Hiểu đúng, nhận biết sớm và dự phòng hiệu quả bệnh cúm A

Hiểu đúng, nhận biết sớm và dự phòng hiệu quả bệnh cúm A

Thứ 7, 23/07/2022 | 10:18
0
Những ngày qua đã có nhiều người mắc cúm A. Hiểu biết đúng về bệnh, theo dõi tích cực và dự phòng hiệu quả là cách chủ động để đẩy lùi bệnh cúm A.

Bệnh cúm và virus cúm

Bệnh cúm trong đó có cúm A là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện thường gặp gồm sốt, chảy nước mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, ho và mệt mỏi... Các triệu chứng này bắt đầu từ 1-4 ngày sau khi tiếp xúc với virus và kéo dài trong khoảng 2–8 ngày. Ở trẻ em có thể gặp tiêu chảy.

Bệnh cúm có thể tiến triển thành viêm phổi, có thể do virus gây ra hoặc do nhiễm vi khuẩn sau đó. Một số biến chứng nặng của nhiễm cúm có thể gặp như hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS, viêm màng não, viêm não… tình trạng này làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe đã có từ trước như hen và bệnh tim mạch.

Đời sống - Hiểu đúng, nhận biết sớm và dự phòng hiệu quả bệnh cúm A

Biểu hiện của bệnh cúm thường gặp gồm sốt, chảy nước mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, ho và mệt mỏi...

Có bốn loại virus cúm, được gọi là virus cúm A, B, C và D phân biệt dựa vào đặc tính nguồn chứa, đặc tính lây truyền, tính chất gây bệnh. Virus Cúm A (IAV) có nguồn chứa chính là các loài chim, gia cầm và cũng phổ biến ở các động vật có vú khác nhau, bao gồm cả người và lợn.

Virus Cúm B (IBV) và virus Cúm C (ICV) chủ yếu lây nhiễm từ người sang người, virus Cúm D (IDV) được tìm thấy ở gia súc và lợn.

Virus cúm A và virus cúm B lưu hành ở người và gây ra các vụ dịch theo mùa, virus cúm C thường gây tình trạng nhiễm trùng nhẹ và chủ yếu gặp ở trẻ em, virus cúm D có thể lây nhiễm sang người nhưng chưa được được ghi nhận có vai trò gây bệnh.

Ở người, virus cúm chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn hô hấp được tạo ra từ ho và hắt hơi. Sự lây truyền qua không khí và tiếp xúc qua các vật thể trung gian hay bề mặt bị nhiễm virus cũng có thể xảy.

Virus cúm A

Trong số 4 loại virus cúm thì cúm A thường được đề cập đến nhiều nhất do đặc tính cấu trúc của virus mang tính tổ hợp kháng nguyên, tạo nên các phân nhóm cúm A khác, dẫn đến tính chất lây truyền khác nhau, biểu hiện bệnh lý cũng khác nhau:

Virus cúm A thường có dạng hình cầu, nhưng đôi khi có dạng hình sợi, vật liệu di truyền là sợi ARN, vỏ là một lớp lipid, cùng với những cấu trúc sợi glycoprotein xuyên qua màng tạo thành các cấu trúc kháng nguyên của virus. Đó là kháng nguyên hemagglutinin (còn gọi là kháng nguyên H) và kháng nguyên neuraminidase (còn gọi là kháng nguyên N). Kháng nguyên H còn được gọi là yếu tố ngưng kết hồng cầu giúp virus bám vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, từ đó xâm nhập vào trong tế bào.

Kháng nguyên H còn có thể bám vào màng hồng cầu người và một số loài động vật khiến những hồng cầu này dính nhau.

Kháng nguyên N làm loãng chất nhầy ở đường hô hấp, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với tế bào của niêm mạc. Kháng nguyên N còn giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, hỗ trợ cho sự lắp ráp các thành phần của virus và thoát ra khỏi tế bào.

Kháng nguyên H và N quyết định khả năng gây bệnh của virus cúm và mang tính đặc hiệu của nhóm huyết thanh. Hiện, có 15 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Những cách tổ hợp khác nhau của 2 loại kháng nguyên H và N tạo nên các phân nhóm khác nhau của virus cúm A.

Các phân nhóm cúm A "nổi tiếng" do đã gây thành các vụ dịch có thể kể đến như: cúm A/H1N1 gây đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918; bùng phát dịch năm 2009 ở Mexico, Mỹ, Canada, Anh, Tây Ban Nha; cúm A/H5N1 (cúm gia cầm) bùng phát năm 2005, gây dịch ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, hiện nay vẫn xuất hiện lẻ tẻ và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch; cúm A/H7N9 bùng phát ở Trung Quốc giai đoạn 2013-2018; cúm A/H5N8 gây một số vụ bùng phát năm 2020-2021. Cúm A/H3N2 là phân nhóm thường gặp lưu hành và gây bệnh hiện nay.

Khả năng tồn tại ở môi trường và lây bệnh của virus cúm A

Virus cúm A có khả năng tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài. Virus có thể sống 48h trên các bề mặt thông thường như tay nắm cửa, bề mặt bàn, ghế… Trên quần áo virus có thể tồn tại từ 8-12 giờ. Trên da lòng bàn tay virus có thể tồn tại được 5 phút. Virus cúm A có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nước. Chúng có thể tồn tại được lên đến 4 ngày trong nước ở nhiệt độ 220C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00C.

Thông qua phương thức lây truyền chủ yếu là "giọt bắn" và "không khí", virus cúm A đi vào cơ thể qua đường hô hấp, xâm nhiễm các tế bào niêm mạc đường hô hấp trên, gây tổn thương niêm mạc khiến người bệnh xuất hiện các phản xạ ho và hắt hơi. Bệnh cúm A có thời gian ủ bệnh ngắn, diễn biến nhanh chóng, mức độ miễn dịch cao nhưng không lâu bền. Đó là những nguyên nhân khiến bệnh cúm A dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Những biểu hiện thường gặp của bệnh cúm A

Các triệu chứng của cúm A thường xuất hiện đột ngột. Các dấu hiệu thường gặp gồm: sốt kèm cảm giác ớn lạnh, người bệnh thường bị sốt trên 380C; nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau nhức cơ, ăn không ngon, cơ thể suy nhược; đau họng, ho khan; hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi; có khi khó thở; trẻ em có thể gặp nôn và tiêu chảy.

Đôi khi, các triệu chứng cúm A có thể tự khỏi mà không cần các can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu dễ dẫn tới nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến cúm như trẻ em, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai. Những đối tượng này cần theo dõi triệu chứng và có hướng điều trị kịp thời khi bị nhiễm cúm A, vì trong một vài trường hợp cúm có thể dẫn đến tình trạng nặng và có thể tử vong.

Đời sống - Hiểu đúng, nhận biết sớm và dự phòng hiệu quả bệnh cúm A (Hình 2).

Sử dụng các thuốc an toàn để hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng. Không tự ý dùng các thuốc chống viêm, thuốc kháng virus nếu không có chỉ định của bác sỹ.

Theo dõi và điều trị cúm A tại nhà

Trong trường hợp mắc cúm A mà không có diễn biến quá nghiêm trọng, người bệnh có thế điều trị tại nhà theo các nguyên tắc sau: cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác, nếu cần phải tiếp xúc phải mang khẩu trang; vệ sinh mũi họng, vệ sinh tay, vệ sinh bề mặt xung quanh người bệnh; tạo môi trường xung quanh thoáng.

Người bệnh cần được nghỉ ngơi tích cực, thư giãn, uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, ăn nhiều trái cây, rau. Sử dụng các thuốc an toàn để hạ sốt, giảm ho, giảm đau họng. Không tự ý dùng các thuốc chống viêm, thuốc kháng virus nếu không có chỉ định của bác sỹ. Trường hợp bệnh diễn biễn dai dẳng hoặc có các dấu hiệu nặng cần đến các cơ sở y tế để được xử trí, điều trị kịp thời.

Dự phòng bệnh cúm

Khi có nguồn bệnh cúm trong cộng đồng cần hạn chế đến nơi đông người. Bệnh cúm dễ lây lan ở nơi tập trung đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng, cần mang khẩu trang trong trường hợp phải giao lưu tiếp xúc.

Rửa tay đúng cách và thường xuyên; che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho; ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay; vệ sinh bề mặt có thể chứa virus cúm; tiêm vắc-xin phòng cúm là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả- theo khuyến cáo của Tổ chức Y thế thế giới (WHO).

Theo Ts. Bs.Nguyễn Văn Lâm (Sức Khỏe & Đời Sống)

Việt Nam xuất hiện biến thể phụ BA.2.12.1 của Omicron

Thứ 5, 21/07/2022 | 16:30
Trong số hơn 30 mẫu được làm giải trình tự gene do Viện Pasteur Tp.HCM thực hiện thì biến thể phụ BA.2 chiếm khoảng 30%, còn lại là BA.4, BA.5, thêm cả BA.2.12.1.

Hoại tử xương hàm "hậu Covid-19" không phải bệnh lạ, bệnh mới

Thứ 5, 21/07/2022 | 10:45
Sau khi nghiên cứu các ca bệnh, Hội đồng chuyên môn với hơn 16 chuyên gia hàng đầu về răng hàm mặt kết luận hoại tử xương sọ - mặt không phải bệnh mới, bệnh lạ.

Yêu cầu xử lý vướng mắc hưởng BHXH cho lao động mắc Covid-19

Thứ 4, 20/07/2022 | 21:24
Theo đó việc tiến hành phải bảo đảm chặt chẽ, không để tình trạng trục lợi, lợi dụng chính sách.

Kết luận về các bệnh nhân bị hoại tử xương hàm mặt sau nhiễm Covid-19

Thứ 4, 20/07/2022 | 17:41
Chùm ca bệnh hoại tử xương ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 tại Tp.HCM liên quan đến thiểu dưỡng cục bộ của xương sọ - mặt và bội nhiễm với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM giảm tải bằng cách khám từ sáng sớm

Thứ 5, 23/05/2024 | 22:11
Mỗi ngày, Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM tiếp nhận 4.700-4.800 ca đến khám, tăng khoảng 8-10% so với trước đây, khiến bệnh viện luôn trong tình trạng đông đúc.

Bị cháu 3 tuổi cắn vào tay trong lúc chơi đùa, người đàn ông nhập viện

Thứ 5, 23/05/2024 | 21:30
Một ngày sau khi bị cháu 3 tuổi cắn, người đàn ông 49 tuổi nhập viện trong tình trạng cẳng tay trái bị sưng nề, tấy đỏ, nhiều dịch và sốt cao 39,5 độ.

Clip: Hàng xóm căng bạt, đỡ bé gái rơi xuống từ ban công tầng 2

Thứ 5, 23/05/2024 | 19:50
Nhờ phản ứng kịp thời của những người hàng xóm, bé gái 3 tuổi đã may mắn thoát nạn chỉ trong gang tấc.

Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá

Thứ 5, 23/05/2024 | 19:02
Khảo sát ở hầu hết các quốc gia đều cho thấy trẻ em từ 13–15 tuổi có tỉ lệ đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá cao, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới.
     
Nổi bật trong ngày

Bị cháu 3 tuổi cắn vào tay trong lúc chơi đùa, người đàn ông nhập viện

Thứ 5, 23/05/2024 | 21:30
Một ngày sau khi bị cháu 3 tuổi cắn, người đàn ông 49 tuổi nhập viện trong tình trạng cẳng tay trái bị sưng nề, tấy đỏ, nhiều dịch và sốt cao 39,5 độ.

Anh nông dân thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm nhờ nuôi con thích "di chuyển bằng bụng"

Thứ 5, 23/05/2024 | 07:30
Với khả năng sống được trong những điều kiện khắc nghiệt như ẩn thân trong bùn sình và kỹ năng di chuyển bằng bụng, chúng có tài vượt địa hình một cách tài tình. Thịt của chúng thơm ngon chế biến được nhiều món vạn người mê.

Cơm nắm phiên bản dành cho người lười ăn rau, đẹp "lạ" đến trẻ con còn thích mê

Thứ 5, 23/05/2024 | 11:55
Cơm trắng là thực phẩm cung cấp năng lượng và vitamin không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, ăn nhiều cơm trắng có tốt không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Dò kim loại đào được thứ đáng sợ, người đàn ông lập tức báo cảnh sát

Thứ 5, 23/05/2024 | 12:00
Một người đàn ông New Zealand đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy hai khẩu súng, trong đó có một khẩu AK-47, trong ngày đầu tiên đi dò kim loại.

Phá dỡ nhà cổ 300 năm, bất ngờ tìm thấy thứ trị giá hơn 1.600 tỷ đồng

Thứ 5, 23/05/2024 | 08:30
Trong quá trình phá dỡ ngôi nhà cổ 300 năm tuổi, những người thợ đã bất ngờ tìm thấy báu vật hiếm có với giá trị ước tính hơn 1.650 tỷ đồng.