Gia đình có hành động sai lầm sau khi cụ bà bị chó nhà cắn

Hoàng Thị Bích
Thứ 2, 26/02/2024 | 10:13
0
Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhập viện trong tình trạng sốt cao, rét run, nghiến răng. Vết thương bị chó cắn vẫn sưng, tấy, phù nề tại chỗ.

Ngày 25/2, thông tin với Người Đưa Tin, BS. Lê Văn Thiệu - Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, rét run, nghiến răng. Vết thương bị chó cắn vẫn sưng, tấy, phù nề tại chỗ.

Bệnh nhân N.T.N (72 tuổi, Hưng Yên) bị chó nhà cắn vào cẳng chân phải 2-3 cm ngày mùng 4 Tết, được biết con chó này đã cắn rất nhiều người. Gia đình thấy vậy liền đập chết ngay con chó.

Sau khi cụ bà bị chó cắn gây tổn thương sâu, cụ bà được gia đình sát khuẩn, xử lý vết thương, sau đó đưa đi tiêm phòng dại ngay. Thế nhưng, 10 ngày sau vết thương vẫn không lành, còn tình trạng viêm tấy, nhiễm trùng, sốt, gia đình liền đưa bà N. đến bệnh viện.

“Tình trạng bệnh nhân sốt, rét run theo chẩn đoán ban đầu đã không còn là nhiễm trùng tại chỗ, mà có thể đã lan rộng hơn. Gây nên tình trạng nhiễm trùng ngược vào máu, gây ra nhiễm khuẩn huyết.

Hiện tại, bệnh nhân chưa phát hiện mắc bệnh dại, bệnh nhân đang được xử lý sốt, cùng với đó là theo dõi viêm mô bào tại chỗ”, BS. Thiệu cho biết.

Sức khỏe - Gia đình có hành động sai lầm sau khi cụ bà bị chó nhà cắn

BS.Thiệu thông tin về ca bệnh bị chó nhà cắn vào cẳng chân phải 2-3 cm ngày mùng 4 Tết.

Bác sĩ lý giải, khi bị chó cắn, ngoài theo dõi bệnh dại, chúng ta còn cần phải theo dõi nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn xuất phát từ răng chó, khiến bệnh nhân viêm nhiễm nhiều loại vi khuẩn tại vị trí bị cắn.

BS.Thiệu nhấn mạnh, tuy đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện bệnh nhân mắc bệnh dại. Tuy nhiên việc theo dõi tình trạng nhiễm virus dại của bệnh nhân gặp khó khăn, do gia đình đã đập chết chó ngay sau đó khiến công tác theo dõi tình trạng bệnh có chút cản trở.

Theo bác sĩ, một con chó mắc bệnh dại cắn người, thời gian phát bệnh cho đến khi chết sẽ dao động từ 1 đến 7 ngày.

“Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo gia đình có người thân bị chó cắn, không nên có hành động nóng vội như trên. Gia đình cần theo dõi tình hình sức khoẻ con chó cắn người đó, để tiện cho quá trình điều trị và theo dõi tình hình bệnh của người thân”, BS Thiệu nhấn mạnh.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên là động vật có vú như chó, mèo, chồn, cầy, dơi, cáo... Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu (chiếm 97%), sau đó là mèo (khoảng 3%)...

Không phải 100% người bị súc vật cắn đều bị dại. Nguy cơ nhiễm dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm con vật có bị dại hay không, lượng virus trong nước bọt của con vật nhiều hay ít, vết thương nông hay sâu, có vệ sinh sát khuẩn vị trí tổn thương kịp thời ngay sau khi bị chó cắn hay không… Tiêm vắc-xin phòng dại ngay sau bị súc vật cắn vẫn là biện pháp phòng tránh và bảo vệ hiệu quả nhất.

Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thông tin trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán đã tiếp nhận gần 90 trường hợp bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn hoặc cào.

Điển hình như bé trai 7 tuổi (ở Bắc Giang), đi chúc Tết nhà bà ngoại bị chó (chưa được tiêm phòng dại) bất ngờ lao ra cắn tới tấp vào vùng lưng, bụng, đùi, đến mức lộ ruột ra ngoài và thủng ruột. Khi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trẻ được cấp cứu, phẫu thuật cắt bỏ một đoạn ruột, sau đó được tiêm huyết thanh và vắc xin phòng dại kịp thời.

Sức khỏe - Gia đình có hành động sai lầm sau khi cụ bà bị chó nhà cắn (Hình 2).

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt và đầu do bị chó cắn.

Một trường hợp khác là bé gái 6 tuổi (ở Mỹ Đức, Hà Nội) cũng bị chó nhà nuôi (chưa tiêm phòng bệnh dại) cắn, day vào đầu, mặt khiến lộ vùng xương sọ hai bên đỉnh đầu. Sau khi được sơ cấp cứu tại Bệnh viện Vân Đình, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi, điều trị và tiêm huyết thanh, vắc xin phòng bệnh dại.

Khi bị chó, mèo hoặc động vật hoang dại cắn hoặc gây tổn thương mọi người cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn dự phòng. Cần tuân thủ các biện pháp dự phòng để có hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt những vết cắn vào các vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ cần phải hết sức lưu ý.

Dự phòng dại bằng huyết thanh và vắc-xin là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng của người bệnh bị phơi nhiễm.

Việc tự ý điều trị bằng thuốc nam, hoặc đi lấy nọc, đắp lá cây,…chưa được chứng minh có hiệu quả phòng bệnh, ngược lại có thể gây nguy hiểm, tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng hơn hoặc gây ra các tình trạng nhiễm trùng cơ hội.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, huyết thanh kháng dại được tiêm càng sớm càng tốt vào ngày đầu sau khi bị cắn. Trường hợp không thể tiêm vào ngày đầu sau khi bị cắn thì tiêm trong vòng 7 ngày sau mũi vắc-xin đầu tiên. Tiêm vắc-xin phòng dại sớm với số liều tùy thuộc miễn dịch với dại đã có trước đó, tình trạng vết cắn và tình trạng con vật theo dõi được.

Bộ Y tế đề xuất chi trả cho người khám chữa bệnh BHYT trái tuyến

Thứ 7, 24/02/2024 | 14:48
Người dân khám chữa bệnh trái tuyến cấp cơ bản (bệnh viện tỉnh hạng 2 và hạng 1 - không được phân loại tuyến cuối), Bộ Y tế đề xuất hai phương án.

Phẫu thuật bằng robot hiện đại cho 4 bệnh nhân ung thư 

Thứ 6, 23/02/2024 | 11:35
Ê- kíp đã thực hiện phẫu thuật thành công bằng robot hiện đại cho 4 bệnh nhân ung thư dạ dày và ung thư trực tràng, ung thư gan và ung thư thực quản.

Thông tin mới nhất về vụ mổ nhầm bệnh nhân tại tỉnh Lâm Đồng

Thứ 5, 22/02/2024 | 16:30
Bệnh nhân có tiền sử bệnh sỏi thận, bị mổ nhầm sau khi làm các thủ tục nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, do nhầm lẫn kết quả X-Quang.
Cùng tác giả

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%
Cùng chuyên mục

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:47
UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động, tập trung thực hiện các giải pháp phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Hiểu rõ về hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc-xin Covid

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:57
Hiệu quả của vắc-xin Covid-19 đã được chứng minh trong phòng chống đại dịch, giảm thiểu tử vong và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.
     
Nổi bật trong ngày

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: 529 người phải nhập viện điều trị

Thứ 7, 04/05/2024 | 15:30
Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh, hiện không ghi nhận thêm ca mới, tổng cộng đã có 529 người nhập viện điều trị.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.

Thủ tướng có công điện liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thứ 7, 04/05/2024 | 09:02
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Tp.Long Khánh.

Đừng đổ nước vo gạo đi, bỏ túi mẹo hay này đến hàng xóm còn tấm tắc khen

Thứ 7, 04/05/2024 | 19:30
Thay vì đổ bỏ đi một cách lãng phí, hãy bỏ túi mẹo hay sau bạn sẽ bất ngờ trước những hiệu quả mà nước vo gạo mang lại nếu biết tận dụng đúng cách.

Kỳ lạ thành phố suốt 600 năm không mưa, nhà ở không cần lợp mái

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:30
Người dân ở thành phố này hầu như không cần dùng tới ô, áo mưa. Thậm chí nhiều người còn chưa từng nhìn thấy mưa trong suốt cuộc đời mình.