Hàng trăm triệu người có thể phải di cư vì biến đổi khí hậu

Hàng trăm triệu người có thể phải di cư vì biến đổi khí hậu

Thứ 5, 16/09/2021 | 08:40
0
Những hành động cấp thiết hiện nay cần thực hiện là thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế và giảm lượng khí thải toàn cầu. 

Theo báo cáo được công bố vào ngày 13/9, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn tới sự di cư ngày càng gia tăng.

Biến đổi khí hậu có thể khiến hơn 200 triệu người rời bỏ nhà cửa trong ba thập kỷ tới và tạo ra các điểm nóng về di cư. Các khu vực được phân tích là châu Mỹ Latinh, Bắc Phi, châu Phi cận Sahara, Đông Âu - Trung Á, Nam Á; Đông Á -Thái Bình Dương.

Những hành động cấp thiết hiện nay cần thực hiện là thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế và giảm lượng khí thải toàn cầu. 

Thế giới - Hàng trăm triệu người có thể phải di cư vì biến đổi khí hậu

Đại dịch châu chấu tại Kenya, một hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu. ẢNH: AP.

Các kịch bản về di cư khí hậu

Trong phần thứ hai của báo cáo đã trình bày một số tác động của biến đổi khí hậu như gia tăng tình trạng khan hiếm nước, giảm năng suất cây trồng, hiện tượng mực nước biển dâng. Hậu quả có thể dẫn đến hàng triệu “người di cư khí hậu” vào năm 2050 mà báo cáo mô tả theo các kịch bản khác nhau. 

Theo kịch bản lạc quan, với mức phát thải thấp, phát triển kinh tế được cải thiện theo hướng bền vững và đồng đều hơn, thế giới vẫn có thể chứng kiến ​​sự di cư của 44 triệu người.

Theo trường hợp bi quan hơn, với mức phát thải cao và kinh tế phát triển không đồng đều, báo cáo dự báo có tới 216 triệu người phải di cư khỏi quốc gia của họ. 

Trong trường hợp bi quan nhất, báo cáo không đề cập đến con số tổng thể, nhưng châu Phi cận Sahara sẽ là khu vực di cư lớn nhất về số lượng, tới 86 triệu người. Nguyên nhân là khu vực này dễ bị tổn thương bởi hiện tượng sa mạc hóa, bờ biển khúc khuỷu và phần lớn người dân phụ thuộc vào nông nghiệp.

Bắc Phi sẽ có tỷ lệ di cư khí hậu lớn nhất, với 19 triệu người, tương đương khoảng 9% tổng dân số. Nguyên nhân di cư chủ yếu của khu vực Bắc Phi là do sự khan hiếm nguồn nước gia tăng tại bờ biển đông bắc Tunisia, bờ biển tây bắc Algeria, phía tây và phía nam Morocco, chân đồi trung tâm Atlas.

Khu vực Nam Á, Bangladesh sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và mất mùa, với dự báo khoảng 19,9 triệu người di cư khí hậu vào năm 2050.

Thế giới - Hàng trăm triệu người có thể phải di cư vì biến đổi khí hậu (Hình 2).

Lũ lụt tại bang Assam, Ấn Độ vào ngày 31/7/2016. ẢNH: AP.

Kế hoạch cho kịch bản di cư khí hậu

Báo cáo trên của Ngân hàng thế giới thể hiện rằng các điểm nóng di cư có thể xuất hiện chỉ trong vòng một thập kỷ tới và tăng cường vào năm 2050. Do đó, cần thiết lập kế hoạch cho cả những khu vực mà mọi người sẽ chuyển đến cũng như những khu vực mà họ rời đi.

Trong báo cáo được đưa ra cho các chính phủ trước thềm COP 26, tiến sĩ Daniel Quiggin, thành viên Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), nhận định rằng "khả năng các sự kiện liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ ngày càng nhiều, gây ra một chuỗi sự cố kết nối giữa các khu vực và lĩnh vực, gây gián đoạn thương mại, bất ổn chính trị, di cư gia tăng, các bệnh truyền nhiễm nhiều hơn hoặc thậm chí xung đột vũ trang."

Báo cáo đề xuất kiến nghị có thể đạt được là "lượng phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này nhằm ngăn chặn trái đất nóng thêm 1,5 độ C". Bên cạnh đó các nền kinh tế trên thế giới cần đầu tư vào phát triển "xanh, có sức chống chịu và phạm vi rộng, phù hợp với Thỏa thuận Paris".

Việt Nam là một trong những quốc gia được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng, gia tăng sự xâm nhập mặn, và hạn hán trầm trọng hơn. Vì vậy việc tìm kiếm và thực hiện những giải pháp là rất cần thiết để Việt Nam có được sự phát triển bền vững trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Phạm Thu Thanh (theo AP)

Thâm hụt ngân sách Mỹ cao kỷ lục khi năm tài khóa 2021 dần khép lại

Thứ 4, 15/09/2021 | 07:00
Nguyên nhân thâm hụt ngân sách khổng lồ chủ yếu do Chính phủ Mỹ chi tiêu mạnh tay để ngăn chặn những tác động của đại dịch Covid-19.

Đột phá xử lý chất thải hạt nhân của Trung Quốc

Thứ 3, 14/09/2021 | 06:30
Nhà máy mới có vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng sử dụng năng lượng hạt nhân bền vững.

Biến đổi khí hậu có thể là dấu chấm hết cho thuỷ điện?

Thứ 7, 04/09/2021 | 07:55
Thủy điện từ lâu được xem là một nguồn năng lượng tái tạo đáng tin cậy, nhưng ngày nay thường dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và lũ lụt.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.