Kế hoạch bất khả thi của Petrocons - tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 16/05/2022 | 14:20
0
“Lỗ luỹ kế của Petrocons còn hơn 3.659 tỷ đồng. Hàng năm có thể đem lại lợi nhuận nhưng để không còn lỗ luỹ kế nữa quả thực rất khó khăn", Chủ tịch PVX thừa nhận.

Sáng 16/5, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (Petrocons, trước đây là PVC, mã: PVX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Đại hội có 29 cổ đông tham dự và uỷ quyền, đại diện cho hơn 227 triệu cổ phần, tương ứng với hơn 56,83% số cổ phần có quyền biểu quyết.

NMNĐ Thái Bình 2 thể hiện cam kết của PVX

Petrocons là tổng thầu của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có quy mô công suất lớn nhất khu vực miền Bắc (1.200 MW) với tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD. Dự án từng nằm trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công Thương và trong 10 năm triển khai gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thời điểm rơi vào bế tắc do liên quan tới những vấn đề pháp lý.

Điều đáng mừng là ngày 13/5 vừa qua, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã tiến hành hòa lưới điện bằng dầu Tổ máy số 1 thành công - vượt 7 ngày so với tiến độ đề ra. Hiện tiến độ tổng thể Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đạt hơn 93%, thiết kế 99,9% và mua sắm hoàn thành hơn 97%. Việc chạy thử hoàn thành khoảng 40%.

Hồ sơ doanh nghiệp - Kế hoạch bất khả thi của Petrocons - tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Petrocons sáng 16/5 (Ảnh: Thu Huyền).

Chia sẻ tại đại hội, ông Nghiêm Quang Huy – Chủ tịch HĐQT Petrocons cho biết, với Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, mục tiêu trong năm nay Petrocons sẽ nâng cao trách nhiệm của Tổng thầu EPC trong việc thực hiện hợp đồng EPC.

Tuy nhiên, HĐQT cũng nhận diện được một số yếu tố rủi ro tiềm ẩn, trong đó việc triển khai thực hiện Hợp đồng EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 kéo dài, ngoài việc phát sinh các khoản chi phí thiếu hụt, còn khiến tiếp tục phát sinh chi phí quản lý, lưu kho bãi, bảo dưỡng thiết bị, an ninh công trường, chi phí tài chính, chi phí thay thế vật tư, thiết bị,... và sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp, thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với hiệu quả thực hiện Hợp đồng này.

Theo chia sẻ của ông Huy, có 5 mốc quan trọng được đặt ra cho Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và hiện nay đã có 2 mốc được hoàn thành.

Mốc thứ nhất là ngày 23/2/2022, hoàn thành việc đốt dầu lần đầu của tổ máy 1; Mốc thứ 2 là mốc ngày 19/5 là hoà lưới điện quốc gia (hay còn gọi là phát điện thương mại) cho Tổ máy số 1.

“Theo tiến độ của Chính phủ và Tập đoàn PVN phê duyệt là ngày 19/5 nhưng ngày 13/5 vừa qua, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã tiến hành hòa lưới điện bằng dầu Tổ máy số 1 thành công - vượt 7 ngày so với tiến độ đề ra. Đây là nỗ lực rất lớn của Petrocons và toàn bộ hệ thống thực hiện Dự án”, ông Huy nói.

Theo Chủ tịch Petrocons, mốc tiếp theo ngày 16/6/2022 là cần hoàn thiện hệ thống băng tải than để đưa than vào lò sau đó nghiền và đốt. Mốc sau đó là 30/11/2022 là phát điện thương mại tổ máy số 1 và mốc 30/12/2022 là phát điện thương mại tổ máy số 2.

Hồ sơ doanh nghiệp - Kế hoạch bất khả thi của Petrocons - tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (Hình 2).

Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hiện đang đạt 92,67% tiến độ dự án, dự kiến cuối tháng 5/2022 sẽ hoàn thành 95%.

Thông tin thêm về tiến độ thực hiện của Dự án, ông Phan Tử Giang – Tổng Giám đốc Petrocons nhấn mạnh rằng, với mốc ngày 16/6 sắp tới, ban điều hành của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 dưới sự chỉ đạo của Petrocons đang rất cố gắng để hoàn thành.

Ông Giang cho hay, với các mốc tiến độ đã đề ra, việc hoàn thành chậm hay nhanh thể hiện cam kết cũng như năng lực của Petrocons với dự án.

“Với những cam kết đã đạt được tại Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ giúp Petrocons sẽ lấy lại uy tín, để từ đó có những cơ hội với những dự án lớn tiếp theo”, ông Giang chia sẻ.

Tổng Giám đốc Petroncons cũng cho biết, hiện dự án đang ở tuần thứ 577, dự án đạt 92,67% và dự kiến dự án đạt 95% vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm nay.

Đưa cổ phiếu PVX về giao dịch tại HNX là bất khả thi

Tại đại hội, HĐQT Petrocons trình kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu đạt 1.560 tỷ đồng, giảm 32% so với thực hiện năm 2021 và bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận cả năm.  

Trước đó năm 2021, nhờ lãi cao trong quý IV/2021 mà kết thúc cả năm Petrocons lãi sau thuế hơn 43 tỷ đồng sau nhiều năm lỗ hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, do khoản lỗ luỹ kế tại thời điểm cuối năm 2021 của công ty mẹ vẫn còn hơn 3.659 tỷ đồng, vì vậy, Petrocons không chia cổ tức năm 2021.

Trước câu hỏi của cổ đông về việc làm rõ tiến độ thực hiện trình Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho phép cổ phiếu PVX được giao dịch trở lại, ông Nghiêm Quang Huy nói rằng, điều kiện để cổ phiếu PVX được giao dịch trở lại đã được nêu rất cụ thể trong các điều luật.

Tuy nhiên, điều kiện khó nhất mà PVX có thể không đạt được hoặc rất khó khả thi để trở lại từ sàn UpCOM về sàn HNX là phải không còn lỗ luỹ kế.

“Hiện lỗ luỹ kế của Petrocons vẫn còn hơn 3.659 tỷ đồng. Hoạt động hàng năm có thể đem lại lợi nhuận nhưng để không còn lỗ luỹ kế nữa thì quả thực rất khó khăn. Vì vậy, đây là điều kiện mà Petrocons rất khó thực hiện”, ông Huy nhấn mạnh.

Đẩy mạnh kế hoạch thoái vốn

Một nội dung đáng chú ý được HĐQT Petrocons trình tại đại hội là xây dựng kế hoạch tái cơ cấu/thoái vốn tại các đơn vị thành niên với 3 nhóm nội dung chính.

Nhóm thứ nhất là thoái vốn tại 2 công ty mà Petroncons nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ gồm Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) và Công ty CP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (DOBC).

Nhóm thứ 2 là thoái toàn bộ vốn hoặc triển khai thủ tục giải thể/phá sản với 4 công ty gồm PVC-HN, PVC-ME, PVC-Mekong và PVC-MT.

Nhóm thứ 3 là tái cơ cấu/thoái toàn bộ vốn mà Petrocons nắm giữ tại 20 đơn vị. Trong đó, với 6 đơn vị (PVC-IC, PVC-Đông Đô, PVC-TH, PVC-Bình Sơn, PVC-Thái Bình, PVC-Duyên Hải), nếu trong quá trình tái cơ cấu phục hồi tốt, có hiệu quả, giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển của Petrocons thì có thể đưa đơn vị trở lại làm công ty con/đơn vị nòng cốt.

Trong năm 2021, Petroncons đã hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn góp tại Petroland và thu về 421,37 tỷ đồng/giá trị đầu tư.

Với kế hoạch này, cổ đông đặt câu hỏi về việc Petrocons thực hiện thoái vốn tại các công ty con, trong đó có các công ty bất động sản, nhất là trong điều kiện hiện nay, việc xiết dòng vốn vào bất động sản đang được đẩy mạnh, nếu việc thoái vốn không thành công thì công ty sẽ có kế hoạch dự phòng nào khác?

Trả lời câu hỏi này, ông Nghiêm Quang Huy – Chủ tịch HĐQT Petrocons cho biết, từ năm 2016 – 2020, PVN có phê duyệt cho Petrocons Đề án tái cơ cấu để thực hiện, tuy nhiên, việc thực hiện đề án tái cơ cấu đó gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, năm 2020 kết thúc, Petrocons tiến hành xây dựng lại một đề án tái cơ cấu mới cho giai đoạn 2021-2025.

Ông Huy nhấn mạnh rằng, bản thân có những đơn vị sau khi thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 thì “không làm nổi vì không có điều kiện về các mảng hoạt động xây dựng, nhất là khi góp vốn vào một số đơn vị thì họ đang sỡ hữu một số dự án bất động sản”

Hiện 6 đơn vị trong báo cáo tài chính hợp nhất là PVC-IC, PVC-Đông Đô, PVC-TH, PVC-Bình Sơn, PVC-Thái Bình, PVC-Duyên Hải – những đơn vị này có yếu tố liên quan đến bất động sản và trong đề án tái cơ cấu mới, có các điều kiện cho phép xây dựng cơ chế để những đơn vị này hợp tác liên doanh, liên kết làm nội dung tốt hơn.

“Khi xây dựng được lợi nhuận, đạt được những chỉ tiêu kinh doanh tốt hơn thì chúng ta mới có điều kiện để thoái vốn hiệu quả hơn”, ông Huy chia sẻ.

Trong nội dung trả lời câu hỏi của cổ đông, Chủ tịch Petrocons cũng cho biết, đối với các công ty có yếu tố bất động sản, trước đây, Petrocons đã tham gia thoái vốn tại một số các đơn vị nhưng bằng hình thức chỉ thoái các tài sản trong công ty. Hình thức này khiến Petrocons gặp nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý. Vì vậy, hiện nay, phương thức mà Petrocons áp dụng nếu thoái vốn là thoái toàn bộ đơn vị.

Ông Huy cũng cho hay, dự kiến trong năm 2022, Petrocons có hợp tác với một số đơn vị tư vấn để từ đó đánh giá lại thực trạng của Petrocons, từ đó, đưa ra phương án tổng thể để giải quyết.

Phong toả gần 13 tỷ đồng của Công ty Xây lắp Dầu khí tại Vietinbank

Thứ 7, 14/05/2022 | 13:38
Cục Thi hành án dân sự Tp.Hà Nội mới có quyết định phong toả tài sản 12,8 tỷ đồng của Petrocons do công ty này không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thời gian qua.

PVN: Việc can thiệp để hỗ trợ các dự án yếu kém “cực kỳ khó”

Thứ 3, 05/04/2022 | 12:55
Theo lãnh đạo PVN, 5 dự án yếu kém của ngành công thương thực chất không hoàn toàn thuộc sở hữu của Tập đoàn, vì vậy, việc điều hành, can thiệp hỗ trợ là cực kỳ khó.

PVN mong muốn được đầu tư cho thăm dò dầu khí “một cách xứng đáng”

Thứ 6, 25/03/2022 | 06:30
Theo Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng, khó khăn lớn nhất mà PVN gặp phải là do chính sách cho tổ chức DNNN cồng kềnh, phức tạp, nhiều luật hiện hành không còn phù hợp.

Công ty xây lắp điện lãi lớn nhờ đánh giá lại khoản đầu tư

Thứ 3, 15/02/2022 | 14:17
Năm 2021, Công ty Xây lắp điện 1 ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 764 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2020 và vượt 50% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.
Cùng tác giả

Bước ngoặt trong chuyển dịch năng lượng của Việt Nam

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:31
Quy hoạch điện VIII được kỳ vọng tạo cơ sở quan trọng để thực hiện phát triển bền vững năng lượng trong nước, bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh trên thế giới.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:29
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024.

Chủ thương hiệu Vinasoy nắm giữ gần 7.300 tỷ đồng tiền mặt, có cả vàng và USD

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:08
Hết quý I/2024, Đường Quảng Ngãi - chủ thương hiệu sữa Vinasoy có hơn 7.300 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nắm giữ 4 lượng vàng và 1 chỉ vàng SJC, cùng lượng lớn tiền USD.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Bộ Công Thương: Bán điện mặt trời mái nhà dư thừa sẽ “vỡ quy hoạch”

Thứ 3, 30/04/2024 | 21:40
Bộ Công Thương đánh giá, nếu người dân được bán điện mặt trời mái nhà dư thừa thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện quốc gia, khó kiểm soát hệ thống lưới điện.
Cùng chuyên mục

Bidiphar báo lãi đi ngang trong quý I/2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 18:03
Quý I/2024, Bidiphar báo lãi sau thuế 67,1 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 25% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tiếp tục thua lỗ, Angimex cắt giảm gần 90% chi phí nhân viên

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:58
Quý I/2024, Angimex đã cắt giảm tới 87% chi phí nhân viên và 72% chi phí nhân công trong bối cảnh công ty kinh doanh kém khả quan với số lỗ lũy kế đạt 175 tỷ đồng.

Vận tải đường sắt: Làm 3 tháng, lãi vượt xa kế hoạch cả năm

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:52
Nhờ sự tăng trưởng hành khách trong quý I đặc biệt là dịp tết Nguyên đán, lợi nhuận của cả 2 doanh nghiệp vận tải đường sắt đều đã vượt xa kế hoạch năm 2024.

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, cổ phiếu tăng trần

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:50
Trong quý đầu tiên của năm 2024, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế nhờ đẩy mạnh khai thác quốc tế, nỗ lực tái cơ cấu và yếu tố mùa vụ cao điểm.

Được ngân hàng xóa nợ, Gỗ Trường Thành báo lãi tăng vọt

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:47
Quý I/2024 Gỗ Trường Thành báo lãi 11,6 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ nhưng công ty vẫn còn ghi nhận lỗ lũy kế 3.226 tỷ đồng do kinh doanh kém tích cực trước đây.
     
Nổi bật trong ngày

Tập đoàn PAN dành ra bao nhiêu tiền trả chi phí lãi vay?

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:07
Sau khẳng định với cổ đông về việc hoàn toàn có thể chi trả các khoản chi phí, quý I/2024, Tập đoàn PAN đã trả khoảng 83 tỷ đồng chi phí lãi vay, giảm 15%.

Được ngân hàng xóa nợ, Gỗ Trường Thành báo lãi tăng vọt

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:47
Quý I/2024 Gỗ Trường Thành báo lãi 11,6 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ nhưng công ty vẫn còn ghi nhận lỗ lũy kế 3.226 tỷ đồng do kinh doanh kém tích cực trước đây.

Chủ tịch CEO Group: DN đang xem xét huy động vốn từ kênh trái phiếu

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:23
Trong thời gian tới, Tập đoàn CEO cần nguồn vốn lớn để phát triển 2 sản phẩm chủ lực là nhà ở có chức năng sử dụng hỗn hợp và các dự án khu công nghiệp lớn.

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, cổ phiếu tăng trần

Thứ 6, 03/05/2024 | 17:50
Trong quý đầu tiên của năm 2024, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế nhờ đẩy mạnh khai thác quốc tế, nỗ lực tái cơ cấu và yếu tố mùa vụ cao điểm.

Vi phạm công bố thông tin, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:05
Đất Xanh Miền Nam đã không công bố thông tin về báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, báo cáo tài chính năm 2021.