Giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới, doanh nghiệp có nên “đu đỉnh”?

Giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới, doanh nghiệp có nên “đu đỉnh”?

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 2, 21/08/2023 | 14:38
0
Bộ Công Thương đã liên tục đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải làm sao vừa tận dụng được cơ hội xuất khẩu gạo, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2023 đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn, còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm 2023.

Sau 1 tháng kể từ thời điểm Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, hiện giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 628 USD/tấn, gạo Thái Lan cùng loại có giá 618 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Việt Nam là 618 USD/tấn, gạo cùng loại của Thái Lan có giá 561 USD/tấn. Hiện giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang ở mức cao nhất thế giới.

Thông tin giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới trước tiên là tin vui, bởi lẽ, từ trước đến nay, giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu tăng cao sẽ đẩy giá gạo trong nước cũng tăng. Do đó, các doanh nghiệp cần xem xét, tính toán như thế nào cho hợp lý.

Tích trữ là cần thiết nhưng cần vừa đủ

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, doanh nghiệp cần lưu ý về sự biến động về giá này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tăng và đứng ở mức rất cao nhưng sau đó sẽ giảm xuống và trở về mức cân bằng. Mức này thường thấp hơn mức đã lập đỉnh khá nhiều.

“Các doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng, nếu không tỉnh táo “đu đỉnh” sẽ dẫn đến “già néo đứt giây””, ông Thịnh nói.

Kinh tế vĩ mô - Giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới, doanh nghiệp có nên “đu đỉnh”?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc tích trữ là cần thiết nhưng cần vừa đủ.

Trong nhiều chỉ đạo liên quan đến vấn đề về thị trường gạo, mục tiêu Bộ Công Thương đưa xuyên suốt là làm sao vừa tận dụng cơ hội thị trường nhưng vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực. Ông Thịnh đánh giá đây là vấn đề đúng và trúng, bởi “an ninh lương thực là vấn đề sống còn của nền kinh tế”.

Do đó, không thể để chuỗi cung ứng bị đứt gãy, người dân thiếu lương thực hoặc phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Để có được an ninh lương thực thì điều đầu tiên chúng ta cần là phải có tích trữ phù hợp.

“Tuy nhiên, tích trữ là cần thiết nhưng cần vừa đủ. Cần tính toán cẩn trọng, nếu không, khi mùa vụ mới đến, thị trường gạo trở về trạng thái bình thường, gạo tồn trong kho không bán được giá cao sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cho ngành gạo”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận.

Cũng trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, trong 7 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,83 triệu tấn lúa gạo, trị giá hơn 2 tỷ USD. So với những năm trước, con số này tăng khoảng 15-20%, tăng về cả giá trị lẫn sản lượng xuất khẩu. Tiếp đến, lúa gạo tăng giá, người nông dân cũng vui mừng.

Không chỉ người dân mà doanh nghiệp cũng mừng bởi doanh thu, lợi nhuận từ xuất khẩu lúa gạo tăng cao. Song ông Phú cho rằng, cái mừng lớn nhất là tuy thị trường lúa gạo thế giới biến động lớn nhưng thị trường tiêu dùng nội địa vẫn được duy trì ổn định.

“Có thể thấy, đây là một tín hiệu tích cực góp phần thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn này”, ông Phú nhìn nhận.

Kinh tế vĩ mô - Giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới, doanh nghiệp có nên “đu đỉnh”? (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định có hiện tượng thu mua gom lúa gạo để đầu cơ, chờ giá trục lợi.

Niềm vui là có, song vị chuyên gia cho rằng, nỗi lo cũng cần được chú trong. Qua theo dõi thông tin, ông Phú đánh giá trên thị trường bắt đầu có hiện tượng thu mua gom lúa gạo để đầu cơ, chờ giá trục lợi. “Đây là hành vi lợi dụng thị trường để đẩy cao giá lúa gạo một cách vô lý”, ông nói.

Mặt hàng lúa gạo vốn chiếm phần lớn trong “rổ” tính giá CPI. Chính vì vậy, làm sao phải kiểm soát tốt, không để giá gạo tăng đột biến, gây ảnh hưởng, xáo trộn đời sống người dân. Gạo là mặt hàng thiết yếu, nếu bị tăng giá đột ngột sẽ làm nhiều mặt hàng khác tăng theo như bún, phở, các loại dịch vụ.

“Xưa nay, các loại hình dịch vụ vốn được cho là lên nhanh nhất nhưng gần như không bao giờ xuống. Với cái lo này, thì Chính phủ cho tới Bộ, ban, ngành cùng với doanh nghiệp, người dân phải tính tới và chung tay kiểm soát”, ông Phú nói.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã liên tục đưa ra khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải làm sao vừa tận dụng được cơ hội xuất khẩu gạo, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Mới đây nhất, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 07 với những giải pháp dài hơi, trong đó nhấn mạnh lại vấn đề này. Ông Phú đánh giá đây là biện pháp kịp thời của bộ quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu. Bởi nếu cứ chạy theo giá gạo tăng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

“Những biến động lớn nhất sẽ tác động đến những nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ. Điều quan trọng đối với chúng ta hiện nay là làm sao không để đứt, bám sát thị trường, làm ăn tử tế, trách nhiệm. Nói rõ hơn, là chúng ta đừng quá đặt lợi ích ngắn hạn mà phải tìm cách giữ được bạn hàng. Giả thiết đặt ra, nếu như Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo, đôi khi ta lại trượt chân trên chính sân nhà”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu quan điểm.

Chiến lược dài hơi cho xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương cho rằng, mặc dù sản lượng gạo đủ để bảo đảm an ninh lương thực nội địa và dư để xuất khẩu nhưng không vì vậy mà chủ quan.

Trên thực tế, thời gian qua, trước bối cảnh diễn biến khó lường của thị trường thương mại gạo toàn cầu, đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm góp phần tiêu thụ thóc, gạo; bảo đảm cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước; bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.

Kinh tế vĩ mô - Giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới, doanh nghiệp có nên “đu đỉnh”? (Hình 3).

Việt Nam còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm 2023.

Cơ quan này đã có văn bản đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo Sở Công Thương đôn đốc các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn có phương án về nguồn hàng thóc, gạo để bảo đảm cung ứng cho thị trường từ nay đến cuối năm.

Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn duy trì lượng thóc, gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết.

Để bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Song song với đó là phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai tác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta là thành viên để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam....

Đặc biệt là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức thương mại truyền thống và trực tuyến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống (như Philippines, Indonesia, khu vực châu Phi, Trung Quốc) và khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao mà ta đã thâm nhập được trong các năm vừa qua (như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…).

[E] Giá gạo tăng: Nửa mừng, nửa lo

Chủ nhật, 20/08/2023 | 08:00
Khi thị trường thế giới thay đổi cung – cầu, gạo của Việt Nam đang tăng giá xuất khẩu và tạo ra những biến động trong nước. Câu chuyện bình ổn thị trường trong lúc tranh thủ giao dịch quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức không nhỏ.

Vượt Thái Lan, giá gạo Việt Nam được giao dịch cao nhất thế giới

Thứ 7, 19/08/2023 | 20:00
Giá gạo Việt Nam hiện cao nhất thế giới, cao hơn đối thủ trực tiếp Thái Lan 16 USD/tấn đối với mặt hàng tiêu chuẩn gạo 5% tấm.

Cả nước có tổng cộng 210 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Thứ 7, 19/08/2023 | 14:50
Trong số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo hiện nay, Tp.HCM có số lượng lớn nhất với 47 thương nhân, tiếp đến là Cần Thơ 42 và Long An 25 thương nhân…

Xuất khẩu gạo tăng, Gạo Trung An kinh doanh ra sao?

Thứ 5, 17/08/2023 | 19:38
Trước bối cảnh thị trường gạo nhiều rộng mở, Gạo Trung An kinh doanh không mấy khả quan với một phần lý do đến từ chi phí lãi vay tăng cao.

Giá gạo tăng từng ngày, Bộ Công Thương có động thái mới

Thứ 3, 15/08/2023 | 14:15
Chỉ thị mới của bộ Công Thương nhằm giúp công tác điều hành xuất khẩu gạo đảm bảo mục tiêu tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Cùng tác giả

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Thủ tướng: Khuyến khích các dự án lớn của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.
Cùng chuyên mục

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ..