Kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ "rộng đường" phát triển tại Việt Nam

Thứ 4, 30/11/2022 | 16:00
0
Với sự bùng nổ của công nghệ trong những năm gần đây, mô hình kinh tế chia sẻ đang được đà trỗi dậy mạnh mẽ và đầy tiềm năng tại thị trường Việt Nam.

Thúc đẩy chuyển đổi số 

Mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phổ biến của smartphone tại một số đô thị những năm gần đây. Mô hình này đã và đang mang lại nhiều thay đổi trong đời sống xã hội tại Việt Nam.

Tại Hội thảo “Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trong bối cảnh mới”, bà Đặng Thuỳ Trang, Giám đốc Đối ngoại Grab Việt Nam cho rằng vai trò của nền KTCS ngày càng phát huy được kết quả tích cực đối với nền kinh tế chung, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.

Trên thực tế, KTCS góp phần tiết kiệm nguồn lực, nguồn tài nguyên; giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng tính hiệu quả và minh bạch của nền kinh tế; tạo cơ hội gia tăng thu nhập, tạo thị trường lao động mới; tạo động lực tăng trưởng và tăng năng suất cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Về mặt gián tiếp, nền KTCS thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp nền tảng số với Chính phủ để xây dựng chính sách pháp luật phù hợp.

Đặc biệt, nền tảng số trong đại dịch Covid-19 đã thể hiện tiềm năng phát triển mạnh mẽ giữa diễn biến phức tạp của ngoại cảnh.

Kinh tế vĩ mô - Kinh tế chia sẻ 'rộng đường' phát triển tại Việt Nam

Bà Đặng Thuỳ Trang, Giám đốc Đối ngoại Grab Việt Nam.

“Sự có mặt của các nền tảng như Grab đã giúp các doanh nghiệp, thương nhân, người nông dân gia tăng sức chống chịu trước bối cảnh khó khăn do dịch bệnh. Nhờ có các nền tảng số, các doanh nghiệp, thương nhân dễ dàng phát triển thêm kênh bán hàng trực tuyến và các kênh giao nhận", bà Trang nói.

Không chỉ giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19, nền tảng số còn đóng vai trò đòn bẩy trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Cụ thể, việc nền tảng số bùng nổ trong giai đoạn trước đó đã giúp thay đổi thói quen người tiêu dùng, thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghiệp phát triển, thúc đẩy các kênh phân phối, bán lẻ trên nền tảng số bùng nổ số lượng nhiều hơn.

Lỗ hổng chính sách 

Dù đang thể hiện sự lớn mạnh của mình nhưng kinh tế chia sẻ đang gặp những thách thức mới, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp thúc đẩy nền kinh tế số nói chung và thúc đẩy an sinh xã hội cho cá nhân kinh doanh tham gia kinh tế chia sẻ nói riêng.

Bà Dương Thu Hương, đại diện Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam đã quy định khá chi tiết về quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh đối với một số loại hình kinh doanh mới trong KTCS còn gặp một số vướng mắc.

Về vấn đề quyền tự do kinh doanh, giữa “ghi nhận” quyền tự do kinh doanh và “bảo đảm thực thi” quyền này trên thực tiễn vấn còn khoảng cách. 

“Tư duy “quản không được” hoặc "chưa hiểu rõ" thì cấm gây cản trở việc thực thi quyền tự do kinh doanh trong nền KTCS”, bà Hương chia sẻ.

Trong quyền lợi cho người tiêu dùng bà Hương cũng nêu rõ, pháp luật Việt Nam hiện hành còn thiếu các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là xác định rõ hơn nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử có liên quan đến KTCS.

Kinh tế vĩ mô - Kinh tế chia sẻ 'rộng đường' phát triển tại Việt Nam (Hình 2).

Toàn cảnh Hội thảo “Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trong bối cảnh mới”.

Còn về vấn đề lao động và an sinh xã hội, hầu hết người lao động làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình KTCS đều không có bảo hiểm thất nghiệp, có các chương trình hưu trí và không được tham gia các khóa học đào tạo nâng cao kỹ năng như các công ty kinh doanh truyền thống.

Đại diện Viện Khoa học Pháp lý cũng nhấn mạnh về ảnh hưởng của mô hình KTCS đến việc bảo vệ quyền lợi cá nhân. Cụ thể, Các nền KTCS thu thập nhiều thông tin của người dung, có thể bao gồm vị trí của họ theo thời gian và các thông tin cá nhân khác, dẫn đến nguy cơ dữ liệu sử dụng được thu thập có thể được sử dụng sai mục đích.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý Trung ương cho rằng sau 3 năm thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ theo quyết định số 999 ngày 12/8/2019 đã có nhiều tác động tích cực trong sự phát triển của ngành dịch vụ nói riêng và nền kinh tế nói chung. 

Theo đó, ông Khải nhận xét KTCS chưa phát triển mạnh ở nhiều nước nhưng cũng có tiềm năng lớn phát triển (trước và sau Covid-19). Tuy nhiên quản lý nhà nước cho các loại dịch vụ KTCS không có một quy định chung mà là những chính sách thể hiện cụ thể ở từng lĩnh vực, do đó còn thiếu tính đồng bộ.

Cần Nhà nước đồng hành

Bà Dương Thu Hương khẳng định, KTCS vẫn là một xu hướng mới, cần tiếp tục nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của mô hình này. Tư duy lập pháp mở và linh động để người chính sách, các nhà lập pháp đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Trong bối cảnh khung pháp lý thường đi sau thực tế, việc cho áp dụng thử nghiệm chính sách mới là cách ứng xử của cơ quan nhà nước nên làm đối với những công nghệ mới.

Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần sớm ban hành khung khổ pháp lý để thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký kinh doanh cũng như hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia. 

Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi hình thức kinh doanh; giải quyết các vấn đề nảy sinh về lao động, việc làm, an sinh xã hội của khu vực kinh doanh truyền thống khi bị thu hẹp thị phần trong cạnh tranh với các loại hình KTCS, giảm thiểu các xung đột xã hội có thể nảy sinh.

Trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cần thống nhất nội hàm dữ liệu cá nhân thay vì sử dụng nhiều thuật ngữ thông tin cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình… như hiện nay. Mở rộng phạm vi các vấn đề được bảo vệ bởi các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt các thông tin nhạy cảm.

Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS, quan trọng nhất là phải xác định rõ quyền, trách nhiệm của từng bên trong mối quan hệ ba bên (bên cung cấp nền tảng số, người cung cấp dịch vụ và khách hàng) của mô hình KTCS nhằm xác định rõ vai trò của từng bên trong từng mối quan hệ.

Hồng Nhung - Mỹ Sao

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu

Thứ 3, 29/11/2022 | 16:12
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục triển khai công tác đào tạo với phương châm: "Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan, không thể không làm và không ai có thể đứng ngoài cuộc, ngoài xu thế."

Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Thứ 7, 26/11/2022 | 07:00
Theo Chỉ thị số 21/CT-TTg, các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội sẽ được nhiều ưu đãi khi thực hiện giao dịch không dùng tiền mặt trong việc nhận chi trả.

Chuyển đổi số ngành tài chính là “huyết mạch” của nền kinh tế

Thứ 5, 17/11/2022 | 16:31
Tới năm 2030, ngành sẽ phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh với 4 lĩnh vực trọng tâm: Thuế, Hải quan, Kho bạc và TTCK.
Cùng tác giả

Thuduc House kinh doanh ra sao khi vẫn nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế?

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Thất thu từ mảng kinh doanh cốt lõi là bất động sản, Thuduc House rơi vào tình cảnh ngặt nghèo khi nhận "cú đấm bồi" từ cưỡng chế thuế, hải quan.

Hụt thu mảng năng lượng, lợi nhuận của Hà Đô đi lùi quý đầu năm 2024

Thứ 2, 06/05/2024 | 18:08
Kết thúc quý I/2024, Tập đoàn Hà Đô báo cáo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 264 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Chủ tịch CEO Group: DN đang xem xét huy động vốn từ kênh trái phiếu

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:23
Trong thời gian tới, Tập đoàn CEO cần nguồn vốn lớn để phát triển 2 sản phẩm chủ lực là nhà ở có chức năng sử dụng hỗn hợp và các dự án khu công nghiệp lớn.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:39
Trong 4 tháng năm 2024, tỉnh Nghệ An có tới 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,31% so với cùng kỳ.

Kinh tế Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:55
Kinh tế - xã hội Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại và xuất hiện một số biểu hiện khó khăn, cần tìm giải pháp hiệu quả.

Đẩy mạnh tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp Tp.HCM

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:05
Cùng với lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Tp.HCM được kỳ vọng tăng hiệu quả hấp thụ vốn.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chậm trễ, nguyên nhân từ đâu?

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:40
Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Ban 85 về công tác triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Kiên Giang: Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong sản xuất công nghiệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:06
Tỉnh Kiên Giang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ “điểm nghẽn”, đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp ổn định, bứt phá để đạt mục tiêu năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt vào thị trường Ấn Độ

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Việt Nam có nhiều nông sản tươi và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Kinh tế Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:55
Kinh tế - xã hội Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại và xuất hiện một số biểu hiện khó khăn, cần tìm giải pháp hiệu quả.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Giá vàng 7/5: Vàng SJC tăng mạnh, chạm ngưỡng 86,8 triệu đồng

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:52
Giá vàng SJC tăng mạnh phiên sáng 7/5, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm từ 300.000-500.000 đồng/lượng, đưa giá bán ra lên ngưỡng 86,8 triệu đồng/lượng.

Đẩy mạnh tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp Tp.HCM

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:05
Cùng với lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Tp.HCM được kỳ vọng tăng hiệu quả hấp thụ vốn.