Khoảng 5% người khá giả đến ăn cơm 2.000 đồng

Khoảng 5% người khá giả đến ăn cơm 2.000 đồng

Thứ 3, 10/09/2013 | 16:46
0
Có bao nhiêu người khá giả đến ăn ở quán cơm từ thiện, họ là những ai, một số người thắc mắc như vậy. Tuy nhiên, theo các nhà làm từ thiện, số người này chỉ chiếm khoảng 5%, trong đó đa số là "mạnh thường quân" đến để ăn thử.

Vì sao bán chứ không phải cho không?

Trao đổi với phóng viên, nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng, những ý kiến phủ quyết ý nghĩa của quán cơm 2000 đồng đều không thuyết phục. Dưới góc nhìn xã hội, những quán cơm 2.000 đồng dành cho người nghèo, sinh viên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp người nghèo bớt chật vật khi mưu sinh. 

“Quán cơm 2000 đồng là những điểm nhấn, điểm sáng trong xã hội hiện nay, nhất là khi đang có nhiều người vô cảm. Ai cũng biết, với giá cả thị trường hiện nay, những người mở ra quán cơm 2000 đồng không thể thu được lợi nhuận, thậm chí phải bỏ tiên túi ra bù lỗ, phải vẫn động các thế lực xã hội chung tay làm từ thiện. Nếu ai đó cho rằng, những quán cơm như thế nhằm PR tên tuổi hoặc kiếm tiền từ những tổ chức phi chính phủ thì hãy cứ làm được như thế đi đã”, ông Bình nói. 

Cũng theo ông Bình, việc những người mở quán cơm bán mỗi suất ăn với đầy đủ thức ăn với giá 2.000 đồng chứ không phải cho không thể hiện sự tôn trọng người nghèo. 

Tiêu dùng & Dư luận - Khoảng 5% người khá giả đến ăn cơm 2.000 đồngNgười lao động nghèo xếp hàng mua cơm 2000đ/suất. Ảnh: ubmttq.hochiminhcity.gov.vn

“Nếu là cho không kiểu phát chẩn, chỉ là chiến dịch chứ không thể duy trì suốt thời gian dài. Hơn nữa, dù họ là những người lao động nghèo đói, thậm chí là tầng lớp dưới đáy của xã hội thì họ cũng có sĩ diện, nhân cách. Việc bỏ ra 2000 đồng để có một xuất ăn khác hẳn với việc đi xin, được bố thí”, ông Bình nói. 

Trước lập luật cho rằng quán cơm 2.000 đồng “tiếp tay “cho một số tệ nạn xã hội tồn tại ở các thành phố lớn, ông Bình cho rằng, sự tồn tại của một số hiện tượng tiêu cực là trách nhiệm của các nhà quản lý xã hội, không thể đổ lỗi cho chủ những quán cơm từ thiện. 

Một nhà xã hội học khác cũng cho rằng, bữa cơm 2.000 đồng ngoài ý nghĩa giúp người nghèo tiết kiệm được một khoản tiền ăn mỗi ngày mà còn là sự chia sẻ, là động lực giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc sống và thoát nghèo. Những người lao động ngoại tỉnh lên và bám trụ ở các thành phố lớn là để mưu sinh chứ không phải để ăn cơm 2.000 đồng. Việc xuất hiện những quán cơm 2000 đồng chỉ giúp lao động ngoại tỉnh phần nào bớt khó khăn chứ không phải là lý do khiến họ rồng rắn lên thành phố. 

Trên diễn đàn nguoicuumang.com cũng viết: “Quán cơm bán cho họ giá 1 suất cơm là 2000 đồng nhưng cái lớn hơn, cao, đẹp hơn đó là tình người. Khi họ thực sự là những mảnh đời rất cần sự sẻ chia, lắng nghe, quan tâm thì tình yêu thương và lòng tự trọng đối với họ còn quan trọng hơn nhiều so với 1 suất cơm. Bán cho họ một suất cơm là gieo cho họ niềm tin vào tình người, vào cuộc sống vào sự tốt đẹp trong cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau.

Người khá giả ăn cơm 2.000 đồng là những ai?

Trước câu hỏi liệu rằng có bao nhiêu người khá giả đến ăn cơm 2000 đồng, một thành viên của trang nguoicuumang.com cho biết, theo thống kê của nhóm lập ra quán có không quá 5%, trong đó không ít người là mạnh thường quân đến ăn thử để xem quán phục vụ như thế nào rồi sau đó âm thầm hỗ trợ cho quán.

“Có một dạo, ở quán có một thực khách là bà cụ già, nhà ở tận Tân Bình, đều đặn đi xe ôm hết 30 ngàn đồng để đến ăn cơm. Cụ là người có tiền, nhưng con cái đi làm tối ngày, ăn cơm một mình buồn nên cụ đến ăn tại quán để có người trò chuyện.

Rồi chuyện một cô gái giang hồ, suốt ngày chỉ biết nói tiếng… Đan Mạch, nhưng sau 6 tháng ăn ở quán, bằng sự tôn trọng và yêu thương, những người phục vụ đã làm thay đổi hoàn toàn con người này. Cô không còn rượu chè, chửi bới mà biết khoanh tay chào người lớn mỗi khi gặp, sau những giờ đi làm cô lại ghé quán phụ giúp mọi người rửa chén, sơ chế đồ ăn.

Cũng có những bác xe ôm, chị bán ve chai… sau vài lần ghé quán đã tình nguyện rút lui để nhường những phần cơm đó lại cho những người còn nghèo khó hơn mình”, một thành viên của Người cưu mang kể.

Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến cũng cho rằng, con người ai cũng có lòng tự trọng. Nếu biết đó là quán cơm dành cho người lao động nghèo, trẻ lang thang cơ nhỡ, sinh viên….thì chắc chắn những người có tiền sẽ không vào đó ngồi ăn nếu không có lý do chính đáng. Hoặc nếu có ai như thế thì cũng chỉ ăn được một bữa và sẽ day dứt lương tâm khi biết họ đã lấy đi suất ăn của một người nghèo.

“Nếu có ai đó thấy quán ăn 2.000 đồng ngon hoặc không tìm được quán cơm khác trong cơn đói bụng thì nên xin trả tiền đúng với giá của phần cơm mình ăn”, một ý kiến trên diễn đàn vn-zoom.

H.Minh 

Chuyên gia kinh tế phản pháo vụ 'quán cơm 2.000 đồng'

Thứ 7, 07/09/2013 | 09:19
Một số lập luận cho rằng quán cơm 2.000 đồng ở TP HCM sẽ cạnh tranh với kinh doanh, khiến nhiều nhân công mất việc, làm hư người nghèo ... trong một bài viết đăng tải trên mạng gần đây đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế phẫn nộ.

Nghĩa tình quán cơm 5.000 đồng/suất giữa Hà thành

Thứ 6, 03/05/2013 | 14:05
Suất cơm chỉ từ 5-18 nghìn đồng mà tươi ngon, đủ chất, người nghèo còn được giảm thêm 50%, đó là chuyện có thật ở một cửa hàng cơm trên phố Nguyễn Quý Đức, Hà Nội .

Những câu chuyện lạ ở quán cơm 2000đ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:58
Cứ vào độ 10 giờ trưa là hàng trăm người dân sinh viên nghèo có mặt tại quán cơm 14/1 Ngô Quyền, phường 5, quận 10, TP. HCM để được xếp hàng mua phiếu cơm giá rẻ. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng khi về đây họ cảm nhận được chút ám áp của tình người tình đời khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Mở quán cơm bình dân kiêm mại dâm

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Công an huyện Thanh Oai Hà Nội cho biết vừa triệt phá một ổ mại dâm trá hình dưới hình thức mở hàng quán ăn.

Chủ tiệm cơm 2.000 đồng: Đừng võ đoán!

Chủ nhật, 08/09/2013 | 14:37
“Nói anh xe ôm vào quán cơm 2000 đồng ăn trưa, dư ra 18.000 đồng để uống bia, tôi thấy không cần phải lý lẽ, ai nghe qua cũng phì cười. Còn nói cơm 2.000 đồng giúp người lao động bám trụ thành phố là một suy nghĩ võ đoán, không có luận điểm xác đáng”, ông Nam Đồng - Chủ nhiệm quán cơm Nụ cười nói.

Làm cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất 8.000 đồng/gói

Thứ 5, 11/07/2013 | 17:28
Chỉ với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi đã có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Hơn 150 doanh nghiệp dự hội chợ xúc tiến thương mại 2024

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Hội chợ có hơn 180 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp gồm các sản phẩm đặc trưng vùng miền, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, OCOP, điện tử, điện lạnh…

Giá nông sản hôm nay 18/5: Gạo đi ngang, cao su tăng mạnh, nông dân được mùa dưa

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:10
Cao su thế giới bất ngờ tăng, giá gạo đi ngang, cà phê tăng phiên cuối tuần, tiêu quay đầu giảm, nông dân Kim Bôi được mùa dưa.

Nông dân Bình Định chế “máy bay nông sản”, vươn tầm hội nhập

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:36
Rồng dài 9m đến xe đạp, tàu và cả máy bay được các nông dân Bình Định “chế tạo” từ chính nông sản của mình, nhằm đa dạng hóa, vươn tầm hội nhập, xuất khẩu.

Thanh Hóa: Thúc đẩy dự án đưa cây tre vươn ra thế giới

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:00
Dự án sản xuất ván tre OSB staBOO với sự hợp tác từ Công ty staBOO Holdings AG hứa hẹn sẽ giúp đưa các sản phẩm từ cây tre Thanh Hóa vươn ra thị trường thế giới.

Giá cà phê biến động: Xuất khẩu cà phê có thể chinh phục mốc 5 tỷ USD?

Thứ 6, 17/05/2024 | 20:31
Nhu cầu cà phê thế giới tăng trong khi sản lượng cà phê tại nhiều nước giảm mạnh đang đẩy giá cà phê xuất khẩu lên cao.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,

Giá cà phê biến động: Xuất khẩu cà phê có thể chinh phục mốc 5 tỷ USD?

Thứ 6, 17/05/2024 | 20:31
Nhu cầu cà phê thế giới tăng trong khi sản lượng cà phê tại nhiều nước giảm mạnh đang đẩy giá cà phê xuất khẩu lên cao.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Giá nông sản hôm nay 17/5: Vải thiều Tân Yên hút khách, hoa cúc Đà Lạt giá cao, ngô giảm

Thứ 6, 17/05/2024 | 12:26
Giá hồ tiêu đồng loạt tăng, ngô giảm phiên thứ 3, hoa cúc dịp lễ Phật đản tăng vọt, vùng vải sớm Tân Yên hút khách, rau mác đồng Cà Mau đắt hàng.