Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang hạ nhiệt

Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang hạ nhiệt

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
0
(Nguoiduatin) Showbiz Việt nếu chỉ chú trọng “thần tượng” hơn là “chất lượng” thì cũng sẽ đến ngày thoái trào như làn sóng Hallyu.

Một bài viết mới đây trên tờ KoreaTimes nhận định rằng sự thành công của làn sóng Hallyu (Hallyu Korean Wave) sẽ không thể kéo dài trong tương lai.

Sự kiện - Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang hạ nhiệt

Cứ 6 trong 10 người nước ngoài tin rằng xu hướng yêu thích văn hóa Hàn như Kpop, phim điện ảnh, phim truyền hình và những vở nhạc kịch opera sẽ giảm trong vài năm tới. 20,5% số người được hỏi cho hay, họ đã "mệt mỏi vì nội dung được tiêu chuẩn hóa". Phim truyền hình chỉ quanh quẩn các chủ đề như ngoại tình, trả thù, bí mật về thân thế hay danh tính của nhân vật, khiến cho việc gây chú ý với khán giả ngày càng khó khăn hơn. Các khán giả đã bội thực với những màn trình diễn khoe vũ đạo, hình thể sexy trong khi giọng hát quá yếu, dòng nhạc thị trường dễ nghe dễ chán..

Giới trẻ phải trân trọng văn hóa nước mình

Từ những hoạt động biểu diễn thời gian gần đây, có thể thấy giới trẻ đang thần tượng các ngôi sao giải trí Hàn Quốc cũng như các ngôi sao nước ngoài quá nhiều. Tôi thấy nên cân nhắc thời lượng chiếu phim, ca nhạc của nước ngoài trên truyền hình, đưa thêm phim Việt Nam, các loại hình nghệ thuật của Việt Nam. Giới trẻ trước hết phải trân trọng văn hóa của nước mình, tự hào với truyền thống của nước mình. Hội nhập giao lưu, tiếp nhận, học hỏi văn hóa của nước ngoài là cần thiết; nhưng không có nghĩa là lấy giá trị đó lấp lên văn hóa của mình", ông Vương Duy Biên, cục trưởng cục Nghệ thuật biểu diễn trả lời báo chí.

Mỗi năm làng K-Pop "đẻ" ra trên dưới 10 nhóm nhạc, ít có nhân tố mới, không có phong cách trình diễn riêng biệt mà chủ yếu cậåy nhờ đến công nghệ lăng-xê cùng sự hỗ trợ đắc lực từ Internet (đặc biệt là YouTube). Giới chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, nếu muốn tồn tại trong showbiz khắc nghiệt, Hàn Quốc phải tận dụng nét văn hóa truyền thống độc đáo của mình vào K-pop.

Làn sóng Hàn Quốc đã giúp truyền hình xứ sở Kim chi bước sang một bước phát triển đầy sôi động trong suốt hơn một thập kỷ. Không chỉ thế, truyền hình xứ Hàn còn chiếm lĩnh một thời lượng phát sóng khá đáng kể trên các kênh sóng của nhiều quốc gia Đông Á, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

Từ truyền hình, văn hóa, ngôn ngữ, thời trang, sản phẩm tiêu dùng của Hàn Quốc đã có mặt và nhanh chóng được yêu thích ở nhiều nước trong khu vực châu Aá́. Chúng ta có thể dễ dàng gặp một cô gái kiểu Hàn Quốc đi trên đường hay nhìn thấy phong cách của người dân Hàn trong lối sống, các ăn uống và đặc biệt là trong việc lựa chọn ngôn ngữ.

Nhưng đã là làn sóng thì phải có lúc thịnh lúc suy, có lúc thăng hoa thì cũng đến lúc lụi tàn. Theo khảo sát của Quỹ Hàn Quốc giao lưu trao đổi văn hóa quốc tế (KOFICE), tại Trung Quốc, tỷ lệ phần trăm những người không thỏa mãn với phim truyền hình Hàn Quốc tăng từ 5% đến 5.4%, ở Đài Loan từ 1% đến 3%.

Giờ đây người hâm mộ châu Á không còn bằng lòng với những gì mà nền văn hóa nhạc pop Hàn Quốc thể hiện trong suốt thời gian qua. Những cuộc phản đối làn sóng Hallyu liên tiếp tại Nhật Bản và Đài Loan. Sự rập khuôn và ít sáng tạo khiến cơn sốt từ xứ kim chi đang mất dần độ “hot”. Nhiều người dự đoán, chỉ khoảng 4 năm nữa, làn sóng Hallyu sẽ biến mất, khi mà thị hiếu của khán giả trẻ thay đổi ngày càng chóng mặt với nhu cầu tiếp cận những sản phẩm mang tính sáng tạo nhiều hơn.

Nhiều nước châu Á đang cổ vũ phát triển văn hóa nội địa thật tốt để tránh những cuộc “xâm lăng” văn hóa. Nếu chúng ta chỉ chú trọng đến những chiêu trò để đánh bóng tên tuổi thay vì nỗ lực bằng nội lực thì dù làn sóng Hallyu có thoái trào thì tiếp theo đó sẽ lại có một làn sóng văn hóa mới áp đảo.

Một cuộc khảo sát do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc hợp tác với Quỹ Trao đổi Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc (KOFICE) thực hiện đã tiết lộ rằng 60% trong số 3.600 người ở 9 quốc gia tin rằng làn sóng Hàn sẽ không thể kéo dài thành công trên trường quốc tế.

Linh Lan