Huyền thoại Thống Nhất một thời không còn là “đế chế” chỉ có xe đạp

Huyền thoại Thống Nhất một thời không còn là “đế chế” chỉ có xe đạp

Dương Thị Thu Nga
Thứ 2, 26/04/2021 | 08:45
0
Thống Nhất nay đã không còn là "đế chế" chỉ có xe đạp mà mở rộng kinh doanh sang nhập bán xe đạp ngoại, đồ nội thất và bất động sản nhờ sở hữu quỹ "đất vàng" Hà Nội.

Nếu như ngày nay, ai sở hữu những chiếc siêu xe Lamborghini, Ferrari, Rolls-Royce… được xem là giàu có, thì ở những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, nhà nào sở hữu chiếc xe đạp, nhất là xe đạp Thống Nhất cũng được xếp vào hạng giàu có nhất vùng. 

Thời điểm ấy, xe đạp Thống Nhất được coi như tài sản, vật báu trong nhà và là phương tiện đi lại duy nhất của đại đa số người dân. Xe đạp bắt buộc phải có số khung và thẻ đăng ký, luôn mang theo như giấy đăng ký xe máy thời điểm hiện nay. Đến bây giờ, nhiều người vẫn kể về “gia tài” quý báu, xe không đi đến sẽ treo lên rồi phải có tấm ván để lót bánh, không sợ bánh mục. Xe lúc nào cũng được lau sáng bóng, tra dầu mỡ, líp xích suốt. 

Tài chính - Ngân hàng - Huyền thoại Thống Nhất một thời không còn là “đế chế” chỉ có xe đạp

Xe đạp Thống Nhất được coi như tài sản quý giá trong nhà thời bao cấp.

Chiếc xe đạp Thống Nhất là niềm mơ ước của nhiều người, thậm chí còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước. Thương hiệu đã đi vào lòng người Việt đúng như khẩu hiệu của công ty "Nghĩ đến xe đạp, nghĩ về Thống Nhất".

Trải qua hơn nửa thế kỷ, xe đạp Thống Nhất như một nhân chứng đồng hành cùng người Việt đi qua những thăng trầm của lịch sử. Dù giờ đây, ánh hào quang không còn, xe cũng không còn là một tài sản có giá trị nhưng thương hiệu xe đạp Thống Nhất vẫn còn đó. 

Sức sống hơn 60 năm của thương hiệu xe đạp Thống Nhất

Xe đạp Thống Nhất nay thuộc Công ty cổ phần (CTCP) Thống Nhất Hà Nội. CTCP Thống Nhất Hà Nội tiền thân là nhà máy xe đạp Thống Nhất, được thành lập ngày 30/6/1960. Đến tháng 9/1993, Xí nghiệp Xe đạp Thống Nhất chuyển thành Công ty Xe máy xe đạp Thống Nhất. Tháng 10/2004, Công ty xe đạp Viha và Công ty Xe đạp xe máy Đống Đa sáp nhập vào Công ty Xe máy xe đạp Thống Nhất.

Đến tháng 11/2005, công ty chuyển đổi mô hình, thành Công ty TNHH Nhà nước MTV Thống Nhất; tới tháng 1/2012 chuyển thành Công ty TNHH MTV Thống Nhất và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cho đến nay.

Đến đầu 2017, xe đạp Thống Nhất chính thức thành công ty cổ phần, trụ sở chính tại số 10B Tràng Thi, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo phương án cổ phần hóa, Thống Nhất bán 9,88 triệu cổ phần, tương ứng 41,7% vốn cho nhà đầu tư chiến lược và chào bán đấu giá 3 triệu cổ phần (12,8%) ra công chúng. Sau khi bán ưu đãi cho người lao động 119.000 cổ phần, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước giảm xuống 45%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 237 tỷ đồng. 

Đến nay, xe đạp Thống Nhất vẫn dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh xe đạp trong nước nhưng sức sống của thương hiệu không còn như xưa. 

Nỗ lực vượt qua cái khó sau cổ phần hóa

Trong một tài liệu chia sẻ với báo giới, Thống Nhất thừa nhận dù vẫn có tên tuổi trong làng xe đạp nhưng so với hàng ngoại thì còn khoảng cách lớn. Xe đạp Thống Nhất đã không còn nhiều lợi thế tại thị trường Việt Nam. Thậm chí công ty còn phải phân phối thêm các thương hiệu xe đạp nổi tiếng nước ngoài để tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

Nói về những khó khăn trong ngành xe đạp, Thống Nhất cho biết, tâm lý người tiêu dùng sính ngoại khiến các nhà sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh. Dù nhu cầu về phương tiện xanh, trong đó có xe đạp ngày càng cao; độ tuổi sử dụng xe đạp trải rộng, đặc biệt xu hướng người dân sử dụng xe đạp như một phương tiện tăng cường sức khỏe nhưng mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Thị trường xe đạp Việt Nam xuất hiện thêm các nhà sản xuất xe điện được rót vốn từ các tập đoàn lớn, do đó ảnh hưởng đến thị phần xe đạp. 

Tài chính - Ngân hàng - Huyền thoại Thống Nhất một thời không còn là “đế chế” chỉ có xe đạp (Hình 2).

Công ty đã cho ra các dòng xe mới phù hợp thị hiếu người dùng như xe đạp địa hình, xe đạp thể thao có kiểu dáng hiện đại.

Năm 2019, Công ty bán được 33.000 xe, tăng 6% so với năm 2018. Công ty cũng phát triển thêm được nhiều đại lý phân phối xe đạp Thống Nhất lên thành 350 đại lý, tăng trưởng hơn 15% so với năm trước; tăng cường bán hàng online qua các kênh thương mại điện tử. 

Cũng trong năm này, Công ty sản xuất được 31.000 xe, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân năng suất đạt 106 xe/ ngày. 

Doanh thu năm 2019 đạt 41 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi trừ giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… công ty chỉ thu về gần 490 triệu đồng lợi nhuận sau thuế. 

Theo lãnh đạo Công ty, tình hình tài chính sau cổ phần hóa còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã thu hồi vốn được một khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Địa ốc VIHA để sử dụng vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên giá trị đầu tư khoản còn lại lớn (143,1 tỷ đồng chiếm 60% vốn điều lệ); công ty vẫn phải chịu chi phí lãi vay lớn (2,7 tỷ đồng/ năm) và chi phí khấu hao của máy móc, trang thiết bị cũ đã hết khấu hao nhưng bị đánh giá lại trong quá trình cổ phần hóa (3,3 tỷ đồng/năm).

Trong năm 2017, Công ty đã nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) để trở thành công ty đại chúng nhưng UBCKNN không chấp nhận, do thiếu báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán xác nhận số vốn thực góp.

Tới năm 2020, Công ty chưa hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa và bàn giao số liệu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên chưa xác định chính xác được phần vốn của nhà nước. Chính vì vậy thời gian đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của Công ty sẽ phụ thuộc vào quá trình quyết toán cổ phần hóa và bàn giao số liệu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. 

Sức hút từ "đất vàng"

Hiện nay, Thống Nhất không chỉ là một “đế chế” chỉ có xe đạp mà đã mở rộng sản xuất thêm sản phẩm nội ngoại thất và các sản phẩm cơ kim khí khác. Cụ thể, doanh nghiệp góp vốn vào Công ty TNHH VIHA Thống Nhất chuyên sản xuất đồ nội thất xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sức hút của Thống Nhất đến từ các lô “đất vàng” mà công ty sở hữu. Do đó, Thống Nhất phối hợp với nhiều đối tác thực hiện các dự án bất động sản.

Cụ thể, vào năm 2011, Thống Nhất đã liên doanh với công ty TNHH phát triển Bắc Việt, góp 30% vốn thành lập công ty TNHH Thống Nhất - Bắc Việt để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân.

Tài chính - Ngân hàng - Huyền thoại Thống Nhất một thời không còn là “đế chế” chỉ có xe đạp (Hình 3).

Toàn cảnh dự án Thống Nhất Complex - tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ nằm trên khu đất 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội). (Ảnh: Hữu Thắng)

Với lô đất vàng 330m2 tại số 10 Tràng Thi, công ty được UBND TP. Hà Nội giao cho tự quản và không thu tiền sử dụng đất từ năm 1982. Năm 2015, Thống Nhất kết hợp với Công ty cổ phần Địa ốc VIHA làm chủ đầu tư thực hiện dự án Tòa nhà văn phòng, dịch vụ thương mại tại đây.

Công ty cũng có khu đất 441m2 trên phố Tây Sơn. Thống Nhất kết hợp với Công ty TNHH Liên doanh đầu tư tài chính Hòa Bình xây dựng tòa nhà văn phòng trên phố Tây Sơn cho thuê. 

Dù Thống Nhất được biết đến như một thương hiệu "vàng son", từng ăn sâu vào tiềm thức người Việt nhưng trước sự cạnh tranh thị trường gay gắt, Thống Nhất dần mất vị thế. Dù vậy, công ty khá lạc quan bởi nhu cầu sử dụng xe đạp đang tăng cao - triển vọng thị trường lớn chính là điều kiện thuận lợi để công ty lấy lại vị thế của mình.

Giày bata Thượng Đình vang danh một thời nay chật vật, lép vế trước Nike, Adidas

Thứ 4, 21/04/2021 | 10:28
Từng là thương hiệu "làm mưa làm gió" một thời, nay giày Thượng Đình thua lỗ 4 năm liền và lép vế trước làn sóng thương hiệu giày ngoại đổ bộ vào Việt Nam.

Cao ốc mọc trên "đất vàng": Nhà máy xe đạp Thống Nhất 82 Nguyễn Tuân giờ ra sao?

Thứ 7, 20/03/2021 | 09:58
Sau khi di dời nhà máy xe đạp Thống Nhất, hiện nơi đây là tổ hợp nhà liền kề, TTTM và căn hộ mang tên Thống Nhất Complex, giá nhà chung cư khoảng 30-35 triệu/m2
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Lăng kính chứng khoán 10/5: Giao dịch thận trọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:00
Phiên giao dịch cuối tuần có thể thị trường sẽ xuất hiện biến động mạnh, áp lực chốt lời trong giai đoạn này là khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch.

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Khối ngoại thẳng tay bán ròng 2.200 tỷ đồng mã VHM trong 2 phiên

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:30
Trái ngược với động thái xả hàng của khối ngoại ở VHM, điểm số mã này tăng 0,12% lên mức 40.950 đồng/cổ phiếu và dư mua 226.600 đơn vị trong phiên 9/5.

Tập đoàn T&T muốn bán 74,5 triệu cổ phiếu SHB

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:47
Tập đoàn T&T hiện đang là cổ đông lớn của SHB với số cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch là 361,9 triệu cổ phiếu, chiếm 9,99% số cổ phiếu đã niêm yết.

Lăng kính chứng khoán 9/5: Cẩn trọng trước chốt chặn 1.260 điểm

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
VN-Index sẽ sớm gặp phải thử thách tại vùng cản quanh 1.260 điểm, vốn được xem là chốt chặn quan trọng cần vượt qua để củng cố thêm cơ hội vượt vùng đỉnh 1.29x điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Tập đoàn T&T muốn bán 74,5 triệu cổ phiếu SHB

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:47
Tập đoàn T&T hiện đang là cổ đông lớn của SHB với số cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch là 361,9 triệu cổ phiếu, chiếm 9,99% số cổ phiếu đã niêm yết.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Khối ngoại thẳng tay bán ròng 2.200 tỷ đồng mã VHM trong 2 phiên

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:30
Trái ngược với động thái xả hàng của khối ngoại ở VHM, điểm số mã này tăng 0,12% lên mức 40.950 đồng/cổ phiếu và dư mua 226.600 đơn vị trong phiên 9/5.