Hàng loạt vụ học sinh đuối nước thương tâm: Tại sao trường học chưa có môn bơi?

Hàng loạt vụ học sinh đuối nước thương tâm: Tại sao trường học chưa có môn bơi?

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 5, 09/05/2019 | 06:30
1
Hàng loạt những vụ học sinh đuối nước thương tâm xảy ra đã liên tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng đuối nước ở trẻ em. Việc tính toán đưa môn bơi vào chương trình giáo dục thể chất trong trường phổ thông là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tai nạn đuối nước ở trẻ em trong nhiều năm nay.

Áp lực lớn về cơ sở vật chất

Đuối nước ở Việt Nam vẫn đang là vấn nạn khi cướp đi hàng ngàn sinh mạng mỗi năm. Trong đó, đa số vụ đuối nước thương tâm xảy ra đối với trẻ em. Vụ đuối nước thương tâm cướp đi 8 học sinh tại Hòa Bình, hay mới đây nhất là vụ 4 học sinh tử vong vì đuối nước ở Thanh Hóa, khiến cả nước bàng hoàng, đau xót, lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng đuối nước ở trẻ em.

Chia sẻ về việc đưa môn bơi vào chương trình học, Hiệu trưởng trường THCS Xuân Đỉnh (Hà Nội) Lê Thị Thu Hà bày tỏ: “Việc dạy bơi cho học sinh trong trường là rất thiết thực và nên được triển khai sớm. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế như hiện nay, trường chưa có bể bơi riêng, nếu bắt học sinh phải di chuyển quá xa để học bơi thì không khả thi.

Giáo dục - Hàng loạt vụ học sinh đuối nước thương tâm: Tại sao trường học chưa có môn bơi?

Đưa môn bơi vào chương trình học được ủng hộ nhưng còn nhiều trở ngại.

Hiện tại, mỗi ngày, học sinh đã kín lịch học, nếu xếp mỗi tuần hai tiết học bơi, mà phải di chuyển quá xa, có thể mất khoảng 30 phút di chuyển chẳng hạn, thì quá bất tiện và khó thực hiện được.

Các cấp lãnh đạo địa phương cũng có sự quan tâm nhất định đến công tác phổ cập bơi cho học sinh các trường trên địa bàn, tuy nhiên, vẫn đang gặp nhiều khó khăn”.

Ông Lương Thanh Tâm, Trưởng phòng GD&ĐT TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Đối với môn bơi, tôi cho rằng là một nội dung rất tích cực, tuy nhiên để đưa vào môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo thì điều kiện của chúng ta chưa thể đáp ứng được, tương tự như yêu cầu học tin học nhưng không có phòng máy thì không học được. Cái khó nhất là khi đưa vào môn học bắt buộc thì học sinh sẽ học bơi ở đâu?

Hiện nay, tại địa phương, trung tâm văn hóa của thành phố cũng mở các lớp dạy bơi vào mùa hè, phòng GD&ĐT cũng đã phối hợp tuyên truyền, khuyến khích học sinh đi học bơi. Hay như một số nơi đầu tư bể bơi di động nhưng cũng không mang lại hiệu quả cao”.

TS. Ngũ Duy Anh, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục thể chất, bộ GD&ĐT khẳng định: “Việc đưa môn bơi vào chương trình giáo dục phổ thông là rất cần thiết và ai cũng nhận thấy lợi ích, tuy nhiên việc triển khai còn căn cứ và phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất tổ chức dạy môn học tại từng trường còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Một số trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, có thể phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện trang bị cho học sinh kỹ năng này một cách dễ dàng hơn, còn ở các tỉnh khó khăn hơn như nông thôn, vùng sâu, vùng cao, biên giới, hải đảo…, không có điều kiện bể bơi thì biết học bơi ở đâu?”.

Áp lực lớn nhất mà ông nêu ra chính là cơ sở vật chất phục vụ môn học: “Mặc dù Bộ đã và đang tiếp tục tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích các sở giáo dục và các trường tích cực chủ động đưa bơi vào dạy trong trường học bằng hình thức phù hợp với địa phương, tuy nhiên, không phải nơi nào cũng có đủ hồ bơi để học. Rồi lực lượng giáo viên dạy bơi cũng khó khăn.

Để mỗi trường đều có đầy đủ bể bơi cho môn học không phải là một bài toán đơn giản và gấp rút, mà cần cả một tiến trình thực hiện từng bước một, năm nay tạo điều kiện trang bị cho một số trường nhất định rồi năm sau sẽ trang bị dần dần đến các trường khác”.

Giải pháp trước mắt phòng đuối nước

Trao đổi về những giải pháp phòng, chống đuối nước ở trẻ em, TS. Ngũ Duy Anh cho rằng: “Hiện tại, điều quan trọng nhất chính là tăng cường giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học sinh, cảnh báo để học sinh nhận ra vùng nguy hiểm, tránh chơi đùa tại những nơi có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc, thậm chí phải có những kỹ năng ứng biến, không phải là cứ biết bơi mà thấy các bạn đuối nước là nhảy xuống cứu được”.

Theo ông, ở mô hình đào tạo tại các nước trên thế giới, học sinh được học bơi từ lớp 1, vì thế, nếu có điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất thì các trường cũng nên tổ chức cho học sinh học bơi sớm từ độ tuổi đó. Việc cho học sinh học bơi không chỉ góp phần phòng chống đuối nước ở trẻ mà còn là một bộ môn rèn luyện tăng cường thể lực tốt.

Giáo dục - Hàng loạt vụ học sinh đuối nước thương tâm: Tại sao trường học chưa có môn bơi? (Hình 2).

TS. Ngũ Duy Anh khẳng định điều quan trọng nhất chính là tăng cường giáo dục các kỹ năng cơ bản cho học sinh.

Trưởng phòng GD&ĐT TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên cho rằng: “Học sinh khoảng lớp 3 có thể cho học bơi nếu có đủ điều kiện vì đó là lứa tuổi an toàn để tiếp xúc và học rất nhanh. Hiện tại, theo nội dung chương trình mới, cũng đã tổ chức nhiều buổi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường, nâng cao nhận thức và đảm bảo an toàn cho bản thân. Còn về việc các trường tự lực dạy bơi thực hành thì vẫn chưa đủ điều kiện đáp ứng”.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng trường THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội) khẳng định: “Bơi là một kỹ năng tốt cho học sinh, trước mắt, vì trường chưa đủ điều kiện tổ chức môn học nên trong giai đoạn tới, trường sẽ tích cực tuyên truyền, vận động cho phụ huynh học sinh chủ động đưa con đi học bơi trước. Còn việc đưa môn học vào chương trình trong trường thì vẫn cần một tiến trình khá dài để thực hiện”.

Theo một báo cáo của bộ LĐTBXH, mỗi năm tại Việt Nam, trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu, có tỉ lệ trẻ em tử vong do đuối nước, cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Vụ 4 học sinh đuối nước ở Thanh Hóa: Xót xa thôn chỉ có 1 xe đưa tang nhưng 2 em mất

Thứ 3, 07/05/2019 | 21:09
Bốn em học sinh lớp 7 bị đuối nước thương tâm đều trú tại xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, một thôn có 2 em tử vong trong vụ này, nhưng chỉ có một xe đưa tang nên phải lần lượt sử dụng.

4 học sinh lớp 7 ở Thanh Hóa đuối nước khi rủ nhau xuống sông Mã tắm

Thứ 2, 06/05/2019 | 18:49
Nhóm học sinh trường THCS Vĩnh Ninh rủ nhau ra sông Mã tắm, không may 6 em bị đuối nước, 1 em biết bơi đã cứu được 2 bạn, những học sinh còn lại đều tử vong.

Học cách “tập bơi” hay chấp nhận bị “nhấn chìm”?

Thứ 7, 23/02/2019 | 06:00
Sự việc sa thải 8 ông chủ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ như một bài học thấm thía đối với mọi người: Đừng cho phép mình “ngủ quên trên chiến thắng” mà quên đi cuộc sống thực tại vẫn luôn cần bạn phải nỗ lực không mệt mỏi.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Kết luận vụ việc cháu bé mầm non nghi bị bạo hành

Thứ 7, 01/06/2024 | 16:26
UBND Tp.Hải Phòng vừa có văn bản kết luận vụ việc. Theo đó, cháu bé mầm non bị bạn khác đánh và cô giáo đẩy vào vai khi ăn.

Quảng Ninh: Gần 16.000 thí sinh dự kỳ thi vào lớp 10

Thứ 7, 01/06/2024 | 12:37
Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh bố trí hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại 34 hội đồng coi thi ở 12 địa phương với tổng số 675 phòng thi.

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Xem xét đình chỉ hoạt động Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:19
Quyết định có đình chỉ hoạt động của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam hay không sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM công bố sau ngày 15/6.

Hà Nội: Gần 15.500 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi lớp 10

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:55
Để chuẩn bị tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi.
     
Nổi bật trong ngày

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Quảng Ninh: Gần 16.000 thí sinh dự kỳ thi vào lớp 10

Thứ 7, 01/06/2024 | 12:37
Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh bố trí hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại 34 hội đồng coi thi ở 12 địa phương với tổng số 675 phòng thi.

Dự báo thời tiết ngày 2/6/2024: Miền Bắc sắp chuyển mưa dông

Chủ nhật, 02/06/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (2/6). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Áp thấp nhiệt đới “vần vũ” gây mưa to gió lớn nhiều nơi?

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:45
Mặc dù bão số 1 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền, tuy nhiên vẫn gây mưa dông cho nhiều khu vực.

Nhặt được túi xách khách bỏ quên, nam thanh niên tá hoả khi nhìn thấy thứ bên trong

Chủ nhật, 02/06/2024 | 11:12
Nhặt được túi xách, nam thanh niên mở ra thì tá hoả khi thấy rất nhiều tiền trong đó. Ngay lập tức, chàng trai đã giao cho công an để trả lại người đánh rơi.