Giáo viên Lịch sử lo lắng, buồn phiền là có cơ sở

Giáo viên Lịch sử lo lắng, buồn phiền là có cơ sở

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 29/04/2022 | 08:00
0
Đổi mới giáo dục là cần thiết, tuy nhiên phải phù hợp, đảm bảo những yêu cầu cốt lõi cho sự phát triển của học sinh.

Trước ý kiến xung quanh Lịch sử là môn học lựa chọn ở cấp THPT, ngày 23/4, Bộ GD&ĐT cho rằng, việc phân chia thời lượng môn học phù hợp xu hướng quốc tế, có căn cứ khoa học.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên, nhà nghiên cứu vẫn có nhiều lo ngại, băn khoăn trước việc môn Lịch sử sẽ đi về đâu khi vốn đây là môn học có mức điểm thấp trong các kỳ thi, học sinh cũng không mấy “mặn mà” và có ít cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Giáo viên lo lắng là có cơ sở

Trao đổi với Người Đưa tin, thầy Trần Trung Hiếu, THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) bày tỏ rằng nên cần thời gian để có những đánh giá chính xác nhất: “Trên các trang mạng xã hội phản ánh Bộ GD&ĐT bỏ môn Lịch sử là không đúng. Lịch sử vẫn còn tên môn, vẫn có chương trình và sách giáo khoa Lịch sử ở bậc THPT. Chỉ khác nhau là Lịch sử từ một môn học bắt buộc lâu nay, kể từ năm học 2022-2023 là một trong những môn học tự chọn của học sinh THPT”.

Trước đó, cuối năm 2017, Bộ GD&ĐT đã công bố Dự thảo, lấy ý kiến về Chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung, chương trình môn Sử nói riêng. Lịch sử cùng với nhiều môn khác trở thành môn học tự chọn.

Nhưng nhiều người không quan tâm, hoặc không biết. Bây giờ, chuẩn bị kết thúc năm học cũ và còn 5 tháng nữa sẽ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới bậc THPT từ lớp 10, dư luận mới dậy sóng.

Theo thầy Hiếu, trong nhiều ngày qua, rất nhiều giáo viên Lịch sử phổ thông đang lo lắng, buồn phiền, bức xúc về việc Lịch sử trở thành môn học tự chọn. Tâm trạng đó là có cơ sở.

Giáo dục - Giáo viên Lịch sử lo lắng, buồn phiền là có cơ sở

Lựa chọn môn học theo các khối khiến học sinh chỉ tập trung vào một số môn

Trước những lo lắng, băn khoăn về việc học sinh sẽ không lựa chọn môn Lịch sử, thầy Hiếu chia sẻ: “Khi một chủ trương, chính sách được ban hành mà có những bàn luận, tranh luận, phản biện cũng là chuyện bình thường.

Chuyện đúng hay sai của vấn đề này như thế nào với các môn tự chọn nói chung, môn Sử nói riêng, tôi cho rằng phải chờ thời gian. Nói chính xác là học sinh lớp 10 của năm học mới 2022-2023 mới là người trả lời thuyết phục nhất về sự chọn hay không chọn môn Lịch sử là môn học, môn thi”.

Dưới góc độ là giáo viên dạy môn Lịch sử, thầy Phan Đình Trình, giáo viên Lịch sử tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Quảng Trị) lo lắng trước những quyết định sắp tới: “Việc môn Lịch sử trở thành môn tự chọn đối với khối THPT đó là hành động xem nhẹ môn học.

Chương trình giáo dục mới, nội dung không còn theo kiểu đồng tâm như trước, vì vậy nhiều nội dung ở cấp THCS và Tiểu học học sinh không được học, nếu các em bỏ và không chọn môn Lịch sử sẽ là thiếu sót và có nguy hại đối với nhận thức lịch sử của các em”.

Ở đây, thầy Trình đánh giá rằng việc các em không nhận thức đầy đủ bản chất các vấn đề lịch sử, từ đó ảnh hưởng đến thái độ sống, lòng yêu nước. Không nhận thức được bài học sẽ dẫn đế những sai lầm trong hiện tại và tương lai.

“Hiện nay, phần lớn chúng ta chỉ nhìn nhận giá trị kinh tế trước mắt, không chú trọng những giá trị tinh thần, văn hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà tỉ lệ học sinh lựa chọn môn lịch e rằng không cao nhất là ở những thành phố lớn ”, thầy Trình bày tỏ.

Tuy nhiên, dưới góc độ là người truyền đạt kiến thức, thầy Trình cũng đánh giá Chương trình giá dục 2018 đã có nhiều thay đổi phù hợp khi học lịch sử theo các chủ đề, logic, với cách tiếp cận môn học kiểu mới.

Giáo dục - Giáo viên Lịch sử lo lắng, buồn phiền là có cơ sở (Hình 2).

Cần định hướng cho các em học sinh trong việc lựa chọn môn học

Lịch sử không chỉ là những con số

Cách tiếp cận hiện nay vẫn đang bị bó hẹp, trên thực tế, bộ môn này có tác động nhiều mặt, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực.

Chia sẻ dưới góc độ là người nghiên cứu văn hóa, lịch sử TS.Đinh Hồng Cường, Nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử Việt Nam bày tỏ: “Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, học sinh, sinh viên lựa chọn các nhóm ngành thiên về khoa học tự nhiên, công nghệ, quản trị kinh doanh... là xu hướng tất yếu của xã hội.

Tuy nhiên, không chỉ ở nước ta mà các nước trên thế giới đều ý thức sâu sắc tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử. Đây được coi là bộ môn nòng cốt, không phải tranh luận là chọn hay không chọn”.

Lịch sử là “quặng vàng” của dân tộc, nếu chúng ta biết cách khai thác có hiệu quả sẽ mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống hôm nay. Những bài học lịch sử, nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc sẽ giúp làm giàu vốn sống và là hành trang tri thức vững chãi cho các em sau này.

Theo chuyên gia, học sinh không có lỗi trong việc học hay loại bỏ bộ môn Lịch sử. Chính người làm giáo dục và người làm chính sách phải là những người định hướng, tạo sân chơi học thuật cho các em. Cần phải đánh giá đúng tầm mức của bộ môn Lịch sử.

“Lịch sử không chỉ là câu chuyện của chiến tranh, của những sự kiện, ngày tháng năm khô khan mà còn là âm nhạc, nghệ thuật, hội hoạ, tôn giáo, kinh tế, các hình thái xã hội,…Từ đó tạo thành bức tranh tổng thể.

Việc giảng dạy lịch sử không nên bó hẹp ở lớp học khô khan mà nên có những chuyến điền dã trải nghiệm tại các bảo tàng, điểm di tích lịch sử nổi tiếng, đóng vai các nhân vật lịch sử, diễn kịch để có thêm nhiều trải nghiệm, dễ dàng ghi nhớ những sự kiện’, ông Cường bày tỏ.

Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp trung học phổ thông, trong tình hình còn nhiều khó khăn về các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện khác, Bộ cho biết, sẽ chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục để có những biện pháp định hướng hỗ trợ học sinh chọn các tổ hợp môn học hợp lý, phù hợp với các điều kiện thực tiễn, phát huy hết được nhóm nhân lực nhà giáo dạy học môn Lịch sử.

 

Kiến thức Lịch sử có bị lãng quên nếu chỉ học đến lớp 9?

Thứ 2, 25/04/2022 | 07:00
Với việc môn Lịch sử trở thành tự chọn, khiến nhiều thầy cô lo ngại học sinh sẽ tiếp thu những nguồn kiến thức không chính thống.

Bộ GD&ĐT giải thích việc Lịch sử là môn tự chọn

Thứ 7, 23/04/2022 | 16:55
Trước việc nhiều chuyên gia lịch sử, thầy cô lo lắng việc học sinh được tự chọn môn Lịch sử ở cấp THPT, ngày 23/4 Bộ GD&ĐT đã phát đi thông cáo về vấn đề này.

Băn khoăn quanh chuyện để học sinh chọn môn Lịch sử ở lớp 10

Thứ 2, 18/04/2022 | 21:00
Nhiều chuyên gia, giáo viên lo ngại môn Lịch sử vốn đã không hấp dẫn với học sinh, việc đưa Lịch sử trở thành môn học tự chọn không khác nào “khai tử” môn học này.
Cùng tác giả

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Khắc phục rào cản tiếp cận bình đẳng giáo dục đối với trẻ khuyết tật

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:04
Thủ tướng đặc biệt lưu ý thời gian tới cần tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tăng 45.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT so với năm 2023

Thứ 6, 31/05/2024 | 16:03
Với số lượng thí sinh động, kỳ thi diễn ra nhiều ngày lãnh đạo ngành giáo dục đặc biệt lưu ý việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra.

Việt Nam đứng thứ 6 tại Olympic Tin học châu Á

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:30
Dựa trên kết quả này chúng ta sẽ lựa chọn 4 thí sinh tham dự Đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Tin học quốc tế tại Ai Cập từ ngày 1/9 đến ngày 8/9/2024.

Trường Đại học Giao thông vận tải có tân Chủ tịch Hội đồng trường

Thứ 6, 31/05/2024 | 11:48
Thông qua việc bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo ngành giáo dục kỳ vọng Trường Đại học Giao thông vận tải sẽ có nhiều thành tích nổi bật trong thời gian tới.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Kết luận vụ việc cháu bé mầm non nghi bị bạo hành

Thứ 7, 01/06/2024 | 16:26
UBND Tp.Hải Phòng vừa có văn bản kết luận vụ việc. Theo đó, cháu bé mầm non bị bạn khác đánh và cô giáo đẩy vào vai khi ăn.

Quảng Ninh: Gần 16.000 thí sinh dự kỳ thi vào lớp 10

Thứ 7, 01/06/2024 | 12:37
Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh bố trí hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại 34 hội đồng coi thi ở 12 địa phương với tổng số 675 phòng thi.

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Xem xét đình chỉ hoạt động Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:19
Quyết định có đình chỉ hoạt động của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam hay không sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM công bố sau ngày 15/6.

Hà Nội: Gần 15.500 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi lớp 10

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:55
Để chuẩn bị tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi.
     
Nổi bật trong ngày

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Quảng Ninh: Gần 16.000 thí sinh dự kỳ thi vào lớp 10

Thứ 7, 01/06/2024 | 12:37
Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh bố trí hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại 34 hội đồng coi thi ở 12 địa phương với tổng số 675 phòng thi.

Dự báo thời tiết ngày 2/6/2024: Miền Bắc sắp chuyển mưa dông

Chủ nhật, 02/06/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (2/6). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Áp thấp nhiệt đới “vần vũ” gây mưa to gió lớn nhiều nơi?

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:45
Mặc dù bão số 1 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền, tuy nhiên vẫn gây mưa dông cho nhiều khu vực.

Nhặt được túi xách khách bỏ quên, nam thanh niên tá hoả khi nhìn thấy thứ bên trong

Chủ nhật, 02/06/2024 | 11:12
Nhặt được túi xách, nam thanh niên mở ra thì tá hoả khi thấy rất nhiều tiền trong đó. Ngay lập tức, chàng trai đã giao cho công an để trả lại người đánh rơi.