HSBC: Việt Nam dẫn đầu trong khu vực ASEAN về đầu tư công

HSBC: Việt Nam dẫn đầu trong khu vực ASEAN về đầu tư công

Phạm Hồng Nhung
Thứ 4, 19/10/2022 | 08:58
0
HSBC cho biết, Singapore, Indonesia và Việt Nam sẽ dẫn đầu khi chính phủ các nước này có kế hoạch đưa mức thâm hụt ngân sách trên GDP về mức trước đại dịch.

Mới đây, HSBC đã công bố báo cáo “Triển vọng ASEAN – Củng cố tài khoá: Một chặng đường dài”, nghiên cứu về các chiến lược tài khóa khác nhau của mỗi quốc gia trong bối cảnh chính phủ các nước ASEAN tiến hành hoàn thiện kế hoạch ngân sách năm 2023.

Theo đó, HSBC cho biết, sau hai năm tung ra những gói hỗ trợ tài khóa không hề nhỏ nhằm hỗ trợ nền kinh tế vực dậy sau đại dịch, nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN được dự báo sẽ thâm hụt ngân sách ở mức cao trong năm 2023. Malaysia và Indonesia là hai trường hợp đáng lưu ý với mức trợ cấp cao kỷ lục, một phần được hưởng lợi từ bội thu ngân sách bất ngờ từ giá hàng hóa tăng mạnh.

Bước vào năm 2023, theo nhóm phân tích, khu vực ASEAN có thể trở lại giai đoạn củng cố tài khóa nhưng tốc độ triển khai mỗi nước một khác. Singapore, Indonesia và Việt Nam nhiều khả năng sẽ dẫn đầu khi chính phủ các nước này có kế hoạch/dự định đưa mức thâm hụt về mức trước đại dịch. Tuy nhiên, Malaysia, Thái Lan và Philippines nhiều khả năng sẽ duy trì thâm hụt tài khóa lớn, cần nhiều thời gian hơn để củng cố.

Đối với Việt Nam, bội thu ngân sách từ việc xuất khẩu dầu thô cũng phần nào giúp Việt Nam có nhiều dư địa trong nới rộng chính sách tài khoá để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo Tổng cục thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách từ dầu thô ước đạt 60.100 tỷ đồng, gấp 2,1 lần dự toán năm và tăng 103,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc tháng 9, ngân sách đang bội thu 241.000 tỷ đồng. 

Kinh tế vĩ mô - HSBC: Việt Nam dẫn đầu trong khu vực ASEAN về đầu tư công

Củng cố tài khoá, một chặng đường dài với hầu hết các nền kinh tế ASEAN (Nguồn: CEIC, MoF mỗi quốc gia, HSBC tổng hợp).

HSBC không cho rằng những bất ổn vĩ mô hiện tại sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu ngân sách của các nền kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, sau các gói hỗ trợ phục hồi cao kỷ lục trong hai năm qua, các nhà làm chính sách ASEAN tỏ ra khá dè dặt trong việc quyết định ngưng hỗ trợ chính sách quá nhanh để tránh ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi mới chớm diễn ra. Trong bối cảnh lạm phát ở mức cao, nhiều nước đã công bố thêm chính sách hỗ trợ trong năm 2023 nhằm giúp giảm nhẹ tác động của tình trạng giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.

Trong bối cảnh đó, là một quốc gia liên tục đầu tư mạnh cho phát triển hạ tầng, tương đương 6% GDP mỗi năm, Việt Nam nhiều khả năng lại dẫn đầu khu vực về mảng này. Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng, nền kinh tế này ngày càng cần nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng “truyền thống”.

Mặc dù vậy, nhiều dự án đã rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài và đội vốn. HSBC lấy ví dụ, công tác xây dựng của phần lớn trong số 11 dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc Nam, theo kế hoạch phải hoàn thành trong giai đoạn 2017-2020, đã bị chậm tiến độ. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng cam kết đóng vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tiến độ và tháo gỡ các khó khăn.

Kinh tế vĩ mô - HSBC: Việt Nam dẫn đầu trong khu vực ASEAN về đầu tư công (Hình 2).

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng được kỳ vọng sẽ tăng đối với hầu hết các nước trong khu vực (Mức chi tiêu cơ sở hạ tầng công cộng chiếm % trên GDP) (Nguồn: CEIC, HSBC)

Củng cố tài khóa không chỉ đơn giản là giảm chi ngân sách. Vấn đề còn nằm ở hiệu suất thu ngân sách của chính phủ cao thấp ra sao – thông qua các khoản thu từ thuế và các khoản thu khác. Củng cố tài khóa vẫn có thể diễn ra ngay cả khi chính phủ quyết định chi ngân sách nhiều hơn.

Nếu một chính phủ có thể thu ngân sách cao hơn mức chi tiêu bị đội so với kế hoạch, thâm hụt tài khóa sẽ thu hẹp và trong trường hợp đó, về cơ bản, chính phủ đó vẫn đang củng cố các nguồn tài khóa. Hiệu suất thu ngân sách phụ thuộc vào mức độ ổn định và linh hoạt của chính sách thuế hiệu hữu cũng như các kế hoạch cải tổ chính sách thuế tại mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, HSBC lưu ý rằng, không giống như chi ngân sách khi chính phủ có thể chủ động kiểm soát các khoản chi thông qua quy trình phê duyệt ngân sách, thu ngân sách phụ thuộc vào những thay đổi của các chỉ số kinh tế vĩ mô. Ví dụ, lạm phát đang gia tăng, tiền của các nước thuộc ASEAN đã mất giá mạnh so với USD trong khi tốc độ tăng trưởng của khu vực được dự báo sẽ chậm lại do nhu cầu của thế giới sụt giảm.

Kinh tế vĩ mô - HSBC: Việt Nam dẫn đầu trong khu vực ASEAN về đầu tư công (Hình 3).

Tổng quan dữ liệu ngân sách ASEAN (Nguồn: CEIC, HSBC).

Cơ sở thuế ở ASEAN mỗi nước một khác, chiếm từ 8% đến 15% GDP. Trong khi đó, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang gặp một số thách thức về mở rộng nguồn thu thuế. Tỷ trọng thu thuế trên GDP của Thái Lan và Việt Nam gần đây đã giảm một phần là do những biện pháp tạm thời nhằm giúp đỡ người dân ứng phó với tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao.

Ví dụ, Thái Lan đã cắt giảm thuế thường niên đối với dịch vụ taxi và xe tuk-tuk, còn thuế tiêu thụ đặc biệt trên một lít dầu diesel, loại nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất ở đây, đã giảm 5 THB.

Trong khi đó, Việt Nam giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% và đồng thời cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với một số loại nhiên liệu, tuy nhiên, những điều chỉnh này chỉ bắt đầu áp dụng từ năm 2022. HSBC lưu ý, tỷ trọng thu ngân sách từ thuế trên GDP của Việt Nam giảm phần nào cũng do việc đánh giá lại quy mô GDP từ năm 2021.

Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô sau khi Fed tiếp tục tăng lãi suất

Thứ 5, 22/09/2022 | 12:44
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, tăng lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Chủ tịch Quốc hội: Ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố "bất biến" để ứng với "vạn biến"

Chủ nhật, 18/09/2022 | 08:57
Củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu.

"Phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ là nguyên tắc và nghệ thuật"

Chủ nhật, 05/12/2021 | 20:31
Các chính sách tài khóa, tiền tệ phải phối hợp để tạo hiệu quả, nguồn lực giúp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự phối hợp từ Ngân hàng Nhà nước.
Cùng tác giả

Áp lực bán hạ nhiệt, cổ phiếu chứng khoán chuyển hướng tăng mạnh

Thứ 6, 27/10/2023 | 15:36
Lực bán tháo đã giảm với tổng giá trị khớp lệnh trong phiên đạt 15.629 tỷ đồng, giảm 43% so với phiên trước, trong đó riêng sàn HoSE đạt 13.700 tỷ đồng, giảm 40%.

Lăng kính chứng khoán 27/10: Rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh vẫn còn

Thứ 6, 27/10/2023 | 06:00
Nhà đầu tư nên duy trì thận trọng, tránh bắt đáy, và tận dụng các nhịp hồi kỹ thuật để cơ cấu lại danh mục trong giai đoạn hiện tại.

Cổ phiếu nhà Vingroup kéo toàn thị trường lao dốc

Thứ 5, 26/10/2023 | 15:37
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/10, VN-Index giảm 46,21 điểm, tương đương 4,19% xuống 1.055 điểm. Toàn sàn có 24 mã tăng, 505 mã giảm và 114 mã giảm kịch biên độ.

Lăng kính chứng khoán 26/10: Thị trường khó bứt phá khỏi mốc 1.100 điểm

Thứ 5, 26/10/2023 | 06:00
Nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại thị trường, tạm thời cân nhắc khả năng hồi phục của thị trường để cơ cấu danh mục.

Thị trường lình xình, VN-Index không thoát nổi 1.100 điểm

Thứ 4, 25/10/2023 | 15:42
Thị trường tăng điểm trong phiên sáng nhưng vẫn đuối sức vào cuối phiên chiều, thanh khoản heo hút khiến VN-Index gặp lực cản mạnh tại ngưỡng kháng cự 1.100 điểm.
Cùng chuyên mục

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
     
Nổi bật trong ngày

Uỷ ban Kinh tế chỉ ra loạt hệ luỵ khi để tiền “chôn” vào đất

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:12
Hiện nay, người có nhu cầu thực không thể tiếp cận trong khi đất đai bị bỏ hoang do bị đầu cơ, nguồn lực xã hội hay vì để sản xuất, kinh doanh lại bị "chôn" vào đất.

Cây tre Thanh Hóa háo hức thoát nghèo

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:03
Tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO với vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng, mở ra cơ hội mới cho vùng nguyên liệu tre, luồng xứ Thanh.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

2.000 tỷ đổ vào các dự án theo cơ chế đặc thù ở TP.Thanh Hóa

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:14
Đầu tư 2.000 tỷ đồng theo cơ chế, chính sách đặc thù vào 4 dự án ở TP.Thanh Hóa để địa phương này trở thành thành phố thông minh, hiện đại năm 2030.

Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc trong tháng 5/2024

Thứ 2, 20/05/2024 | 10:34
Đây là một trong nhiều nội dung báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và NSNN những tháng đầu năm 2024.