Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

Tăng trưởng xanh hiện nay là một trong những vấn đề không chỉ ngành ngân hàng mà tất cả các lĩnh vực, ngành kinh tế bắt đầu quan tâm đến vì nhu cầu của xã hội bắt đầu thay đổi, hướng tới môi trường thân thiện, sản phẩm xanh sạch, đảm bảo an toàn đời sống.

Tại Việt Nam, tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, tạo nguồn lực giúp các doanh nghiệp đầu tư dự án, chương trình, cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp xanh bền vững.

Tuy nhiên, việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức như: hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu hụt về nguồn vốn cho vay. Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trò chuyện với TS.Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) về vấn đề này.

TS. Nguyễn Quốc Hùng:
Thời gian qua, ngành mgân hàng luôn tích cực và nỗ lực hướng đến các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đến 31/12/2023, đã có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỉ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (gần 30%).

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

Hiện nay các TCTD cũng đã bắt đầu quan tâm, hướng tới đầu tư những sản phẩm thân thiện với môi trường, đầu tư những lĩnh vực đảm bảo an toàn như năng lượng, điện gió, điện mặt trời, công nghệ cao, sản phẩm chất lượng sạch, công trình xanh và đào tạo nghiệp vụ, nghiên cứu nắm bắt những kinh nghiệm quốc tế để phân loại khách hàng, có những chính sách để đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về tín dụng phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải các bon, hướng tới tăng trưởng xanh như: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Quyết định số 1604 ngày 7/8/2018 ban hành Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam… Mới đây nhất là Thông tư số 17 ngày 23/12/2022 hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Có thể thấy rằng, hành lang pháp lý tại Việt Nam đang dần hoàn thiện, tạo điều kiện cho tín dụng xanh, ngân hàng xanh phát triển.

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

TS. Nguyễn Quốc Hùng:
Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tăng trưởng kinh tế xanh vẫn còn thiếu. Như việc chưa ban hành danh mục phân loại xanh quốc gia, thống kê kinh tế xanh, chính sách khuyến khích, phát triển đối với từng ngành, lĩnh vực kinh tế xanh cụ thể... khiến hệ thống ngân hàng chưa có đầy đủ dữ liệu, thông tin để phục vụ công tác điều hành tín dụng phục vụ tăng trưởng xanh.

Thứ hai, nguồn vốn huy động của các TCTD phần lớn là vốn ngắn hạn trong khi việc đầu tư vào các ngành, lĩnh vực xanh chủ yếu cần nguồn vốn trung và dài hạn, thời gian hoàn vốn lâu.

Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hướng tới mục đích bảo vệ môi trường, đơn cử như lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay. Nguồn lực tài chính cho tín dụng xanh của các TCTD phần lớn vẫn dựa vào các chương trình, dự án có nguồn tài trợ quốc tế.

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

Mặt khác, các dự án xanh được xem là lĩnh vực được ưu tiên cho vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế lãi suất cho vay đối với các dự án xanh về cơ bản vẫn chưa có sự khác biệt với các khoản vay thương mại khác của ngân hàng. Trong khi doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị để hướng tới sản phẩm xanh, bảo vệ môi trường hơn thì cần những nguồn vốn rẻ. Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi thì doanh nghiệp mới mặn mà.

Thứ ba, nhận thức và năng lực của các TCTD trong phát triển các sản phẩm tín dụng xanh mới ở bước đầu và còn hạn chế. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp phát hành trái phiếu chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản trong thẩm định, đánh giá và quản lí rủi ro môi trường cũng như báo cáo thông tin trong hoạt động cấp tín dụng, phát hành trái phiếu theo thông lệ quốc tế.

Cuối cùng là ý thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về vấn đề tiêu thụ, sản xuất những sản phẩm sạch. Phần lớn người tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay đang không lường trước được yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường xã hội, đến sức khoẻ. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần nâng cao yêu cầu đối với các sản phẩm xanh, tạo áp lực để doanh nghiệp phải thay đổi, đáp ứng các tiêu chí về môi trường của khách hàng.

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

TS. Nguyễn Quốc Hùng:
Năm 2023 cho thấy sự chuyển biến rõ rệt của các TCTD trong định hướng hoạt động tín dụng xanh, các TCTD đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để phát triển và triển khai cho vay chương trình tín dụng xanh.

Điển hình như WB, AFD, EIB cung cấp nguồn vốn ủy thác cho vay dự án xanh thông qua BIDV với tổng giá trị đạt hơn 490 triệu USD. Dự án chuyển hóa cacbon thấp sang lĩnh vực tiết kiệm năng lượng được các ngân hàng như: BIDV, ANZ triển khai với nguồn vốn do Chính phủ Đan Mạch tài trợ theo Chương trình hỗ trợ đầu tư xanh (GIF).

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

Sản phẩm cho vay dự án phát triển năng lượng tái tạo tại các ngân hàng: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB, HDBank từ nguồn vốn WB. Sản phẩm cho vay công trình xanh từ nguồn vốn của IFC tại VPBank; sản phẩm cho vay lại để triển khai các dự án năng lượng tái tạo từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) thông qua Vietcombank...

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng hiện nay cũng không dễ dàng nhận được nguồn vốn ưu đãi. Bởi các tổ chức quốc tế khi cho vay cũng đặt ra những điều kiện và đối tượng nhất định. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh tiếp cận nguồn vốn quốc tế xanh thông qua các bộ, ban, ngành đầu mối hoặc tiếp cận trực tiếp các định chế tài chính, tổ chức phi chính phủ, huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng. Về lâu dài, các TCTD cần có sự phối hợp với doanh nghiệp để tiếp cận được nguồn vốn xanh tại thị trường trái phiếu xanh.

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

TS. Nguyễn Quốc Hùng:
Dư địa phát triển tín dụng xanh còn rất lớn. NHNN đã định hướng và chỉ đạo các TCTD tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực này. Mặt khác, các ngân hàng cũng từng từng bước chuẩn bị nguồn lực để cho vay đối với các doanh nghiệp, dự án xanh.

Tuy nhiên để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh tôi cho rằng các bộ ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường năng lực cho các TCTD để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; hỗ trợ các TCTD triển khai chính sách quản trị rủi ro về môi trường và xã hội, huy động nguồn vốn từ nước ngoài với lãi suất hợp lý và ổn định.

Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho khách hàng, người dân về tăng trưởng xanh, chuyển đổi sản xuất xanh.

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

Đối với các TCTD, cần xác định hoạt động tín dụng xanh là xu thế, trên cơ sở đó định hướng phát triển xanh, xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh của TCTD; đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về thẩm định rủi ro môi trường, xã hội, nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ xanh để đáp ứng các yêu cầu về cấp tín dụng xanh.

Đối với các doanh nghiệp, cần phối hợp cung cấp đầy đủ các thông tin về môi trường liên quan đến dự án xanh để được TCTD thẩm định cho vay thực hiện dự án, kiểm soát chất lượng khoản vay. Đồng thời có trách nhiệm ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện.

TS. Nguyễn Quốc Hùng:
Hiệp hội Ngân hàng với vai trò góp phần đào tạo, tăng cường năng lực tổ TCTD thời gian qua đã không ngừng kết nối các tổ chức quốc tế, mời các chuyên gia đến tập huấn cho nhân sự ngành ngân hàng kiến thức về thẩm định, đánh giá rủi dự án có rủi ro môi trường, xã hội.

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

Đồng thời, Hiệp hội còn có vai trò là cầu nối, không chỉ kết nối giữa các TCTD với nhau mà còn kết nối các TCTD với cơ quan quản lý.

Cụ thể, Hiệp hội Ngân hàng đã kết nối các tổ chức quốc tế có nhu cầu cho vay ưu đãi tín dụng xanh với các TCTD trong nước. Đồng thời, tham gia đóng góp ý kiến cho các cơ quan, ban ngành về cơ chế chính sách. Là đại diện nếu lên ý kiến, khó khăn, vướng mắc thực tiễn từ các TCTD trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý.

Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi Tín dụng xanh phải là tín dụng ưu đãi

NGUOIDUATIN.VN | Thứ 7, 04/05/2024 | 08:10