong việc tạo niềm tin và thu hút các nhà đầu tư”, ông Văn chia sẻ.

Kinh tế vĩ mô - Lãnh đạo các địa phương nói gì về xếp hạng PCI năm 2021? (Hình 4).

Ông Trần Quốc Văn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên.

Trong chia sẻ của vị Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, ông nhấn mạnh về sự nhìn nhận, đánh giá tổng quát của người đứng đầu, phải biết mình đang ở đâu, đang yếu những điểm gì để tìm cách khắc phục.

“Tỉnh nào cũng sẽ nỗ lực để tăng xếp hạng bởi là tiền đề để doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI nhìn vào để đánh giá có nên đầu tư vào tỉnh hay không. Điểm yếu của Hưng Yên vẫn là nguồn nhân lực hạn chế, vì vậy, mục tiêu của năm nay và các năm tiếp theo là tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dồi dào và có trí tuệ”, ông Văn thông tin.

Chủ tịch Đắk Nông: Xúc động và tự hào 

“Xúc động và tự hào” là chia sẻ được ông Hồ Văn Mười – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông nói về thứ hạng của tỉnh trên bảng xếp hạng PCI 2021.

Xếp hạng PCI 2021 của tỉnh Đắk Nông được đánh giá là “một hiện tượng” khi tỉnh này từ top thấp lên top trung bình khá. Đắk Nông đứng thứ 52 với 61,92 điểm (vượt 7 bậc so với chỉ tiêu tỉnh đề ra) và tăng 8 bậc so với năm 2020.

Kinh tế vĩ mô - Lãnh đạo các địa phương nói gì về xếp hạng PCI năm 2021? (Hình 5).

Ông Hồ Văn Mười – Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.

Trong chia sẻ của mình, ông Mười nói về vị trí địa lý khó khăn của tỉnh Đắk Nông, khi đây là tỉnh nghèo với lượng đồng bào dân tộc thiểu số đông, cùng với đó, điều kiện cơ sở vật chất khó khăn.

“Chính điều đó, càng khiến chúng tôi quyết tâm nỗ lực trong lãnh đạo, điều hành, triển khai các giải pháp cải cách mạnh mẽ trong thủ tục hành chính, kêu gọi đầu tư nước ngoài. Tôi cho đây là một kết quả xứng đáng và Đắk Nông tự hào về kết quả này”, ông nói.

Chủ tịch tỉnh Đắk Nông cho biết, ông mới nhận nhiệm vụ được hơn 8 tháng và đến hôm nay, bản thân ông đã nghiên cứu rất nhiều về các chỉ số để phát triển xếp hạng PCI. Ông nói rằng, sẽ quyết tâm và cụ thể hoá với các sở, ngành và các địa phương ngay những ngày đầu tháng 5 tới đây.

“Tôi thường nói với các đồng chí lãnh đạo và các đơn vị địa phương của tỉnh rằng, thực ra các chỉ số PCI là tình cảm của chính quyền dành cho doanh nghiệp và cũng là tình cảm của doanh nghiệp dành cho chính quyền. Nếu có tình cảm tốt thì doanh nghiệp sẽ đến với Đắk Nông”, ông Mười chia sẻ.

Xem thêm: Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PCI năm thứ 5 liên tiếp

Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PCI năm thứ 5 liên tiếp

Thứ 4, 27/04/2022 | 09:31
Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2021 cho thấy Quảng Ninh tiếp tục duy trì vị trí quán quân, trong khi đó Hà Nội đứng thứ 10, Tp.HCM xếp thứ 14.

PCI 2019: Quảng Ninh tiếp tục giữ "ngôi vương", Hà Nội và TP HCM đứng đâu?

Thứ 3, 05/05/2020 | 15:51
Báo cáo PCI 2019 cho thấy, tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng năm thứ ba liên tiếp là Quảng Ninh (73,40 điểm), kế đến là Đồng Tháp (72,10 điểm), Vĩnh Long (71,30 điểm) và Bắc Ninh (70,79 điểm).
Cùng tác giả

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.