Hàng hóa Việt Nam vẫn có nhiều dư địa vào thị trường Âu-Mỹ

Hàng hóa Việt Nam vẫn có nhiều dư địa vào thị trường Âu-Mỹ

Thứ 6, 10/02/2023 | 07:00
0
Năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Âu-châu Mỹ sẽ có nhiều thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do.

Hàng Việt tăng “độ phủ” tại thị trường Âu-Mỹ

Báo cáo tại Hội nghị Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và Mở rộng thị trường xuất khẩu ngày 3/2, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) Tạ Hoàng Linh cho biết, năm 2022 là năm kinh tế thế giới nói chung và khu vực châu Âu-châu Mỹ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và bất ổn. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước thị trường châu Âu-châu Mỹ về cơ bản vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao, đóng góp quan trọng vào thặng dư thương mại của Việt Nam trong năm 2022.

Cụ thể, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và khu vực châu Âu, châu Mỹ chứng kiến mức tăng trưởng khoảng 9,4% so với năm 2021, đạt hơn 230 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt 184 tỷ USD, tăng 12,3% và chiếm tỉ trọng gần 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022. Nhập khẩu đạt hơn 46 tỷ USD, giảm 1% và chiếm tỉ trọng 12,8% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Thặng dư thương mại với thị trường này đạt tới 138 tỷ USD, giúp cán cân thương mại của Việt Nam đạt mức thặng dư 12,4 tỷ USD.

Kết quả tích cực như trên đến từ sự tăng trưởng xuất khẩu tích cực ở những thị trường xuất khẩu trọng điểm như: Hoa Kỳ đạt 109,4 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021; EU27 đạt 46,8 tỷ USD, tăng 16,7%; các nước thuộc CPTPP ở châu Mỹ đạt 13,1 tỷ USD, tăng 8,7%; Anh đạt gần 6,1 tỷ USD, tăng 5,2%.

Thuận lợi từ các FTA

Ông Tạ Hoàng Linh cho biết năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Âu-châu Mỹ sẽ có nhiều thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có với đối tác thị trường châu Âu-châu Mỹ.

Cụ thể, gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam-Chi lê, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương Quốc Anh (UKFTA) tiếp tục có tác động tích cực đối với thương mại, đầu tư và đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, song hành với đó doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc thị trường xuất khẩu chủ lực ở các nước khu vực châu Âu tuy có thể tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng dương trừ Nga.

Hơn nữa, việc các nước phương Tây (Âu-Mỹ) duy trì hoặc tăng thêm lệnh trừng phạt với Nga; tiếp tục chiến lược kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc dẫn đến việc các nước này sẽ tăng cường tìm kiếm nguồn hàng thay thế, địa bàn đầu tư thay thế trong khi Việt Nam có thể là một lựa chọn.

Điều này đặc biệt đúng khi các nước đều đang chú trọng vấn đề an ninh lương thực, sự ổn định của chuỗi cung ứng trong khi Việt Nam gặt hái nhiều thành công trong sản xuất xuất khẩu nông lâm thủy sản và nổi bật về sự ổn định kinh tế.

Ngoài ra, cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khi hậu của Liên hợp quốc (COP26), nhất là cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Do đó, việc hướng tới sản xuất sản phẩm xanh, bảo vệ môi trường sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai khi nhu cầu các sản phẩm này ở các nước khu vực châu Âu-châu Mỹ ngày một tăng khi các chính sách bảo vệ môi trường tại các nước ngày một chú trọng.

"Việt Nam sẽ nhận càng ngày càng nhiều hỗ trợ của các nước phát triển trong việc chuyển đổi năng lượng, thay đổi nền sản xuất hướng tới kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu dùng", ông Linh nhận định.

Nhận diện khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, xuất nhập khẩu Việt Nam cũng phải đối mặt với khó khăn trong năm 2023.

Cụ thể, nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất tăng khiến nhu cầu tiêu dùng giảm tại các quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Âu-châu Mỹ; xung đột Nga-Ukraine tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu; chính sách bảo hộ của các nước ngày một tăng.

Các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu sẽ là tiền đề để dựng lên những tiêu chuẩn mới, quy định mới liên quan đến nguyên liệu, lao động, môi trường cho các sản phẩm nhập khẩu sẽ là thách thức đối với hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, khi Trung Quốc mở cửa trở lại cộng với việc một số các địa bàn xuất khẩu trọng điểm nới lỏng hơn các biện pháp hạn chế sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam...

Vì vậy, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực châu Âu-châu Mỹ theo nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, ông Tạ Hoàng Linh cho rằng Bộ Công Thương cần theo dõi sát tình hình thị trường, tham mưu, đề xuất các khung khổ hợp tác, giải pháp phát triển thị trường truyền thống.

Cùng đó, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tiếp tục nắm bắt thông tin về tình hình, biến động về chính trị, chính sách trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó đưa ra cảnh báo và phản ứng kịp thời.

Mặt khác, tăng cường cung cấp thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất/nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp có các kế hoạch thích ứng phù hợp.

Đặc biệt, tiếp tục chú trọng công tác triển khai thực hiện các FTA nói chung, nhất là các FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA. Mục tiêu là không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nắm được nội dung cam kết CPTPP, EVFTA, UKVFTA mà còn vận dụng và phát huy có hiệu quả ưu đãi của hiệp định. Từ đó, tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế các thách thức đặt ra từ những hiệp định này.

Ông Tạ Hoàng Linh cũng kiến nghị Bộ Công Thương cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường, ngành hàng truyền thống.

Hiện nay, các thị trường như Hoa Kỳ, Đức, Anh, Hà Lan... chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Thế nhưng, những thị trường khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ Latinh đang có tốc độ tăng trường cao tuy nhỏ, nhưng còn nhiều dư địa khai thác đồng thời cũng đang đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đáng ghi nhận trong những năm trở lại đây.

Điển hình như Ba Lan (11%), Cộng hòa Séc (14,6%), Đan Mạch (40%), Rumani (tăng 52,6%), Slovenia (14,1%), Latvia (20,2%), Bungary (31%)…

Vì vậy, nếu có hướng tiếp cận và thâm nhập bài bản, phù hợp, hàng hóa Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh, gia tăng hiện diện tại các thị trường này. Đồng thời, cần gia tăng, đa dạng hóa những sản phẩm mũi nhọn trong xuất khẩu, đẩy mạnh trao đổi các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, chế biến sâu, sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác của Ủy ban liên Chính phủ/hỗn hợp; hỗ trợ quản lý và chỉ đạo hệ thống Thương vụ hoạt động hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại và đầu tư.

Cũng theo ông Tạ Hoàng Linh, Bộ Công Thương cần có giải pháp phối hợp cùng với hệ thống thương vụ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt thị trường và bảo về quyền lợi hợp pháp.

Hơn nữa, hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai theo hướng cụ thể và sâu sát theo từng thị trường và ngành hàng, tập trung vào tăng cường nhận thức của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu theo hướng tiếp cận kinh tế tuần hoàn, yếu tố về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Việc này nhằm mục đích thay đổi dần tư duy sản xuất của doanh nghiệp, khuyến khích áp dụng công nghệ, nguyên vật liệu, sử dụng năng lượng tái tạo đáp ứng tiêu chuẩn và quy định ngày càng khắt khe của các nước phát triển, nhất là các nước đã có cam kết tại COP 26.

Cùng đó, khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như: thông tin thị trường, khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, tăng cường mối liên hệ qua các nền tảng trực tuyến giữa doanh nghiệp và hệ thống Thương vụ để phát huy vai trò của Thương vụ tại địa bàn. Đồng thời, bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.

Không những thế, tận dụng các hãng phân phối là đối tác trong “Đề án xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối ở ngoài nước,” tận dụng nguồn lực các chuyên gia nước ngoài và các doanh nghiệp Việt kiều (thông qua hoạt động với cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài).

Ông Tạ Hoàng Linh cũng đề xuất hệ thống ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuẩn hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như có chính sách điều hành tín dụng chảy vào khu vực sản xuất và xuất khẩu để tiếp sức cho doanh nghiệp.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, năm 2022 là năm có nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có bởi những diễn biến nhanh, phức tạp của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển, lập kỷ lục mới với tổng kim ngạch đạt hơn 732,5 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm trước; duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với mức thặng dư 11,2 tỷ USD (cao gấp hơn 3,3 lần năm trước).

Trong năm 2023, Bộ Công Thương sẽ tập trung gia tăng năng lực sản xuất mới, đẩy mạnh tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp và chủ động tạo nguồn cung nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ phát triển sản xuất bền vững;

Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu; đẩy mạnh sức mua trong nước; tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, BĐT Chính phủ)

Hải quan đưa ra 10 nhóm chỉ tiêu để đẩy nhanh thông quan hàng xuất nhập khẩu

Thứ 5, 02/02/2023 | 16:04
Năm 2023, ngành hải quan phấn đấu giảm 10% thời gian thông quan, giải phóng hàng hoá xuất nhập khẩu.

Cắt giảm 76,5% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực xuất nhập khẩu

Thứ 3, 10/01/2023 | 16:05
Đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã tiến hành cắt giảm tổng số 1446 mã HS/1891 mã HS, chiếm 76,5% mặt hàng kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu dự kiến lập kỷ lục mới hơn 732 tỷ USD

Thứ 7, 24/12/2022 | 11:00
Đây là một trong 10 sự kiện tiêu biểu mà Bộ Công Thương công bố. Như vậy, thành tích trên đã giúp Việt Nam duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp.

Xuất nhập khẩu Việt Nam chính thức cán mốc kỷ lục 700 tỷ USD

Thứ 5, 15/12/2022 | 10:32
Theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 700 tỷ USD vào ngày hôm nay (15/12) - mức cao nhất từ trước đến nay.
Cùng chuyên mục

Angimex bán Nhà máy chế biến lúa gạo Bình Thành

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:51
Tài sản được Angimex bán cho APC Holdings bao gồm: Quyền sử dụng 2 thửa đất với diện tích 24.631,2 m2; nhà cửa vật kiến trúc trên đất; toàn bộ máy móc thiết bị; thuê

Mở thêm chi nhánh tại Thủy Nguyên, HDBank góp động lực cùng mục tiêu lớn của Hải Phòng

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:35
Chi nhánh mới của HDBank đi vào hoạt động sẽ góp thêm động lực cho mục tiêu xây dựng và phát triển một thành phố mới trong tương lai gần tại Thủy Nguyên và Hải Phòng.

Chủ tịch Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo xử lý “lùm xùm” tại KCN Mỹ Xuân A2

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:31
Liên quan những “lùm xùm” thời gian qua tại khu công nghiệp (KCN) Mỹ Xuân A2, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo khẩn trương làm rõ, xử lý nghiêm.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Báo Mỹ thừa nhận điểm vượt trội của cường kích Nga Su-25

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:07
Tạp chí National Interest danh tiếng của Mỹ chỉ ra rằng cường kích Sukhoi Su-25 của Nga nhẹ hơn và nhanh nhẹn hơn cường kích “Lợn lòi” A-10 Thunderbolt II của Mỹ.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Lý do gì khiến vàng SJC tăng phi mã gần 90 triệu đồng/lượng?

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:30
Mức giá tưởng như chỉ có trong dự báo nhưng đã thành hiện thực, khi giá vàng miếng SJC chiều nay, 9/5, lên 89,5 triệu đồng/lượng, xô đổ mọi kỷ lục.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng trong quý II/2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng của quý II/2024 nhờ nhu cầu thế giới tăng.