Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em

Hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em

Thứ 3, 09/11/2021 | 20:52
0
Bộ Y tế vừa có Quyết định 5155/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ở trẻ em.

Theo đó, phần lớn trẻ em mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa (chiếm 55%), tỉ lệ diễn biến bệnh ở mức trung bình (chiếm 40%), nặng (chiếm 4%), nguy kịch (chiếm 0,5%). Riêng đối với trẻ mắc bệnh nền, trẻ dưới 12 tháng tuổi, có nguy cơ cao diễn biến nặng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhi mắc Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình là 4-5 ngày. Bệnh khởi phát với một hay nhiều triệu chứng, như: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng. Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi hay viêm phổi và tự hồi phục sau 1-2 tuần. Khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh.

Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở trẻ khi nhiễm Covid-19 là sốt (chiếm 63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), ỉa chảy (20%), khó thở (18%), triệu chứng mũi họng (17%), phát ban (17%), mệt mỏi (16%), đau bụng (15%), triệu chứng giống Kawasaki (13%), không có triệu chứng (13%), triệu chứng thần kinh (12%), kết mạc (11%) và họng đỏ (9%).

Các triệu chứng khác ít gặp hơn bao gồm: Tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da...); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

Có khoảng 0,7% số trẻ mắc bệnh cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biến chứng nặng, như: Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng và hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Tỉ lệ tử vong ở trẻ rất thấp (< 0,1%), hầu hết tử vong do bệnh nền. Riêng MIS-C ở trẻ mắc Covid-19 hiếm gặp, xảy ra chủ yếu từ 2-6 tuần sau nhiễm bệnh nhưng thường diễn tiến nặng có thể gây tử vong.

Các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng ở trẻ, bao gồm:

- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp

- Béo phì, thừa cân
- Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hóa

- Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản

-Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi...)

- Bệnh thận mạn tính

- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

-Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp)

-Bệnh lý thần kinh (gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)

- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

- Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải

- Bệnh gan

- Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

- Các bệnh hệ thống.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhi mắc Covid-19 được chia theo 4 mức độ:

Mức độ nhẹ:

- Không có triệu chứng lâm sàng hoặc

- Triệu chứng không điển hình: Sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng của viêm phổi.

- Nhịp thở bình thường.

- Không có biểu hiện của thiếu ô xy, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời.

- Thần kinh: trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường.

- X-quang phổi bình thường.

Chú ý: Với trẻ có bệnh nền: béo phì, bệnh phổi mãn, suy thận mãn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh...cần theo dõi sát vì dễ diễn biến nặng.

Mức độ trung bình

- Có triệu chứng viêm phổi nhưng không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng và rất nặng:

+ Thở nhanh: < 2 tháng: ≥60 lần/phút; 2-11 tháng: ≥50 lần/phút; 1-5 tuổi: ≥40 lần/phút.

+ SpO2: 94 - 95% khi thở khí trời.

+ Thần kinh: tỉnh táo, mệt, ăn/bú/uống ít hơn.

+ X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ (thường 2 đáy phổi).

Mức độ nặng

Có một trong các dấu hiệu sau

- Trẻ có triệu chứng viêm phổi nặng, chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng:

+ Thở nhanh theo tuổi kèm ≥ 1 dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên (trẻ < 2th), phập phồng cánh mũi;

+ Thần kinh: trẻ khó chịu, quấy khóc, bú/ăn/uống khó.

- SpO2: 90 - < 94% khi thở khí trời.

- X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mờ lan tỏa ≥ 50% phổi.

Mức độ nguy kịch

Có một trong các dấu hiệu sau

- Suy hô hấp nặng SpO2 < 90% khi thở khí trời, cần đặt NKQ thông khí xâm nhập.

- Dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng:

+ Tím trung tâm;

+ Thở bất thường, rối loạn nhịp thở;

+ Thần kinh: ý thức giảm khó đánh thức hoặc hôn mê;

+ Trẻ bỏ bú/ăn hoặc không uống được;

- Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

- Huyết áp tụt, sốc, sốc nhiễm trùng, lactat máu > 2 mmol/L.

- Suy đa tạng.

- Hội chứng viêm hệ thống liên quan tới COVID-19 trẻ em (MIS-C) có sốc/suy đa cơ quan.

- Cơn bão cytokin.

Bộ Y tế cũng lưu ý về trường hợp trẻ sơ sinh mắc Covid-19. Theo đó trẻ sơ sinh có thể nhiễm SARS-CoV-2 theo 3 cách: Lây trong tử cung (qua đường máu hoặc nước ối từ mẹ nhiễm SARS-CoV-2); lây trong cuộc đẻ (tiếp xúc dịch tiết mẹ như máu, dịch ối và lây sau đẻ (qua tiếp xúc với mẹ hay người chăm sóc sau sinh); các dữ liệu khoa học đến nay chưa kết luận đường lây qua sữa mẹ. Trong đó lây nhiễm trước và trong sinh ít khi xảy ra, chủ yếu lây nhiễm trong quá trình chăm sóc sau sinh.

Khoảng từ 1,6 - 2% trẻ sơ sinh dương tính với SARS-CoV-2 (thời điểm xét nghiệm ≤ 3 ngày sau đẻ) từ bà mẹ nhiễm SARS-CoV-2 hầu hết trẻ không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; tuy nhiên trẻ có thể biểu hiện nặng với nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay tổn thương cơ quan (hội chứng viêm đa hệ thống, MIS-N) như trẻ em. Trẻ sơ sinh nhiễm SARS-CoV-2 tiên lượng tốt, tử vong rất thấp.

Về nguyên tắc điều trị bệnh nhi mắc Covid-19, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc. Ngoài ra, phân loại trẻ mắc bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh.

"Thời kỳ hồi phục thường trong giai đoạn từ ngày thứ 7 đến 10 ngày, nếu không có các biến chứng nặng, trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh. Nếu bệnh nhân xuất hiện cơn bão cytokin, cần điều trị bằng corticoid, lọc máu, ức chế sản xuất hoặc đối kháng IL receptor. Ngoài ra, cần bảo đảm trẻ được bú mẹ và dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần. Điều trị triệu chứng: Hạ sốt giảm ho, giảm đau... cùng với điều trị bệnh nền (nếu có)", Bộ Y tế lưu ý.

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đã đưa ra tiêu chuẩn xuất viện đối với trẻ mắc Covid-10. Theo đó, đối với các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị, được ra viện khi đã được cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tối thiểu 10 ngày và có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với vi rút SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) vào ngày thứ 9.

Đối với các trường hợp có triệu chứng lâm sàng được ra viện khi cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tối thiểu 14 ngày; các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với vi rút SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) vào trước ngày ra viện.

Đối với các trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm RT-PCR nhiều lần có nồng độ vi rút Ct < 30, được ra viện khi cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 đủ 21 ngày (tính từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính) và các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.

Cũng theo Bộ Y tế, khi trẻ xuất viện cần phải thông báo cho y tế cơ sở và CDC địa phương biết để phối hợp theo dõi. Người bệnh sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày; đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38oC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.

Để giúp giảm tỉ lệ mắc và tử vong ở trẻ, theo Bộ Y tế, biện pháp phòng bệnh vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, mỗi người cần tuân thủ "5K", kết hợp với tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 tuổi (đã được thực hiện ở một số nước), phát hiện sớm và phân tầng điều trị ca bệnh phù hợp với mức độ nặng của bệnh.

Minh Hoa (t/h)

 

Bộ Y tế ban hành thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm Sars-CoV-2

Thứ 3, 09/11/2021 | 08:39
Giá dịch vụ xét nghiệm Sars-CoV-2 quy định tại thông tư chỉ tính chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và thực hiện trả kết quả xét nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ ra các điều kiện để đảm bảo tiêm chủng an toàn

Thứ 7, 06/11/2021 | 20:51
Để đảm bảo an toàn cao nhất trong tiêm chủng, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phải đảm bảo một số yêu cầu.

Bộ Y tế thông tin về việc điều trị F0 bằng thuốc Molnupiravir

Thứ 7, 06/11/2021 | 15:20
Các kết quả báo cáo giữa kỳ của Chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus.

Tiêm nhầm vắc-xin Covid cho 18 trẻ, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Thứ 6, 05/11/2021 | 11:47
Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc, yêu cầu Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo Bệnh viện Xanh Pôn tập trung theo dõi sức khỏe của 18 trẻ bị tiêm nhầm vắc-xin Pfizer.
Cùng chuyên mục

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, rất sẵn ở vườn nhà nhiều người Việt không biết thường "ngó lơ"

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:30
Có một loại rau tốt ngang thịt bò thường được bán nhiều ở chợ, không chỉ vậy nhiều người coi như một vị thuốc đông y để chữa bệnh.

Bị mắc kẹt trong hẻm núi 10 ngày, người đàn ông thoát chết nhờ ý tưởng táo bạo

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Một người đàn ông may mắn thoát chết sau 10 ngày bị kẹt trong hẻm núi nhờ ý tưởng táo bạo, cắt đường ống nước của người dân sống gần đó để “cầu cứu”.

Đang bắt cá trên biển, ngư dân vớt được thứ trị giá 25 tỷ đồng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Hai ngư dân đã vô cùng choáng váng khi vớt được thứ trị giá hơn 25 tỷ đồng sau khi phát hiện ra sự tăng động khác thường của đàn cá.

Chàng trai kiếm bộn tiền nhờ công việc “không làm gì cả”

Chủ nhật, 12/05/2024 | 14:39
Với chàng trai Morimoto thì "con người không làm gì vẫn có giá trị". Chính điều này đã trở thành phương châm sống của anh.

Đồng Nai: Kiểm tra, quản lý chặt các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, thức ăn đường phố

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:07
Sở Y tế Đồng Nai đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng về công tác quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
     
Nổi bật trong ngày

Người đàn ông đào được cục vàng nặng 4,1kg giá hơn 6 tỷ đồng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:59
Khi đang dò kim loại, người đàn ông bất ngờ tìm thấy một cục vàng khổng lồ nặng 4,1kg có giá hơn 6 tỷ đồng.

Loài rắn lớn nhất từng sống trên Trái đất, có thể ăn thịt cả cá sấu

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:30
Loài rắn này dài tới 15 m, nặng 1 tấn và tấn công con mồi bằng cách siết chặt như trăn Anacondas.

Con cá màu đỏ bán với giá 3,8 tỷ đồng, vẫn có người xuống tiền mua

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:41
Một con cá rồng màu đỏ đã được bán với giá 3,8 tỷ đồng khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao.

Xông vào khách sạn, chồng bắt quả tang vợ ở cùng 2 người đàn ông lạ

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:38
Xông vào phòng khách sạn, người chồng bắt gặp vợ đang ở cùng với hai người đàn ông khác.

Anh nông dân kiếm trăm triệu đồng nhờ nuôi con “hiền như cục bột”

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Nhờ nuôi loài đặc sản này trong bể xi măng, anh nông dân ở miền Tây có thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm.