Giáo viên môn Lịch sử: Kết quả năm nay là một tín hiệu đáng mừng

Giáo viên môn Lịch sử: Kết quả năm nay là một tín hiệu đáng mừng

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 2, 15/07/2019 | 09:39
0
Kết quả thi THPT Quốc gia môn Lịch sử luôn thu hút sự chú ý nhiều nhất của dư luận, đặc biệt là giới chuyên môn. Hiện tượng có tới 70% bài thi dưới điểm trung bình tiếp tục là sự trăn trở của những giáo viên bộ môn này.

Theo kết quả điểm thi THPT Quốc gia 2019 mà bộ GD&ĐT vừa công bố, môn Lịch sử có hơn 70% thí sinh có điểm dưới trung bình. Qua kết quả này, nhiều người cho rằng bức tranh toàn cảnh về dạy và học môn Lịch sử vẫn đang u ám, bế tắc.

Vì thế, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy, giáo viên môn Lịch sử (trường THPT Nguyễn Hiền), thành viên Hội đồng bộ môn Lịch sử của sở GD&ĐT TP.HCM xoay quanh vấn đề này.

Đừng phủ thêm màu u ám

Thưa cô, từ kết quả điểm thi được công bố, đánh giá chung của cô là như thế nào?

Đối với tôi, sự quan tâm của dư luận về kết quả thi môn Lịch sử là điều quá quen thuộc. Việc phân tích đề thi và kết quả thi môn Lịch sử là đề tài không bao giờ cũ với các nhà chuyên môn và giới truyền thông.

Sau khi kỳ thi THPT Quốc gia 2019 kết thúc, điều hiếm hoi suốt nhiều năm nay là ý kiến trái chiều từ các nhà chuyên môn về đề thi đã có chiều hướng giảm đi. Đa số ý kiến đều nhận định, đề thi Lịch sử THPT Quốc gia 2019 khá hay, phân hóa tốt, đảm bảo mục tiêu tốt nghiệp và xét tuyển đại học.

Giáo dục - Giáo viên môn Lịch sử: Kết quả năm nay là một tín hiệu đáng mừng

Thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2019 tại điểm thi trường THPT Võ Thị Sáu (quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Kết quả hơn 70% thí sinh dưới điểm trung bình có khiến những giáo viên như cô cảm thấy buồn hay lo lắng không?

Sau khi kết quả được công bố, nhiều thông tin được đăng tải như “môn Lịch sử đội sổ”, “70% thí sinh dưới trung bình môn Sử”... Là một người đang đứng lớp, dĩ nhiên là tôi có cảm thấy chạnh lòng. Và xung quanh tôi, nhiều đồng nghiệp cũng thể hiện sự trăn trở.

Kết quả năm nay đã có điểm 10 nhiều hơn, điểm liệt ít đi và điểm trung bình tăng lên, độ phân hóa đảm bảo tốt là một tín hiệu đáng mừng. Vì thế, xin đừng phủ thêm những sắc màu u ám lên môn Lịch sử.

Theo cô, kết quả của môn Lịch sử qua kỳ thi THPT Quốc gia năm nay được tạo nên từ nguyên nhân nào?

Kết quả của một kỳ thi không chỉ phụ thuộc vào mức độ khó hay dễ của đề mà còn phản ánh quá trình giảng dạy, ôn luyện của giáo viên và học sinh trên cả nước, đặc biệt là thái độ và mục tiêu học tập của học sinh.

Bộ môn Lịch sử có 70% học sinh dưới trung bình là phản ánh đúng kết quả dạy và học. Khoảng 10% thí sinh chọn xét đại học sẽ có điểm cao. Nếu thí sinh có năng lực khá tốt, chịu khó nghe giảng thì dù không thuộc bài vẫn có thể đạt điểm trên trung bình. Số còn lại không thể có điểm tốt. Theo tôi, kết quả kỳ thi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chú yếu là đề thi, năng lực thí sinh và thái độ, mục tiêu học tập của học sinh.

Nút thắt từ thái độ của học sinh

Đi vào chi tiết, các nguyên nhân này nên được hiểu như thế nào, thưa cô?

Thứ nhất là về đề thi. Từ nhận định của giới chuyên môn, có thể thấy đề thi Lịch sử THPT Quốc gia năm nay có sự phân hóa tốt. Với trình độ trung bình, chỉ cần ôn tập và chú ý nghe giảng, thí sinh có thể làm tốt khoảng 20 – 24 câu đầu tiên để đạt 5,6 điểm.

Tiếp đó, 8 câu kế tiếp dành cho các học sinh có năng lực khá. Nếu ôn tập tốt, thí sinh có thể làm được 6 câu trở lên. Cuối cùng, đề thi có 8 câu dành cho học sinh giỏi, có tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh cao và kỹ năng làm bài tốt.

Thứ hai, về năng lực của thí sinh. Trong tổng số 569.905 thí sinh tham gia thi môn Lich sử, tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi là rất khó xác định. Thực tiễn giảng dạy cho thấy, phần lớn thí sinh chọn thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân) là năng lực yếu và trung bình, chỉ có khoảng hơn 10% thực sự khá giỏi.

Giáo dục - Giáo viên môn Lịch sử: Kết quả năm nay là một tín hiệu đáng mừng (Hình 2).

Thạc sĩ Nguyễn Kim Tường Vy, giáo viên môn Lịch sử, trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11, TP.HCM).

Như vậy, có phải nguyên nhân chủ yếu là từ chất lượng học sinh hay không?

Đa số học sinh yếu chọn thi tổ hợp này vì không có khả năng thi đậu với tổ hợp tự nhiên và do cách xét tốt nghiệp mới của bộ GD&ĐT, trong khi học bạ chỉ chiếm 30% còn điểm thi quyết định 70%. Thầy cô và nhà trường tư vấn, bản thân các học sinh và phụ huynh cũng tính toán rất kỹ để đạt kết quả tốt nghiệp.

Tổ hợp Khoa học xã hội sẽ dễ dàng thi đậu vì môn Địa lý đã có Atlat, thí sinh có thể tự cứu mình với 5 điểm trở lên. Ngoài ra, đề thi Giáo dục công dân với các tình huống thực tiễn đời sống cũng sẽ dễ dàng cứu vớt thí sinh. Còn riêng môn Lịch sử, chỉ cần tập trung cho phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 (chiếm khoảng 60% đề thi) thì các em có thể thoát điểm liệt.

Bằng kinh nghiệm của mình, cô cho rằng cách chọn lựa này đang ảnh hưởng đến thái độ học tập và kết quả ra sao?

Điều này là chắc chắn, mục tiêu thế nào thì thái độ học và ôn tập sẽ như thế ấy. Nếu có mục tiêu xét tuyển đại học, dù năng lực cao hay không, các thí sinh vẫn tập trung ôn luyện tốt.

Ngược lại, nếu chỉ cần tốt nghiệp, các em sẽ học với thái độ “chống liệt” để tập trung cho các môn thi đại học. Dạy ôn tập cho đối tượng học sinh này là nỗi khổ tâm của nhiều thầy cô. Dù giáo viên có giỏi và tận tâm đến mấy thì cũng “lực bất tòng tâm” trước toan tính của phụ huynh và học sinh.

Một học sinh có năng lực khá hoặc giỏi, nếu chọn Lịch sử là môn thi tốt nghiệp cũng chưa chắc đã chịu đầu tư thời gian, công sức để đạt điểm trên trung bình. Và không phải học sinh nào dưới trung bình cũng là học sinh yếu. Nhưng đã là học sinh trung bình và yếu mà không chịu ôn luyện thì chắc chắn bị điểm kém. Với các đối tượng này, dù đề thi có dễ toàn phần vẫn không thể đạt điểm trung bình.

Cảm ơn cô đã chia sẻ!

Thí sinh đánh giá mức độ khó của đề thi môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Thí sinh đánh giá mức độ khó của đề thi môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

Hé lộ thông tin nam sinh đạt 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý

Chủ nhật, 14/07/2019 | 20:31
Trong số 5 bài thi đạt điểm 10 tại tỉnh Quảng Bình, thí sinh Tạ Quang Thanh, học sinh trường THPT Lương Thế Vinh đã giành 2 điểm 10 môn Lịch sử và Địa lý.

Điểm thi THPT Quốc gia 2019: Mưa điểm 10, nhiều gấp 3 lần năm 2018

Chủ nhật, 14/07/2019 | 07:17
Theo thống kê từ bộ GD&ĐT, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, cả nước có 1270 điểm 10 ở 9 môn thi, nhiều gấp 3 lần năm 2019 (477 điểm 10). Môn thi đạt điểm 10 nhiều nhất là Giáo dục Công dân với 784 em được 10 điểm.

Đáp án môn Lịch sử thi THPT Quốc gia 2019 chính thức của Bộ GD&ĐT trọn bộ 24 mã đề

Thứ 2, 01/07/2019 | 15:19
Chiều nay 1/7, bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố đáp án môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2019 chính thức trọn bộ 24 mã đề.

Sĩ tử nhắm mắt chọn bừa đáp án Lịch sử THPT Quốc gia, giáo viên nói "không hề khó"

Thứ 5, 27/06/2019 | 12:08
Kết thúc buổi thi cuối cùng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019, đề thi môn Lịch sử được nhiều thí sinh đánh giá là khó, chỉ chọn đáp án dài nhất để "ăn may". Tuy nhiên, giáo viên nhận định, nội dung đề thi rất căn bản và đúng trọng tâm.

TP.HCM: Hơn 80% thí sinh dưới điểm trung bình trong môn Lịch sử

Thứ 2, 09/07/2018 | 14:30
Đại diện sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, vừa có số liệu thống kê điểm thi của thí sinh ở tất cả các môn thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019.
Cùng tác giả

Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi: Phân vùng đô thị Tp.HCM sẽ có 5 khu

Chủ nhật, 19/05/2024 | 22:03
Phân vùng đô thị của Tp.HCM trong sửa đổi quy hoạch lần này có 5 khu. Tại mỗi khu vực, phải hình thành khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng ít nhất 60% chức năng tại chỗ.

UBND Tp.HCM có 2 tân Phó Chủ tịch, 1 ủy viên

Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:22
Công tác nhân sự được HĐND Tp.HCM thực hiện tại kỳ họp thứ 15 với nhiều quyết định quan trọng đối với bộ máy UBND Tp.HCM.

HĐND Tp.HCM họp chuyên đề, xem xét quy hoạch và công tác nhân sự

Chủ nhật, 19/05/2024 | 10:35
Tại kỳ họp này, HĐND thành phố Hồ Chí Minh sẽ thảo luận và quyết định nhân sự của UBND thành phố theo yêu cầu quy định của pháp luật.

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Báo chí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:39
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Trung tâm Báo chí Tp.HCM đã trở thành cầu nối hữu hiệu giữa chính quyền Thành phố với báo chí và người dân.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,
Cùng chuyên mục

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.