Hướng đi nào cho lao động lớn tuổi mất việc?

Hướng đi nào cho lao động lớn tuổi mất việc?

Thứ 3, 08/08/2023 | 08:00
0
Với lao động trẻ, cơ hội tìm việc mới không quá khó khăn. Nhưng với nhóm lao động hơn 40 tuổi, nhất là nữ lao động phổ thông, cơ hội tìm việc mới không dễ dàng.

Chật vật tìm việc mới

Tháng 5/2023, khi hợp đồng lao động hết hạn, bà Nguyễn Thị Loan (43 tuổi) không được Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, Tp.HCM) ký tiếp hợp đồng mới. Đến nay, dù đã liên hệ nhiều nơi nhưng bà vẫn chưa tìm được việc làm. Không việc làm, không thu nhập, hằng tháng lại phải tốn chi phí thuê nhà trọ, sinh hoạt... nên cuộc sống của bà gặp nhiều khó khăn.

Chia sẻ với báo Người Lao Động, bà Loan cho hay lúc trẻ, bà thích nghề làm móng và có theo học một thời gian ngắn. Sau đó, vì hoàn cảnh gia đình, bà đành bỏ ngang và xin đi làm công nhân.

Dù trải qua nhiều doanh nghiệp nhưng bà Loan chỉ làm thợ phụ, lại ở các khâu khác nhau nên chuyên môn gần như là con số 0. Mất việc, lại lớn tuổi nên bà càng khó tìm việc làm mới. Đôi lúc bà muốn học lại nghề làm móng để tìm kế sinh nhai nhưng không có tiền bởi không thuộc diện hỗ trợ của công ty. "Nếu học nghề, ngoài chi phí sinh hoạt, nhà trọ thì tôi còn phải tốn thêm khoản học phí. Thực sự tôi rất lúng túng khi chuyển đổi nghề nghiệp", bà rầu rĩ.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh (33 tuổi) vừa bị mất việc sau 14 năm làm việc tại một công ty nằm trong khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội).

Chị cho biết, trước dịch Covid-19, tình hình sản xuất của công ty rất tốt, đơn hàng nhiều nên thu nhập của công nhân rất ổn định. Tuy chỉ làm giờ hành chính, nhưng thu nhập của chị Thanh quãng thời gian trước dịch được khoảng 7 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, tình hình sản xuất của công ty càng ngày càng đi xuống. Công ty ít việc, thu nhập của chị Thanh giảm chỉ còn khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Đến giữa tháng 7/2023, chị chủ động xin nghỉ việc.

“Nếu công ty khó khăn chỉ một thời gian, tôi sẽ tiếp tục gắn bó, dù thu nhập còm cõi. Nhưng vấn đề là không biết khi nào việc làm của công nhân sẽ hồi phục bình thường như trước kia, hay tiếp tục bấp bênh như hiện tại. Vì vậy, khi công ty thông báo, tôi chủ động xin nghỉ việc. Chọn phương án này, tôi được hỗ trợ 50 triệu đồng, căn cứ vào số năm làm việc”, chị Thanh kể.

Từ khi mất việc đến nay, chị Thanh có đến một số doanh nghiệp tìm việc, nhưng chưa thể tìm được nơi phù hợp. Đã lâu không đi xin việc, chị Thanh hầu như không biết thông tin về nhu cầu cụ thể của thị trường lao động. Ngoài ra, chị tự thấy không có kỹ năng nghề nghiệp nổi trội sau nhiều năm làm việc. Dù có thâm niên, nhưng công việc của chị chỉ là những động tác đơn giản, lặp đi lặp lại.

“Tôi muốn làm công việc trong giờ hành chính để có thời gian chăm con nhỏ, nhưng những nơi tôi hỏi đều làm ca kíp, hoặc có tăng ca”, chị Thanh tâm sự với báo Lao Động. Hiện nay, cả gia đình chị Thanh thuê trọ tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, sống nhờ vào thu nhập của chồng.

Cùng chung hoàn cảnh, chị Nguyễn Thị Kim (SN 1975), ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long vừa qua cũng phải nghỉ việc tại Công ty TNHH Tỷ Xuân do giảm giờ làm, mức thu nhập thực lĩnh còn khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng, giảm khoảng 2 triệu đồng so với trước kia.

“Tôi nghỉ việc vì bị giảm thu nhập. Do sức khỏe kém hơn, tôi định xin việc làm mới phù hợp với bản thân nên mang hồ sơ đến nhiều công ty nhưng đều bị từ chối do các doanh nghiệp chỉ tuyển công nhân có tay nghề cao, không phải đào tạo lại, ưu tiên chọn lao động trẻ,… Không có việc làm, tôi chỉ biết ở nhà lo nội trợ, chăm sóc cháu nhỏ”, chị Kim nói.

Cơ hội nào cho lao động lớn tuổi mất việc?

Trao đổi với báo Lao Động vào ngày 4/8, bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN), cho biết, tại Việt Nam, những ngành thâm dụng lao động đều là lao động giản đơn. Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn hàng giảm, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, những người mất việc đầu tiên là lao động lớn tuổi.

Xu hướng thị trường - Hướng đi nào cho lao động lớn tuổi mất việc?

ThS Vũ Tuấn Anh cho rằng mất việc khi lớn tuổi khiến người lao động đối mặt nhiều thách thức. Tuy nhiên, đó cũng có thể là cơ hội để chuyển đổi nghề hoặc bắt đầu khởi nghiệp. Ảnh minh họa: Báo Lao Động.

“Khi mất việc, rất khó để những lao động lớn tuổi xin được việc mới, bởi họ chỉ có tay nghề giản đơn, trong khi nhiều doanh nghiệp hiện nay có xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi sang “công nghệ xanh”. Điều này đòi hỏi người lao động phải thay đổi kỹ năng tay nghề, nhưng đối với những người lao động lớn tuổi thì việc học tập kỹ năng mới không phải dễ”, bà Lan bình luận.

Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nói thêm, do kiến thức nền không có, nên việc đào tạo những lao động này tốn rất nhiều thời gian, công sức. Không chỉ vậy, cuộc sống khó khăn sau khi mất việc cũng là yếu tố cản trở người lao động nghĩ tới việc dành ra chi phí cho đào tạo lại.

“Người lao động trong doanh nghiệp có thể được đào tạo để tiếp tục duy trì việc làm, chuyển đổi việc làm. Nhưng những người mất việc rồi để có cơ hội đào tạo là khó”, bà Lan nói.

Bà Lan cho rằng, đối với những lao động mất việc, về quê, việc đào tạo lại để tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp là rất khó. Bà Lan gợi ý, những trường hợp như này cần được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng trong ngành nông nghiệp để phát triển sinh kế gia đình, ổn định cuộc sống.

Trong khi đó, trao đổi với báo Người Lao Động, bà Phan Thị Hồng Xuân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nguồn nhân lực ASEAN cho rằng, giai đoạn mất việc là lúc người lao động cần nghiêm túc nhìn lại bản thân xem đâu là điểm mạnh, điểm yếu; xác định mình mong muốn làm gì và khả năng có thể làm gì. Khi đã định vị được vị trí bản thân và xác định được hướng đi mới, người lao động có thể tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện mong muốn của mình.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Bình Tân, cho rằng để tránh lâm vào cảnh mất việc, người lao động phải tự đánh giá lại năng suất lao động, việc tuân thủ kỷ luật, nội quy lao động cũng như đóng góp của bản thân cho doanh nghiệp để từ đó có điều chỉnh phù hợp.

Theo ông Tâm, xu thế của doanh nghiệp hiện nay là sử dụng lao động có nhiều kỹ năng hoặc có thể làm nhiều công việc khác nhau. Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, phải tổ chức lại lao động thì người lao động có thể tồn tại cùng doanh nghiệp là những người uyển chuyển trong công việc, có thể theo được sự thay đổi. Do đó, người lao động cần tự trang bị kiến thức, tự học, tự rèn để trở thành lao động đa năng.

ThS Vũ Tuấn Anh, người sáng lập dự án Một triệu phụ nữ và người yếu thế khởi nghiệp cơ sở kinh doanh nhỏ tại nhà, cho rằng mất việc khi lớn tuổi khiến người lao động đối mặt nhiều thách thức. Tuy nhiên, đó cũng có thể là cơ hội để chuyển đổi nghề hoặc bắt đầu khởi nghiệp, tạo nguồn tài chính bền vững hơn.

ThS Vũ Tuấn Anh cho rằng người lao động không nên suy nghĩ "khởi nghiệp" là cái gì đó quá lớn lao mà có thể bắt đầu bằng mô hình kinh doanh tại nhà, như bán cà phê, nước uống, đồ ăn sáng, dịch vụ du lịch, bán vé máy bay, cung cấp các dịch vụ cộng đồng (làm móng, spa, trang điểm…). Các công việc này phù hợp với số đông người lao động vì có thể tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có và mặt bằng, nhân lực của gia đình cũng như nguồn khách hàng trong cộng đồng dân cư sinh sống, lại dễ làm, ít vốn, ít rủi ro, đôi khi không cần phải qua đào tạo.

"Khi bắt tay khởi nghiệp, người lao động lớn tuổi cần tránh phương thức nhượng quyền, bỏ chi phí đầu tư lớn hay chi quảng bá trực tuyến quá mức… Nên làm từ từ, có thời gian thử nghiệm và từng bước thăm dò thị trường để tìm mô hình kinh doanh phù hợp", ông Vũ Tuấn Anh khuyến cáo.

Minh Hoa (t/h)

Lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Hà Nội tăng 36%

Thứ 5, 06/07/2023 | 19:22
Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tính đến tháng 5, có gần 34.000 hồ sơ đăng ký hưởng TCTN, tăng hơn 9.100 người so với cùng kỳ năm 2022 (tăng 36%).

Tp.HCM dẫn đầu cả nước về tỉ lệ lao động thất nghiệp

Thứ 5, 15/06/2023 | 21:04
Kết quả khảo sát mới đây của Ban IV cho thấy, thị trường lao động đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động kinh tế gần đây và đang có xu hướng trầm trọng thêm.

Lao động thất nghiệp không “mặn mà” với chính sách học nghề

Thứ 6, 28/04/2023 | 15:00
Mặc dù tỉ lệ nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở mức cao nhưng số người lựa chọn học nghề chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thị trường lao động Quý IV/2022: Hơn 1 triệu người thất nghiệp

Thứ 3, 10/01/2023 | 14:20
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có thông cáo báo chí về tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2022.
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ..

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.