"Hạ điểm quá thấp trường càng bị coi thường"

Thứ 2, 16/07/2018 | 18:30
0
Đó là khẳng định của nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ khi trả lời PV báo Người Đưa tin trước vấn đề một số trường đại học xét tuyển 11 điểm gây xôn xao dư luận.

Trước đó, ngày 14/7, một số trường ĐH công bố điểm sàn xét tuyển khiến dư luận xã hội giật mình. Theo đó, nhà trường nhận hồ sơ xét tuyển với những thí sinh đạt được từ 11 điểm/3 môn trở lên trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Như vậy nếu cộng với điểm ưu tiên, mỗi môn thí sinh chỉ cần 3 điểm là có thể đỗ ĐH. PV báo Người Đưa Tin tiếp tục trao đổi với PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT về vấn đề này.

"Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 có tới hơn 900 nghìn học sinh dự thi, trong đó để xét tuyển ĐH cũng có hàng chục vạn học sinh. Vậy thì tại sao các trường phải hạ mức điểm thấp đến như thế?", ông Trần Xuân Nhĩ nêu băn khoăn.

'Hạ điểm quá thấp trường càng bị coi thường'

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT.

"Nếu là một người Hiệu trưởng, tôi không làm như thế. Lấy điểm tuyển sinh tối thiểu đạt ngưỡng điểm trung bình trở lên, vậy mới đủ điều kiện để xét tuyển.

Hiện nay, phổ điểm trung bình cũng không thiếu học sinh, khi hạ điểm tuyển sinh thấp như vậy chất lượng đầu vào vốn đã kém thì chất lượng đầu ra, rồi kỹ năng, công việc cho sinh viên sau khi ra trường sẽ về đâu?", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

"Theo tôi, những trường lấy điểm quá thấp sẽ làm cho chính các bậc phụ huynh nghi ngờ và coi thường về chất lượng đào tạo của trường đó. Một trường ĐH kiểu gì mà lấy 3 điểm/môn để tuyển sinh", ông Nhĩ băn khoăn.

Nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT nhấn mạnh: "Giao quyền tự chủ cho các trường nhưng không phải trường muốn vơ vét học sinh thế nào cũng được. Bộ GD&ĐT chắc chắn sẽ xem xét những trường hạ điểm quá thấp để có ý kiến hoặc can thiệp, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng học sinh, ít nhất đạt ở mức độ trung bình.

Mặc dù Bộ cho phép tự chủ về việc tuyển sinh nhưng phải sát sao chỉ đạo. Bộ không ép ra điểm sàn nhưng cần có chỉ đạo hạ điểm ở mức độ phù hợp. Nếu thấp quá thì Bộ phải kịp thời điều chỉnh".

'Hạ điểm quá thấp trường càng bị coi thường' (Hình 2).

Việc hạ điểm xuống mức quá thấp các trường chỉ tự "giết mình".

“Trường hợp nếu có thể mềm dẻo, ví dụ trường lấy 15 điểm nhưng sau không đủ chỉ tiêu của Bộ giao cho thì có thể báo cáo xin hạ lấy xuống 11 điểm.

Nhưng từ 11 đến 15 điểm là sự chênh lệch lớn, do đó học sinh cũng không thể cho vào học ĐH ngay. Các em này sẽ phải trải qua 1 quá trình đào tạo bồi dưỡng để nâng chất lượng lên rồi kiểm tra lại nếu đạt thì mới cho học.

Chúng ta có thể mở rộng đầu vào nhưng đầu ra phải đảm bảo còn nếu không thì phải loại ra ngay, giống như các nước phát triển đang làm”, ông Nhĩ nêu ý kiến.

Trong sáng nay (16/7), trao đổi với PV Người Đưa Tin, thầy Nguyễn Bá Tuân, hệ thống giáo dục Học mãi, cho biết, thực chất năng lực của các em còn không được 11 điểm: “11 điểm xét tuyển ĐH thực sự quá thấp. Nếu vin vào cớ đề thi khó không làm được bài là không đúng.

Theo đánh giá của tôi đề thi khó là đối với những câu phân hóa. Dành cho những học sinh đạt điểm tuyệt đối và với các em dùng để xét tuyển ĐH. Còn để đạt mức 5 điểm tức làm 20 câu cho HS tốt nghiệp là không hề khó.

Hơn nữa với các em làm 3-4 điểm trên bài thi trắc nghiệm như hiện nay chưa chắc đó đã là kiến thức thực của các em. Thực tế điểm của các em còn thấp hơn nữa vì xác xuất khoanh tròn trong 40 câu là rất cao".

 

Đặng Thủy-Nguyễn Lâm

GS.TS Phạm Tất Dong: "11 điểm đỗ đại học, không thể chấp nhận được"

Thứ 2, 16/07/2018 | 14:26
Theo chuyên gia giáo dục, 11 là số điểm quá thấp để xét tuyển đại học và thực tế theo phân tích, điểm của các em còn thấp hơn thế nữa.

Chưa đầy 3 điểm một môn là đỗ đại học, bạn có tin?

Chủ nhật, 15/07/2018 | 14:04
Bất chấp bộ GD&ĐT cũng như dư luận xã hội đã “thổi còi” trước mùa tuyển sinh tránh việc các trường đại học “vơ bèo vạt tép”, điều đó vẫn xảy ra khi có trường chỉ với 3 điểm/môn là thí sinh có thể trúng tuyển.
Cùng tác giả

Hội Luật gia Tp.Thuận An tổ chức đại hội lần thứ nhất

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:16
Đại hội đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho phép thành lập Hội Luật gia Tp.Thuận An, đồng thời thông qua Quy chế hoạt động của Hội.

Người được miễn trách nhiệm vụ Việt Á: Tôi muốn làm tấm gương cho con

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:47
Ông Trần Thanh Phong, cựu phó phòng Tài chính Kế toán, CDC Bình Dương cho biết, ông kháng cáo để chứng minh mình trong sạch, làm tấm gương cho các con.

Phúc thẩm Việt Á: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long được giảm án

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:03
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và một số bị cáo đã được xem xét chấp nhận kháng cáo và giảm án so với phiên sơ thẩm trước đó.

Bộ Lao động cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động qua Australia

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:01
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.

Phúc thẩm Việt Á: VKS bất ngờ đề nghị miễn trách nhiệm cho 1 bị cáo

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:51
Sau phần bào chữa, VKS bất ngờ đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Thanh Phong, cựu Phó phòng Tài chính Kế toán, CDC tỉnh Bình Dương.
Cùng chuyên mục

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.