Giải pháp chống đỡ có thể được Trung Quốc áp dụng sau đòn áp thuế bổ sung của Mỹ

Giải pháp chống đỡ có thể được Trung Quốc áp dụng sau đòn áp thuế bổ sung của Mỹ

Vũ Thu Hương
Thứ 7, 03/08/2019 | 11:00
0
Một trong các biện pháp Trung Quốc có thể dùng đến để chống đỡ đòn áp thuế bổ sung của Mỹ là tiếp tục tung kích thích cho kinh tế trong nước", chuyên gia Moe dự báo.

Theo Reuters, ngày 2/8, tân phái viên Trung Quốc tại Liên hợp quốc cảnh báo Bắc Kinh sẽ chiến đấu vì đòn đánh thuế "phi lý", "vô trách nhiệm" của Mỹ.

"Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng. Nếu Mỹ muốn đối thoại thì chúng tôi sẽ đối thoại, nếu họ muốn chiến đấu thì chúng tôi sẽ chiến đấu", Zhang Jun, phái viên Trung Quốc tại Liên hợp quốc ngày 2/8 nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/8 tuyên bố sẽ áp thuế 10% lên khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nữa nhập khẩu từ Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 1/9. Trước đó, Mỹ đã đánh thuế với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Ông Zhang Jun mô tả động thái đánh thuế của Tổng thống Mỹ Trump là "hành động phi lý, vô trách nhiệm". "Chúng tôi chắc chắn sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp đối phó cần thiết nào để bảo vệ quyền cơ bản của mình và chúng tôi cũng kêu gọi Mỹ quay lại đúng hướng trong việc tìm ra giải pháp phù hợp thông qua con đường đúng đắn", ông nói thêm.

Tài chính - Ngân hàng - Giải pháp chống đỡ có thể được Trung Quốc áp dụng sau đòn áp thuế bổ sung của Mỹ

Mỹ-Trung Quốc đang ngày càng lún sâu vào cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm qua, ảnh hưởng lớn đến niềm tin kinh doanh và đầu tư.

Ngày 2/8, Tổng thống Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa bổ sung của Trung Quốc từ ngày 1/9, bất chấp các cuộc đàm phán song phương đang diễn ra.

Theo Reuters, Tổng thống Mỹ đã thất vọng vì không thể thúc đẩy chương trình nghị sự thương mại trong các cuộc đàm phán ở Thượng Hải, và đã tập hợp các cố vấn hàng đầu của mình trong Phòng Bầu dục để thảo luận về cách giải quyết vấn đề này.

Theo CNBC, Timothy Moe - đồng giám đốc nghiên cứu vĩ mô khu vực châu Á tại Goldman Sachs cho rằng diễn biến áp thuế mới nhất này của Mỹ sẽ khiến Trung Quốc phải tăng hỗ trợ nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% năm nay. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ngày càng lún sâu vào cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm qua, ảnh hưởng lớn đến niềm tin kinh doanhđầu tư.

Nửa đầu năm nay, GDP Trung Quốc tăng 6,3%. "Chúng tôi cho rằng một trong các biện pháp nước này có thể dùng đến là tiếp tục tung kích thích cho kinh tế trong nước", chuyên gia Moe dự báo, "Môi trường bên ngoài đang yếu đi và rõ ràng chịu tác động ngày càng lớn từ chính căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Vì thế, để bù đắp ảnh hưởng quốc tế, đầu tư và tiêu dùng trong nước cần được hỗ trợ".

Bắc Kinh gần đây đã đưa ra hàng hoạt chính sách nới lỏng tiền tệ và giảm thuế để kích thích kinh tế. Chuyên gia Moe cho rằng sắp tới, nước này sẽ tập trung vào các chính sách tài khóa, hoặc nới các quy định về bất động sản.

Các nhà phân tích tại Citi thì cho rằng đòn thuế mới nhất của Mỹ sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 2,7% và tăng trưởng GDP mất 0,5%. Đó là còn chưa kể thiệt hại kinh tế từ các vòng đánh thuế trước.

Dù vậy, họ dự báo Bắc Kinh "sẽ áp dụng chính sách chờ đợi" hơn là "nhượng bộ" các yêu cầu của Washington. Điều này có nghĩa các chính sách tiền tệ sẽ theo hướng nới lỏng hơn. Còn chính sách tài khóa sẽ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Kích thích tiêu dùng tại nông thôn sẽ "đóng vai trò chủ động hơn" trong việc kéo tăng trưởng lên.

Mỹ và Trung Quốc kéo nhau vào tranh chấp thương mại khởi phát từ tháng 7/2018 khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế 25% với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để sữa chữa những gì mà ông mô tả là tập quán thương mại không công bằng. Kể từ đó, 2 bên nhiều lần áp thuế qua lại xen kẽ giữa các vòng đàm phán.

 

Ông Tập Cận Bình kêu gọi các nước châu Á đoàn kết giữa lúc "chiến tranh thương mại" với Mỹ

Thứ 4, 15/05/2019 | 20:44
"Nếu ai đó nghĩ rằng chủng tộc và nền văn minh của họ là vượt trội và khăng khăng đòi làm lại hoặc thay thế các nền văn minh khác, đó sẽ là một ý tưởng khờ dại và là hành động tai hại", ông Tập nhấn mạnh.

Lãnh đạo Trung-Mỹ lên kế hoạch ăn tối, hồi kết cho chiến tranh thương mại?

Thứ 6, 02/11/2018 | 21:02
Giới quan sát đang kỳ vọng về một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khi Tổng thống Trump đề nghị có bữa tối với ông Tập Cận Bình tại G20 sắp tới.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch HĐQT SHB chỉ mua được hơn 25,7 triệu cổ phiếu

Thứ 3, 21/05/2024 | 17:16
Trước đó, ông Đỗ Quang Vinh đã đăng ký mua vào 100,2 triệu cổ phiếu SHB trong thời gian từ ngày 19/4 -17/5, dự kiến nâng sở hữu lên 2,79% vốn.

Thị trường ngắt mạch tăng

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:40
Sau chuỗi ngày tăng điểm tích cực, kết phiên 21/5 VN-Index giảm 0,44 điểm xuống 1.277,14 điểm trước áp lực bán chốt lời của nhà đầu tư.

17 ngân hàng nối nhau tăng lãi suất tiết kiệm, có nhà băng điều chỉnh 3 lần từ đầu tháng

Thứ 3, 21/05/2024 | 13:06
Mặc dù chưa đến giữa tháng 5 nhưng thị trường ghi nhận đã có 17 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, đặc biệt, có nhà băng điều chỉnh lần thứ 3 kể từ đầu tháng.

ĐBQH Trịnh Xuân An: Đấu giá không giải quyết được giá vàng “nhảy múa”

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:32
Theo ông Trịnh Xuân An, việc đấu giá để hạ giá vàng không phải là giải pháp tốt. Hướng đi đúng là phải sửa lại Nghị định 24, phải xem xét việc độc quyền vàng SJC.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu thành công 7.900 lượng vàng

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:23
Đây đã là phiên đấu thầu thành công thứ 5 của Ngân hàng Nhà nước, cung ứng ra thị trường tổng 35.100 lượng vàng miếng SJC.
     
Nổi bật trong ngày

Khối ngoại xả bán ròng hơn 800 tỷ đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:48
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp với giá trị 819 tỷ đồng phiên 20/5, những mã bị đẩy "xả" nổi bật là VHM, VNM, MWG, VEA và VPB.

Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách Ấn Độ

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Theo trang livemint.com, tỉ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng

Lăng kính chứng khoán 21/5: Hạn chế tâm lý FOMO mua đuổi bằng mọi giá

Thứ 3, 21/05/2024 | 07:00
Nhà đầu tư nên thận trọng, hạn chế tâm lý FOMO mua đuổi bằng mọi giá khi VN-Index đang tiệm cận với vùng đỉnh cũ khi khả năng rung lắc sẽ gia tăng.

ĐBQH Trịnh Xuân An: Đấu giá không giải quyết được giá vàng “nhảy múa”

Thứ 3, 21/05/2024 | 12:32
Theo ông Trịnh Xuân An, việc đấu giá để hạ giá vàng không phải là giải pháp tốt. Hướng đi đúng là phải sửa lại Nghị định 24, phải xem xét việc độc quyền vàng SJC.

17 ngân hàng nối nhau tăng lãi suất tiết kiệm, có nhà băng điều chỉnh 3 lần từ đầu tháng

Thứ 3, 21/05/2024 | 13:06
Mặc dù chưa đến giữa tháng 5 nhưng thị trường ghi nhận đã có 17 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, đặc biệt, có nhà băng điều chỉnh lần thứ 3 kể từ đầu tháng.